“Kim quỹ yếu lược” là một bộ phận của “Thương hàn tạp bệnh luận”. Do Trương Cơ (Trọng Cảnh) cuối đời Đông Hán viết. Trong bài viết này xin giới thiệu tới các bạn cuốn Kim quỹ yếu lược pdf bản giáo trình biên dịch.
Xem thêm:
Thông tin sách Kim quỹ yếu lược pdf
Tên sách | Kim quỹ yếu lược |
Tác giả | Không rõ |
NXB | Không rõ |
Định dạng | |
Giá bán | MIỄN PHÍ (Dowload cuối trang) |
Đặc điểm dùng thuốc của Kim Quỹ
Nói về đặc điểm dùng thuốc của Kim Quỹ thì nó coi trọng công năng chủ trị của 1 vị thuốc (đơn vị dược vật) và cũng chú trọng tới tác dụng hiệp đồng của thuốc sau khi phối ngũ đồng thời đối với việc gia giảm biến hóa thuốc cũng như bào chế thuốc, cách sắc thuốc… đều luận thuật một cách tỉ mỉ, có hiệu quả. Sơ lược tổng hợp như sau:
1. Coi trọng cách sử dụng vị thuốc lẻ như dùng khổ sâm sát trùng trừ thấp nhiệt để chữa bệnh Hồ hoặc âm bộ lở loét, dùng thường sơn, thục tất chữa sốt rồi rét, dùng bách bộ chữa Bách hợp bệnh, dùng nhân trần, đại hoàng để lợi tiểu thoái hoàng, dùng hoàng liên tả hỏa giải độc chữa tẩm dâm sang; dùng kê thỉ (phân gà) bạch tán chữa chuyển cân nhập phúc… đều có ý nghĩa chuyên bệnh dùng thuốc chuyên biệt điều trị.
2. Chú trọng tới tác dụng hiệp điều xảy ra sau khi phối ngũ thuốc. Ví dụ vị quế chi phối ngũ ứng dụng trong nhiều phương thuốc khác nhau có thể sẽ phát huy hiệu năng của nó từ nhiều mặt như: Quế chi thang, Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang thường dùng quế chi để điều hòa dinh vệ; Chỉ thực giới bạch quế chi thang, Chích cam thảo thang dùng quế chi để tuyên thông dương khí; Ngũ linh tán, Linh quế truật cam thang dùng quế chi để ôn hóa thủy ẩm; Quế chi gia quế thang, Quế linh ngũ vị cam thảo thang dùng quế hạ khí giáng nghịch; Tiểu kiến trung thang, Hoàng kỳ kiến trung thang dùng quế để kiện vận trung khí; Ô đầu quế chi thang dùng quế để tán hàn chỉ thống; Quế chi phục linh hoàn, Ôn kinh thang dùng để tán kết hành ứ.
Hay như phụ tử nếu phối với can khương có thể gia tăng sức hồi dương cứu nghịch; phối với bạch truật có thể thu được hiệu quả ôn tán hàn thấp, phối với ý dĩ nhân có thể hoãn cấp chỉ thống; phối với ô đầu có thể tuấn trục âm tà; phối với cánh mễ có thể ôn trung trừ hàn, giáng nghịch chỉ thống, phối với đại hoàng có thể ôn dương thông tiện, công hạ hàn tích; phối với hoàng thổ, bạch truật… có thể ôn tỳ nhiếp huyết, dùng chữa hạ huyết.
Hay như ứng dụng phối ngũ của ma hoàng: ma hoàng dùng chung với bạch truật có thể cùng hành biểu lý chi thấp; ma hoàng, hạnh nhân, ý dĩ dùng chung có thể giải biểu trừ thấp, phong thấp đồng trị; ma hoàng và thạch cao có thể phát việt thủy khí chữa phong thủy hoặc suyễn háo; ma hoàng và hậu phác có thể tán ẩm giáng nghịch dùng chữa ho mà mạch phù; ma hoàng
và xạ can có thể tuyên phế hóa đàm chữa ho mà khí thượng nghịch, trong họng đàm khò khè như tiếng gà nước (đàm minh như thủy kê thanh); ma hoàng và ô đầu có thể phát tán hàn thấp, ôn kinh chỉ thống dùng chữa hàn thấp lịch tiết, khớp không co duỗi được. Qua những ví dụ trên có thể thấy trên cơ sở công năng vốn có của dược vật, khi đã qua phối ngũ thích đáng có thể gia tăng hiệu quả điều trị, khuếch đại phạm vi sử dụng, những điều này được liệt kê rất nhiều trong Kim Quỹ.
3. Chú trọng gia giảm biến hóa thuốc trong phương tễ. Cách thức lập phương dùng thuốc gia giảm biến hóa linh hoạt tự nhiên đã thể hiện nguyên tắc dùng thuốc dựa vào pháp lập phương, dựa chứng dùng thuốc. Ví dụ chữa bệnh Hung tý, nếu chỉ giải hung thống thì dùng Qua lâu giới bạch bạch tửu thang, nếu do thủy ẩm thượng nghịch mà xuất hiện triệu chứng không nằm được thì gia bán hạ để giáng thủy ẩm mà thành Qua lâu giới bạch bán hạ thang. Nếu có thêm hung mãn, hiếp hạ nghịch thương tâm thì gia chỉ thực hậu phác, quế chi để giáng khí hung trung hiếp hạ mà thành Chỉ thực giới bạch quế chi thang. Ví dụ khác như thiên Bệnh đàm ẩm ghi chép dùng Tiểu thanh long thang chữa chi ẩm, khái thấu suyễn xuất hiện biến chứng thì sẽ
đổi dùng Quế linh ngũ vị cam thảo thang, sau đó gia giảm tùy chứng đều thuộc phương pháp tùy chứng gia giảm thuốc… bởi vậy Đường Dung Xuyên nói: “Trọng Cảnh dụng dược chi pháp, toàn bằng (dựa vào) hu chứng, thêm nhất chứng tắc thêm nhất dược, dịch (đổi) nhất chứng diệc dịch nhất dược”, điều này hoàn toàn phù hợp tình hình thực tế. Ngoài ra Kim Quĩ đối việc gia giảm phân lượng thuốc cũng có nghiên cứu kỹ, ví dụ Quế chi gia quế thang là gia lượng quế chi; Tiểu kiến trung thang tăng gấp đôi lượng thược dược, Thông mạch tứ nghịch thang gia tăng lượng can khương, Hậu phác tam vật thang trọng dùng hậu phác… đã thể hiện rằng tên của phương tễ cũng hàm chứa biện chứng luận trị trong đó.
4. Chú trọng việc bào chế thuốc, phương pháp sắc thuốc, ví dụ cách dùng phụ tử để hồi dương cứu nghịch thì dùng sống nhưng phải phối với can khương, nếu dùng để chỉ thống thì đa số là bào và không cần phối ngũ can khương, do đó phụ tử trong Kim Quĩ đa số là bào dùng. Ví dụ khác nếu sán thống xuất hiện từng cơn hoặc khớp đau không co duỗi được thì dùng ô đầu vì tác dụng chỉ thống của ô đầu mạnh hơn phụ tử nhưng lại phải dùng chung với bạch mật sẽ hoãn giải bớt độc tính của ô đầu và kéo dài hiệu quả thuốc, hay dùng Cam thảo khương thang chữa hư hàn phế nuy thì can khương phải bào, tân thông mà kiêm khổ giáng, làm mẫu mực cho hậu thể sáng tạo “ôn thượng chế hạ pháp” ngày nay. Hay ví dụ khác Nhân trần hao thang có cách sắc đặc biệt tức là sắc nhân trần trước sau đó mới cho đại hoàng, chi tử vào, bởi khi cho sau đại hoàng chi tử thì (nhân trần) có thể tuấn công kỳ nhiệt, nhân trần sắc lâu có thể giảm nhẹ cái nhiệt trung chi thấp. Những phương pháp bào chế phương tễ này đều là những tổng kết kinh nghiệm của tiền nhân đồng thời cũng thông qua kinh nghiệm thực tiễn của bản thân để chứng tỏ sự hữu hiệu của nó.
Trong lời nói đầu của cuốn Thương Hàn Luận có nói: Tuyển dụng “Tố Vấn”, “Cửu quyển”, “Bát thập nhất nạn” vi “Thương hàn tạp luận” hợp thập lục quyển, có thể thấy Thương hàn và tạp bệnh vốn là một cuốn sách. Nhưng thương hàn chủ yếu là dùng lục kinh bệnh cơ tiến hành phân loại, còn tạp bệnh chủ yếu là lấy bệnh cơ tạng phủ kinh lạc chỉ đạo biện chứng.
Do thương hàn là cảm tà mà mắc bệnh do đó biến hóa tương đối nhiều; tạp bệnh đa số do nội thương, bản tạng tự bệnh do đó diễn biến tương đối ít.
Chính vì lẽ đó nên trị thương hàn dùng khứ tà là chính, khử tà tức là có thể an chính; trị nội thương thì phò chính là chủ yếu, phò chính tức là khử tà. Tuy vậy nếu nói về bệnh cơ tạng phủ kinh lạc thì thương hàn và tạp bệnh cũng có chỗ chung. Ví dụ bệnh tại dương minh (vị) đa số thuộc thực chứng nhiệt chứng; bệnh tại thái âm (tỳ) đa số thuộc hư chứng, hàn chứng. Ví dụ những thiên trong Kim Quỹ như thiên Phúc mãn hàn sán túc thực bệnh, thiên Bệnh hoàng đản, thiên Ẩu thổ huyết hạ lợi bệnh… luận thuật về bệnh cơ chứng hầu so với thương hàn, thiên dương minh bệnh, thiên Thái âm bệnh, có rất nhiều chỗ chung phương pháp điều trị và phương dược cũng hỗ tương sử dụng. Trần Tu Viên đã từng nói: Kim quỹ yếu lược là cuốn sách Trọng Cảnh chữa tạp bệnh, so với Thương hàn như là tương biểu lý, do đó người học tất phải đọc trước Thương hàn sau đó đọc sách này (Kim Quỹ) mới có thể lĩnh hội được. Điều này nói lên mối quan hệ giữa Thương hàn và Kim Quỹ là vô cùng khăng khít, nên nghiên cứu cả hai mới có thể đạt hiệu quả gấp bội.