Sách sưu tầm những phương thuốc còn được lưu lại tới ngày nay của Thần Y Hoa Đà. Dưới đây là link tải cuốn sách Những phương thuốc bí truyền của thần y Hoa Đà pdf
Thông tin sách Những phương thuốc bí truyền của thần y Hoa Đà pdf
Tên sách | Những phương thuốc bí truyền của thần y Hoa Đà pdf |
Tác giả | Tương Quân biên dịch |
NXB | Tổng hợp Đồng Nai |
Định dạng | |
Giá bán | MIỄN PHÍ (Dowload cuối trang) |
Các chứng Thương Hàn và thuốc chữa
Trích: Những phương thuốc bí truyền của thần y Hoa Đà
Chứng thương hàn có rất nhiều loại, đại để ta có thể kể tới những loại thương hàn như sau :
Trong thời gian từ sau tiết Sương giáng tới trước tiết Xuân phân, gặp lạnh bị cảm thì gọi là Chính thương hàn. Bị cảm trong các mùa xuân, mùa hạ thì gọi là Tử thời thương hàn. Loại này gồm nhiều tạp chứng khác nhau, phải phân biệt từ đầu thì việc trị liệu mới hiện quâ.
Đại loại, thương hàn cũng gần như thương thử, tức cảm nắng. Nhưng thương hàn thì thân nóng mà sợ lạnh, còn thương thử thì thân nóng mà sợ nóng. Nếu mạch đập màu mà sợ lạnh là thương hàn, còn mạch đập chậm mà sợ gió thì gọi là thương phong. Mạch thịnh mà thân nóng là nhiệt bệnh, tức bệnh sốt nóng, mạch hư mà thân nóng là thương thử. Thương thử thì mạch căng mà chậm, đó là vì nhiệt thương khí tán mà thành ra mạch hư vậy. Bệnh chứng thì thấy thân nóng, nhức đầu, miệng khô khát nước, đổ mồ hôi, mệt mỏi, hơi thở yếu, thậm chí mê man bất tỉnh, chân tay giật, hoặc nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau, xuất huyết, hoặc xuất ban, v.v… như vậy là đi đường thì trúng nhiệt, mà ở trong nhà thì thương thử. Lại thấy bụng trướng lên, đầu nhức, phát sốt, khó tiêu. Nhưng chỉ có nhức đầu, sợ lạnh, thân nóng, chân tay rã rời, mới là thương hàn.
Tuy nhiên, gặp những chứng trên, chết vì bệnh thì ít mà chết vì thuốc thì nhiều. Bởi vì nếu không gặp được lương y lương dược mà dùng thuốc không trúng bệnh, tức là chết vì thuốc vậy.
Nếu xem triệu chứng đúng là thương hàn thì trước hết người bệnh phải được nằm nơi yên tĩnh, kín gió, không được ăn cơm cháo gì, chỉ nên uống nước Gừng, rượu nóng hoặc trà nóng. Sau bảy ngày nghỉ ngơi giữ gìn, bệnh cũng có thể thuyên giảm. Cho nên cổ nhân nói, thương hàn không thuốc cũng khỏi, chính là vì vậy.
Nếu không giữ gìn, để sinh biến chứng thì nguy, lúc đó nếu không có lương y, hoặc dùng lầm thuốc thì khó tránh được tử vong. Vì vậy, không thể không cẩn thận được.