“Thương hàn luận” là một bộ phận của “Thương hàn tạp bệnh luận”. Do Trương Cơ (Trọng Cảnh) cuối đời Đông Hán viết. Trong bài viết này xin giới thiệu tới các bạn cuốn Thương Hàn Luận pdf bản giáo trình biên dịch.
Xem thêm:
Thông tin sách Thương Hàn Luận pdf
Tên sách | Thương Hàn Luận |
Tác giả | Không rõ |
NXB | Không rõ |
Định dạng | |
Giá bán | MIỄN PHÍ (Dowload cuối trang) |
Bối cảnh ra đời Thương Hàn Luận
“Thương hàn luận” là một bộ phận của “Thương hàn tạp bệnh luận”. Ra đời khoảng năm 200-205 sau CN. “Thương hàn tạp bệnh luận” do Trương Cơ (Trọng Cảnh) cuối đời Đông Hán viết. Trương Trọng Cảnh là người Kinh Châu, Nam Dương quận (nay là tỉnh Hà Nam thành phố Nam Dương). Dựa vào lời dẫn “Danh y lục” của cuốn “Thương hàn luận” do Lâm Ức hiệu chính có nói: Trương Trọng Cảnh “Cử hiếu liêm, quan chi trường sa thái thú, bắt đầu học nghề y của Trương Bá Tổ”. Lúc đó nội chiến liên miễn, dân sinh khốn khổ, nhưng tại khu vực Kinh Châu từ năm Sơ bình nguyện (190) do Lưu Biểu nhậm chức Kinh Châu thích sử trong 20 năm thì cuộc sống nơi đó phát triển bình thường. Lưu Biểu là con người coi trọng văn giáo “xây trường, học hỏi nho thuật”. Không khí học hỏi tại đó rất sôi nổi và đó cũng là điều kiện để ra đời cuốn sách.
Đông hán những năm cuối, dịch bệnh lưu hành, người chết la liệt, xuất hiện hiện tượng “Bạch cốt lộ vu dã, thiên lý vô kê minh” (xương trắng đồng nội, ngàn dặm không tiếng gà gáy) (Tào Tháo “Hao lý hành” thi). Căn cứ vào ghi chép của “Hậu Hán thư” từ Hán Linh đế Kiến Ninh năm thứ 4 (171) đến năm sơ bình nguyên (190) giữa thời gian đó bộc phát 5 lần đại dịch. Trương Trọng Cảnh trong “Thương hàn tạp bệnh luận”có ghi: thời gian không tới 10 năm gia tộc ông ta mất 2/3 nhân số trong đó chết do thương hàn bệnh khoảng 7/10 người. Mà những người thầy thuốc lúc đó rất bảo thủ không chịu thay đổi lối nghĩ và không chịu nghiên cứu về bệnh thương hàn. Do đó Trương Trọng Cảnh lập chí nghiên cứu y thuật “Cần cầu cổ huấn, bác thái chúng phương” (cần cù học hỏi những lời huấn thị cổ, thu thập những phương thuốc trong dân gian). Đồng thời đích thân theo đuổi thực tiễn y học, phê phán thói mê tín dị đoan, đả phá “cá thừa gia kỹ, thủy chung thuận cựu” (thừa hưởng gia truyền trước sau phải theo lề lối cũ) là tư tưởng bảo thủ, ông phản đối tác phong khinh xuất trong nghề nghiệp “tương đối tư thuận, tiện sử (sử dụng) thang dược” (mới ngồi đối diện chốc lát hỏi sơ sơ bèn lấy viết ghi toa). Dùng tinh thần sáng tạo và thái độ cầu thực, cuối cùng ông đã hoàn thành tác phẩm cực lớn vượt thời gian về lâm chứng là “Thương hàn tạp bệnh luận”.
Nền y dược học Trung Hoa ở thời kỳ Tần Hán đã đạt được mức phát triển toàn diện, trong vấn đề tư tưởng chỉ đạo, dự phòng y học, cơ sở lý luận, lâm chứng học (tức là lâm sàng học), dược vật học, châm cứu xoa bóp… đều có những bước phát triển lớn lao. Cuốn “Hán thư nghệ văn chỉ” ghi chép: Y kinh (viết sách y) có 7 nhà, 216 cuốn. Kinh phương (phương dược) 11 nhà, 274 cuốn. Nghiên cứu từ tên sách (thiên danh) thì “Thương hàn tạp bệnh luận” và “Hán thư” giữa chúng có mối liên quan mật thiết. Năm 1972 khai quật Vũ uy Hán giản (vẫn vật thời kỳ đầu đông Hán) tuy chỉ có 92 tấm (giáp cốt) nhưng đã ghi chép dược vật hơn 90 loại như: sài hồ, đương quy, long cốt, miết trùng, từ thạch… và các loại phương tễ thang, hoàn, tán, cao… có thể thấy nhà Hán về phương diện phương dược học đã có những thành tựu tương đối cao. Đây cũng là những điều kiện khách quan sản sinh ra “Thương hàn tạp bệnh luận”.
“Thương hàn tạp bệnh luận” không chỉ là một tác phẩm y dược lớn mà trong sách còn bao hàm rất nhiều những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Tần Hán. Chủ yếu kế thừa tư tưởng biện chứng chất phác và chủ nghĩa duy vật của “Hoàng đế nội kinh”, thể hiện cụ thể như: quan điểm duy vật của thuyết “Khí nhất nguyên luận”; quan điểm biện chứng “âm dương hai khi đối lập bình hằng”; tạm âm tam dương lục kinh biện chứng… đây là sự thể hiện cụ thể của quan điểm duy vật biện chứng. “Hán thư – Nghệ văn chi – Phương kỹ lược” phân chia thành y kinh, kinh phương, phòng trung (cách dưỡng sinh trong quan hệ tình dục), thần tiên tử gia, “Thương hàn tạp bệnh luận” của Trương Trọng Cảnh đối với y kinh và kinh phương đa số là kế thừa chứ không bị ảnh hưởng của phòng trung và thần tiên tử gia. Qua đó có thể nhận thấy cuốn sách có tư tưởng tiến bộ của duy vật chủ nghĩa.
Ngoài ra phong cách văn chương “Thương hàn tạp bệnh luận” không chỉ có tương tự “Hoàng đế nội kinh” mà so với văn chương của các học giả khác thời Hán thì câu cú, văn phong, văn cách cũng có nhiều chỗ giống nhau. Tóm lại “Thương hàn tạp bệnh luận” từ khi xuất hiện thì khu vực Kinh Châu bối cảnh xã hội ổn định và trình độ phát triển y dược… đều nói lên cuối giai đoạn đông Hán tác phẩm này xuất hiện là sự phát triển tất yếu.