Phương tễ học là phương pháp nghiên cứu các bài thuốc đã và đang được dùng có hiệu quả, để dựa theo đó, có thể gia giảm cho phù hợp với chứng trạng tương đối thích hợp với chủ trị của bài thuốc đó. Trong bài viết này xin giới thiệu tới các bạn cuốn Phương tễ học pdf của thày Hoàng Duy Tân.
- Xem thêm: Ôn bệnh học pdf [giáo trình biên dịch]
Thông tin sách Phương tễ học pdf
Tên sách | Phương tễ học |
Tác giả | Hoàng Duy Tân / Hoàng Anh Tuấn |
NXB | Thuận Hóa |
Định dạng | |
Giá bán | MIỄN PHÍ (Dowload cuối trang) |
Lời nói đầu Phương tễ học
Chữ “phương” theo gốc từ chữ Hán, có nghĩa là chuẩn mực, mẫu mực…. để từ đó có thể mô phỏng theo mà áp dụng. Phương tễ học là phương pháp nghiên cứu các bài thuốc đã và đang được dùng có hiệu quả, để dựa theo đó, có thể gia giảm cho phù hợp với chứng trạng tương đối thích hợp với chủ trị của bài thuốc đó.
Nghiên cứu về Phương tễ học chúng ta:
– Thừa hưởng được rất nhiều bài thuốc kinh nghiệm quý báu và hiệu nghiệm của các thầy thuốc đi trước (tính đến nay đã hơn 100.000 bài thuốc – Trung y phương tễ đại từ điển), có thể dùng để điều trị được rất nhiều loại bệnh.
– Học hỏi được cách lý luận (qua sự giải thích các bài thuốc) và ứng dụng (qua các tác dụng chủ trị) các bài thuốc trong điều trị.
– Tuy nhiên cái hay nhât là chúng ta học được cách ‘động não’ để lập phương. Người xưa thường nói “Dụng dược như dụng binh”, qua từng bài thuốc, tuy chỉ có khoảng hơn 200 vị thuốc thường dùng nhưng các danh y, các thầy thuốc đi trước đã khéo léo xếp đặt, gia
giảm… để các vị thuốc trở thành ‘phương thang’ riêng biệt cho từng trường hợp bệnh, và hiệu quả là bệnh khỏi.
Mỗi bài thuốc được hình thành là cả một quá trình nghiên cứu (về y lý, dược lý), biện chứng (động não để tìm ra vị thuốc thích hợp) và trải qua những kinh nghiệm điều trị thực tiễn lâm sàng, vì vậy, tìm hiểu về ‘Phương tễ học’ là một điều rất hấp dẫn.
Có những bài thuốc được lập phương cách đây hàng nghìn năm về trước, nhưng đến bây giờ, khi ứng dụng (nếu dúng bệnh chứng) vẫn có hiệu quả. Và Trung Quốc đã có những công trình nghiên cứu áp dụng những bài thuốc ‘cổ phương’ để điều trị những bệnh chứng hiện nay (có thể là ngày xưa chưa có loại bệnh này hoặc’ gọi dưới một tôn khác), và nếu cùng những bệnh chứng hoặc cùng cách biện chứng, trên lâm sàng vẫn có nhiều kết quả rất tốt.
Những nội dung này được ghi lại trong những sách mang tên ‘Cổ phương kim dụng’ đáng cho chúng ta nghiên cứu và học hỏi trong thời đại này.
Bài thuốc trị bệnh có rất nhiều, tuy nhiên, trong mỗi nhóm thuốc, chúng tôi chỉ chọn lọc giới thiệu một số bài thuốc đã được các sách giáo khoa chuyên về Thương tễ học’ thống nhất giới thiệu.
Những bài thuốc này, chúng tôi để trong khung kèm cả phần trình bày bằng chữ Hán (nguyên bài thuốc). Còn các bài thuốc khác được in tên bài thuốc dưới dạng chữ nghiêng thí dụ: ‘TUYÊN ĐỘC PHÁT BIỂU THANG’ là những bài để tham khảo thêm.
Những bài chọn lọc, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết những gì liên quan đến bài thuốc đó: Dược vị, cách chế biến, cách uống thuốc, tác dụng chủ trị, ý nghĩa của bài thuốc, các ứng dụng lâm sàng, và sau cùng thêm các lời bình luận, nhận xét (nếu có) về các bài thuốc này. Mong rằng, qua những bài thuốc tiêu biểu này, chúng ta có thế nắm bắt được cách biện chứng, dược lý của các vị thuốc để từ đó có thể tiếp cận, sử dụng các bài thuô”c một cách hiệu quả hơn trên lâm sàng.
Có những bài thuốc ít vị (1-2 vị) nhưng cũng những bài trên mười mấy hai mươi vị, nếu nhớ được hết các vị thuốc trong bài cả lồ một điều khó, vì vậy, người xưa đã nghĩ ra cách đặt thành bài thơ, bài ca… để dễ ghi nhớ. Cho đến nay, vẫn còn nhiều sách giáo khoa theo phương pháp này. Tuy nhiên, có thể mỗi người sẽ có cách thức khác nhau trong việc ghi nhớ (có thể bằng thơ, ca, vè…) cách nào cũng được, miễn là khi cần, chúng ta có thể kê dược toa thuốc đó một cách đầy đủ. Qua tham khảo nhiều loại sách, chúng tôi thây bản tóm tắt để nhớ các vị thuốc trong bài ở sách ‘Y phương ca quát’ được nhiều sách giáo khoa trích dẫn nhất, vì vậy, sau mỗi bài tiêu biểu, chúng tôi cũng sẽ trích dẫn những bài ca này để giúp người đọc dễ nhớ hơn nội dung của bài thuốc đó. Việc chuyển tải sang tiếng Việt chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là về âm vận, vì vậy, sẽ có nhiều chỗ phải ép vần không được hay cho lắm. Hy vọng trong tương lai sẽ sưu tầm thêm nhiều bài ca hơn nữa…
Tiếng Hán, hiện nay (lược phổ biến rộng rãi, vì vậy, chúng tôi cũng sẽ ghi tên bài thuốc bằng tiếng Hán để tiện tra cứu.Ngoài ra hiện nay, rất nhiều sách nước ngoài cũng đã dịch ‘Phương học’ thành tiếng bản ngữ, vì vậy, chúng tôi cũng dùng phiên âm quốc tế (tiếng Quan thoại) để dễ tiếp cận với các sách nước ngoài.
Trong quá trình tham khảo những sách về Thương tễ học’, chúng tôi nhận thấy quyển ‘Phương tễ học’ của Bắc Kinh xuất bản năm 2004, có hình thức trình bày rất khoa học: ngắn gọn nhưng súc tích, cho nên chúng tôi dựa vào quyển sách này và trình bày lại dưới dạng đồ hình cho dễ nhớ. Chúng tôi cũng giữ nguyên phần trình bày bằng tiếng Hán, chỉ cố chuyển sang Việt ngữ cho dễ đọc, dễ tiếp thu.
Quyển sách này được soạn trong tinh thần thừa kế, phát huy những nét độc đáo của nền YHCT, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về ‘Phương tễ học’.
Chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp nhỏ bé này sẽ làm phong phú hơn cho nền YHCT của chúng ta.
Biên Hoà đầu tháng 11 năm 2008
Hoàng Duy Tân / Hoàng Anh Tuấn