Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Kinh Cừ 经渠 [Ứng dụng phối hợp]

by Lê Quý Ngưu

Vị trí Huyệt Kinh Cừ – “Kinh” là đường đi, thông lộ, “Cừ” là nước kênh ngòi. Huyệt là nơi khí huyết của phế trôi chảy rót vào vì vậy gọi là Kinh Cừ.

1. Đại cương

Tên Huyệt:

– “Kinh” là đường đi, là thông lộ. “Sở hành vi kinh”. – “Cừ” là nước kênh, ngòi. Huyệt là nơi khí huyết của Phế kinh trôi chảy rót vào trong đường kinh này nên gọi là Kinh cừ. .

Tên Khác: Kinh Cự.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 8 của kinh thủ thái âm Phế.

+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.

+ Huyệt quan trọng để phát hãn.

2. Vị trí huyệt Kinh Cừ

Xưa: Chỗ hõm ở thốn khẩu.

Nay: Trên lằn chỉ cổ tay 1 thốn, ở mặt trong đầu dưới xương quay.

Huyệt kinh cừ
Vị trí Huyệt Kinh Cừ

Giải Phẫu:

Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh tạo nên bởi gân cơ ngửa dài và mặt trong đầu dưới xương quay (ở ngoài), gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung nông (ở trong), gân cơ gấp riêng ngón tay cái và cơ sấp vuông (ở đáy rãnh).

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.

Phối Huyệt:

  1. Phối Khâu Khư (Đ.40) trị ngực và lưng đau, đau vai họng khò khè (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Hành Gian (C.2) trị ho, cổ ngứa (Thiên Kim Phương).(+Phục Lưu trị ho ra máu).
  3. Phối Ngư Tế (P.10) + Thông Lý (Tm.5) trị 4. Phối Địa Trữ, Hợp Cốc, Phế Du trị ho do ngoại cảm.
  4. Phối Đại Đô trị bệnh nhiệt mồ hôi không
  5. Phối Ngư Tế, Hợp Cốc, Phế Du trị
  6. Phối Đại Chùy, Khúc Trì trị ho do ngoại cảm.

Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên 0, 3 – 0, 5 thốn – Không cứu

Ghi Chú:

(Tránh châm sâu vào xương và động mạch.)

(“ Không cứu vì có thể ảnh hưởng đến thần minh” (Giáp Ất Kinh).

(Không nên nặn ra máu bằng kim tam lăng). 

4. Tham khảo

  1. <<Giáp ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Trong ngực phình phình, nặng thì hai tay ôm nhau mà rối loạn, chứng Đản phát nhanh và dữ tợn làm suyễn nghịch, nên châm Kinh cừ và Thiên phủ; gọi là Đại du”.
  2. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị của Kinh cử là nóng lạnh trong sốt rét, đau tức lưng ngực, ngực đầy phình phình, đau tắc họng, nóng hai lòng bàn tay, họ xúc, thương hàn, nhiệt bệnh mổ hôi không ra, tý chứng phát dữ khó thở, đau tim nôn mửa”.
  3. <<Bách chứng phú>> ghi rằng: “Nhiệt bệnh mồ hôi không ra, dùng Đại đô kết hợp với Kinh cừ” (Nhiệt bệnh hãn bất xuất, Đại đô cánh tiếp vu Kinh cừ).
  1. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi huyệt Kinh cừ là “Kinh huyệt” của Thủ Thái-âm kinh.
  2. Sách “Giáp ất” ghi rằng: “Huyệt này cấm cứu, cứu vào làm tổn thương tới thần minh”. Trên lâm sàng chúng ta không nên cứu.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ