Cuốn sách cần thiết cho những ai nghiên cứu mạch học Đông y. Dưới đây là link tải cuốn sách Tần hồ mạch học pdf.
Thông tin sách Tần hồ mạch học pdf
Tên sách | Tần hồ mạch học |
Tác giả | Lý Thời Trân Người dịch: L/y Trần Văn Quảng |
NXB | Mũi Cà Mau |
Định dạng | |
Giá bán | MIỄN PHÍ (Dowload cuối trang) |
Lời nói đầu sách Tần hồ mạch học
Phương pháp chẩn đoán quan trọng của người thầy thuốc y học cổ truyền trên lâm sàng là Tứ chẩn : Vọng, Văn, Vấn, Thiết
Sách Nạn kinh nói : “Vọng nhi tri chi vị chi thần. Văn nhi tri chế vị chi thánh. Vấn nhi tri chi vị chi công. Thiết nhi tri chi vị chi xảo”. Nghĩa là :
1. Vọng chẩn : Trông thần sắc, hình thái, lưỡi, vân tay, móng tay… của người bệnh mà đoán biết được bệnh tình của người đó ra sao thì gọi là bậc thần.
2. Văn chẩn : Nghe tiếng nói, hơi thở… của người bệnh mà biết được bệnh tình nặng nhẹ, yếu khỏe thì gọi là bậc thánh.
3. Vấn chẩn : Hỏi triệu chứng, thời gian, nguyên nhân mắc bệnh, quá trình điều trị… để có phương pháp điều trị thích hợp thì đó là thầy giỏi, thầy hay.
4. Thiết chẩn : Xem mạch mà đoán biết được bệnh tình thì đó là tinh xảo. Thiết chẩn được xếp hàng thứ tư sau vọng, văn, vấn, nhưng rất quan trọng. Vì Thiết chân là sự tổng hợp, sự thể nghiệm của ba phép chẩn đoán nói trên và chúng gắn quyện với nhau như hình với bóng.
Sách viết về mạch bằng chữ Hán trước kia không ít, nhưng sách mạch được dịch ra để in riêng thành một quyền thì chẳng có là bao, chỉ thấy “Tứ chẩn” là một phần trong các quyền sách thuốc đã được dịch ra chữ Việt. Cho nên trong chừng mực nào đó không phải không có người chưa thực sự coi Thiết chân là quan trọng mà nặng vì nghe kể bệnh rồi kê đơn bốc thuốc. Mặt khác, có người cho rằng mạch học rất trừu tượng khó nhận biết đầy đủ, mặc dù tay ta vẫn sờ thấy mạch đập ở hai cổ tay và một số mạch khác trên cơ thể người. Quả thật, không ai dám bao rằng mạch học là dễ. Chỉ khi nào người thầy thuốc nắm chắc được lý luận mạch học, kết hợp với chân đoán trên lâm sàng, thường xuyên đúc kết kinh nghiệm cho mình thì mới yên tâm trong điều trị.
Để góp một phần rất nhỏ bé vào việc thừa kế chân đoán bệnh tật bằng phương pháp y học cổ truyền, chúng tôi mạnh dạn dịch toàn văn cuốn “Tần Hồ Mạch Học” của Lý Thời Trân đời nhà Minh, do Phòng giáo dục và Nghiên cứu lý luận cơ sở Trung y hệ Trung y của Học viện Trung y Bắc Kinh biên soạn và xuất bản năm 1973. Đồng thời viết lại toàn bộ chữ Hán của các bài văn xuôi, văn vần bốn chữ một câu (Tứ ngôn quyết) và bay chữ một câu (Thất ngôn quyết). Mục đích cung cấp tư liệu cho các vị lương y, thầy thuốc y học cổ truyền hay người nào muốn học và tham khảo chữ Hán về y học cổ truyền mà hiện nay còn đang gặp khó khăn về tìm thầy và mở lớp. Thiết nghĩ đây cũng là một công đôi việc (nhất cử lưỡng đắc).
Chúng tôi xin trình bày quá trình viết chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa cuốn sách này như sau :
1. Chúng tôi coi đây là một cuốn sách song ngữ Hán Việt nói về mạch học của y học cổ truyền. Chữ Hán được viết theo dạng chữ Khai – Chân, rõ ràng từng chữ, kèm theo phiên âm.
2. Phần chữ Hán của sách cũng như phần phụ lục có chừng 5.700 chữ, viết bằng bút lông, trong đó có 192 chữ Hán được chọn ra ở các bài trong sách này để viết theo hai thế chữ đủ nét (phồn thể) và bớt nét (gian thế, giản tự) để các bạn so sánh, hoặc khỏi bị ngỡ ngàng khi học chữ đủ nét lại gặp chữ bớt nét.
3. Phần dịch nghĩa, các bài văn vần viết rất cô đọng, súc tích, nên có chỗ dịch còn gò ép hoặc chưa lột tả hết ý chính của bài. Nhưng chúng tôi lại dịch toàn văn lời giai của sách đối với từng bài văn vần để các bạn tham khảo nghiên cứu được thuận lợi.
4. Trong phần phụ lục, chúng tôi xin phép trích một đoạn của phần Thiết chân trong sách “Trung y học khái luận” ban chữ Việt, do bệnh viện Đông y Thanh Hóa tái bản năm 1975 (Trang 189-190). Tóm lại, phần phụ lục chỉ cung cấp thêm một số ít tư liệu để các bạn tham khảo.
Do hiểu biết về Hán văn còn non kém, nên chữ Hán viết theo dạng chữ Chân – Khai còn non tay, chữ học trò. Phần phiên âm, dịch nghĩa, nhất là dịch những câu “Tứ ngôn quyết” và “Thất ngôn quyết” như trên đã nói, cũng như sưu tập tư liệu trong phần phụ lục, chắc chắn chúng tôi không tránh khỏi sai sót. Vậy kính mong các vị lương y lão hoành và các bạn đồng nghiệp chỉ báo để chúng tôi rút kinh nghiệm và sửa chữa cho cuốn sách “Tần Hồ Mạch Học” này được hoàn hảo hơn.
Ở đây, xin cho phép chúng tôi được nói lên lời cảm ơn chân thành đối với lương y Vũ Xuân Quang nguyên Trưởng ban Chuyên môn Hội YHCT Việt Nam, luôn quan tâm động viên, khích lệ chúng tôi khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành cuốn sách này.
Năm 1996, cuốn sách song ngữ Hán – Việt “Y học tam tự kinh” của Trần Tu Viện đời nhà Thanh, do chúng tôi chép lại bằng chữ Hán và dịch nghĩa, đã được xuất bản, là sự động viên lớn lao đối với chúng tôi. Lần này, chúng tôi hy vọng cuốn “Tần Hồ Mạch học” cũng sẽ là một đóng góp rất nhỏ bé vào việc thừa kế, phát huy, phát triển nền y học cổ truyền của đất nước.
Lương y TRẦN VĂN QUẢNG Tại số nhà 40 trên gác Phố Bát Đàn – Hà Nội. Ngày viết : 01-8-1995 (Mồng 6 tháng 7 Ất Hợi) Ngày viết xong 10-2-1997 (Mồng 4 Tết Đinh Sửu)