Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Cơ bản châm cứu Đổng thị – phần 2: Thủ pháp châm cứu Đổng thị

by Dieu Quang

Châm cứu Đổng thị rất đơn giản và tiện lợi, chỉ cần sử dụng các phương pháp “châm thẳng”, “châm xiên”, “châm nông”, “châm sâu”, “châm dưới da” và “lưu kim” đều có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Không sử dụng các kỹ thuật “búng”, “lắc”, “vặn”, … và các kỹ thuật khác, có thể làm giảm đau cho bệnh nhân và giảm khả năng ngất xỉu, và cũng không cần phải tuân theo các nguyên tắc về “bổ” “tả”.

Bài viết được dịch từ cuốn A-Study-on-Tung-s-Acupuncture-yong

Tiếp theo của phần 1: Đổng thị kỳ huyệt thủ dụng

Xem tiếp phần 3: Đổng thị kỳ huyệt với học thuyết đông y

B1 Thủ pháp châm cứu Đổng thị

Đổng sư đã tạo ra một bộ phương pháp châm cứu đặc biệt khác bình bổ bình tả ── châm cứu động khí, châm cứu đảo mã, Khiên dẫn châm pháp, Bất định huyệt châm pháp, và Chích máu

– Châm cứu Động khí

Phương pháp châm cứu động khí là sau khi châm kim bảo bệnh nhân vận động tại vùng đau, xem có cải thiện gì không rồi quyết định tiếp tục lưu kim hay thay kim. 

Thầy Đổng cho rằng cơ thể con người có sức đề kháng tự nhiên và điểm cân bằng tương đối, nên thầy thường dùng “giao kinh cự thích” để lưu dẫn các huyệt ở xa và dùng phương pháp châm cứu động khí, hiệu quả rất đáng kinh ngạc. Đặc biệt đối với các bệnh đau nhức thường giảm đau tức thì, như đau dây thần kinh  sinh ba thầy Đổng châm hai huyệt Trắc Tam Lý, Trắc Hạ Tam Lý bên lành, và bảo bệnh nhân nghiến răng hoặc cử động hàm có thể giảm đau tức thì; đau dây thần kinh tọa, châm cứu bên lành hai huyệt Linh Cốt và Đại Bạch, vừa làm cho người bệnh cử động eo lưng, có thể giảm đau tức thì. Kỳ huyệt có hữu dụng nhưng không thể không kể đến tác dụng của động khí. Phương pháp châm động khí không chỉ giới hạn ở các kỳ huyệt và phù hợp với cả các huyệt trên mười bốn kinh, không chỉ thích hợp để giảm đau mà còn có tác dụng đối với nội khoa.

Huyệt Kỳ môn - châm cứu Đổng thị

Huyệt Kỳ môn – châm cứu Đổng thị

Thao tác châm cứu động khí

  1. Đầu tiên hãy quyết định châm huyệt nào.
  2. Sau khi châm cảm thấy tức, tê, và các cảm giác khác sau khi châm kim, đó là hiện tượng đắc khí, sau đó một mặt vừa xoay kim, một mặt bảo bệnh nhân vận động bộ phận bị tổn thương.

Cơn đau có thể giảm ngay tức thì tức là huyệt và khí ở vùng bị tổn thương đã tương dẫn với nhau. Lúc này có thể ngừng xoay kim, có thể lưu kim hoặc rút kim theo tình hình. Nếu diễn biến bệnh lâu, có thể lưu kim một thời gian, giữa thời gian lưu cần phải xoay kim nhiều lần hành khí (10 phút/ lần), có thể bảo người bệnh lại cử động bộ phận bị tổn thương để dẫn khí.

Nếu bệnh ở ngực và bụng mà không cử động được thì có thể xoa bóp hoặc hít thở sâu để kim và khi vùng bị bệnh tương dẫn, đẩy tà khí ra ngoài. Ví dụ, để điều trị tức ngực và đau ngực, có thể châm Nội Quan, sau đó bệnh nhân hít thở sâu sẽ thấy dễ chịu ngay lập tức.

Một số vận động hay ứng dụng

(a) Tự thân vận động: bảo bệnh nhân tự thân vận động các khớp. (a1) vận động các khớp như khớp cổ, lưng, khớp tứ chi. Châm kim sau khi đắc khí vừa về kim vừa bảo bệnh nhân hoạt động bộ phận bị bệnh, thích hợp dùng cho các bệnh lý ở cổ, thắt lưng, tứ chi, ví dụ như sái cổ lấy huyệt Hậu Thủy của bên không bị bệnh, sau khi châm kim bảo bệnh nhân hoạt động vùng cổ từ phạm vi hoạt động nhỏ dần dần đến phạm vi hoạt động lớn. (a2) Nghiến răng và động hàm. Phương pháp này thích hợp đối với các bệnh nhân mà đau dây thần kinh tam thoa và đau răng. Châm kim sau khi đắc khí vừa vê kim vừa bảo bệnh nhân hoạt động khớp hàm dưới như nghiến những răng bị đau, hoặc động hàm. (a3) Ho, hít thở sâu. Phương pháp này thích hợp đối với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, bong gân vùng thắt lưng, bầm tím vùng ngực sườn, bệnh lý dạ dày, nấc cụt, châm kim sau khi đắc khí vừa về kim vừa bảo bệnh nhân dùng lực họ mạnh, sau đó hít thở sâu. (a4) Nghỉ ngơi, ngủ. Phương pháp này phù hợp với các bệnh nhân đau đầu, mất ngủ, Châm kim sau đắc khí vừa về kim vừa bảo bệnh nhân nhắm mắt nghỉ ngơi hoặc ngủ (đây là hoạt động đặc biệt).

(b) Xoa bóp: Châm kim sau khi đắc khí, bác sĩ xoa bóp các vị trí bị bệnh của bệnh nhân, thích hợp dùng cho các bệnh lý như đau vai gáy, các khớp vận động khó khăn, tổn thương dây chằng bên khớp gối.

(c) Điện châm, TDP, trung tần mạch xung trị liệu: Châm kim sau khi đắc khí lưu kim đồng thời ở bộ phận bị bệnh của bệnh nhân dùng các phương pháp điện châm, TDP, trung tân mạch xung trị liệu, thích hợp điều trị hội chứng chân bồn chồn, tổn thương dây chằng bên khớp gối, đau nhức các khớp.

Những phương pháp kể trên, căn cứ vào tình hình bệnh nhân mà phối hợp sử dụng, ví dụ như kiểu hình độc mạch chống thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thì lấy huyệt Thủy Câu, Hậu Thủy, sau khi đắc khí vừa về kim vừa bảo bệnh nhân trước tiên dùng lực họ mạnh, rồi hít thở sâu sau đó hoạt động thắt lưng về mọi hướng.

Phương pháp châm cứu khí rất đơn giản và thực tế. Nhưng phải có thể cử động tự do hoặc dễ dàng xoa bóp phần bị đau, do đó cần phải châm kim tại các huyệt đạo xa. Theo kinh nghiệm cá nhân thì chỉ những huyệt cụ thể như nguyên, lạc, du, mộ mới có thể sử dụng linh hoạt, ứng dụng rộng rãi.

– Châm cứu đảo mã

Phương pháp châm cứu đảo mã là phương pháp châm cứu đặc biệt do thầy Đổng sáng tạo ra, là phương pháp châm cứu đặc biệt sử dụng song song hai hoặc ba kim cùng nhóm huyết, hay cùng một đường kinh, để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Kỳ huyệt và mười bốn đường kinh đều có thể sử dụng phương pháp châm cứu này, mỗi huyệt cần phải châm đắc khí. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp châm cứu động khí, hiệu quả rất rõ rệt.

Thao tác châm cứu đảo mã

  1. Đầu tiên châm cứu tại một huyệt nhất định (chẳng hạn như Nội Quan).
  2. Sau đó châm một huyệt khác, ở trên cùng một kinh, gần huyệt đã châm, (như ở đây là Giản sử hoặc Đại Lăng ), sao cho hình thành nên cái gọi là đảo mã.
  3. Trên cơ sở châm đảo mã có thể dùng phối hợp thêm phương pháp bổ tả hoặc vận khí để tăng cường hiệu quả.

Phương pháp châm cứu trong đó hai kim liền kề được đặt song song cùng một lúc sẽ có tác dụng lớn hơn và đáng tin cậy hơn. Lý do là hiệu quả tăng cường của sự tương trợ và hợp tác giữ các kim.

Chẳng hạn, sự kết hợp giữa Nội Đình, Hãm Cốc có tác dụng rất lớn đối với các bệnh về đường tiêu hóa. Châm cứu Nội Quan, Giản Sử trị bệnh tim có tác dụng đặc biệt. Chi Câu, Ngoại Quan điều trị chứng đau vùng hạ vị, đau bắp chân và đau thần kinh tọa. Thủ Tam Lý, Khúc Trì điều trị chóng mặt, viêm mũi, đau vai và cánh tay, đau thắt lưng và đầu gối. Ví dụ khác như cặp Hợp Cốc, Tam Gian; Phục Lưu, Thái Khê; Thân Mạch, Kim Môn.

Châm hai hoặc ba cây kim trong đảo mã đặt liền nhau, trên thực tế cũng bao hàm ý nghĩa Toàn tức. Nếu ba cây kim đặt cạnh nhau thì cũng có nghĩa là kim thượng trị thượng, kim trung trị trung, và kim hạ trị hạ, nếu hai kim liền nhau thì kim thượng trị thượng, kim hạ trị hạ.

– Khiên dẫn châm pháp 

Khiên dẫn châm pháp tức là đầu tiên lựa chọn các huyệt ở xa tại bên lành để châm cứu điều trị trước sau đó dùng các huyệt vị tương quan ở xa tại bên bị bệnh để làm khiên dẫn châm, sau đó đồng thời vê kim cả hai bên, tác động lẫn nhau, lay động lẫn nhau, như vậy vùng bị bệnh nằm giữa hai huyệt, lại phối hợp thêm động khí châm pháp để thông điều thông thì thường sẽ có hiệu quả kỳ diệu. Như điều trị đau thần kinh tọa theo kinh Bàng quang, đầu tiên lấy huyệt Linh Cốt, Đại Bạch bên tay lành làm huyệt chủ trị, sau đó lại lấy huyệt Thúc Cốt là huyệt ở xa thuộc kinh Bàng quang ở bên bị bệnh làm khiên dẫn châm. Khiên dẫn châm pháp thực sự tạo ra được tác dụng “khiên nhất phát như động toàn thân.”

– Bất định huyệt châm pháp

Bất định huyệt châm pháp lại thể hiện tính linh hoạt của châm cứu Đổng thị châm pháp, là một trong những tuyệt học cao thâm của Đổng công. Bất kể bệnh nặng như nào, chỉ cần có bệnh thì sẽ có cách điều trị của nó. Đổng công thường nói: “Bệnh không phải bẩm tố của cơ thể con người, có thể mắc cũng có thể trừ, người nói là không thể trị, là do chưa chắc đã biết được thuật của nó.” Phương pháp châm này chú trọng trị bệnh không định huyệt, chọn huyệt không chọn chỗ, chú trọng đến sự tác động qua lại từ bên ngoài của bệnh tật (Tri tượng tắc lý tại kỳ trung), chính là “Đỗ kỳ ứng, nhi tri ngũ tạng chi hại”. Đổng công khi gặp các chứng tạp bệnh, cần ngưng thần định tâm chốc lát, đợi cho tâm cảnh bình lặng thì có thể nhanh chóng lựa chọn được các huyệt vị cần châm, đạt được hiệu quả kỳ diệu, kim tới bệnh lui.

– Chích máu

Điểm tinh diệu nhất chính là phương pháp châm chích máu của Châm cứu Đồng thị. Châm cửu cổ đại trọng dụng nhất là chích máu kinh lạc. Đổng công kế thừa tuyệt kỹ của hơn 10 đời tổ tiên truyền lại, hơn nữa còn đọc qua một lượng lớn các tài liệu về phép hoạt huyết hóa ứ của các y gia, dùng những tích lũy của mình, sắp xếp một cách độc đáo, đưa pháp châm chích máu của Châm cứu Đổng thị vận dụng một cách xuất thần nhập hóa, được người đương thời xung tụng là “Đổng thị thích huyết châm pháp độc bộ thế giới chuyên trị đại bệnh”. Năm đó khi thầy Dương còn đi theo Đông công đã học được chân truyền của Đổng thị thích huyết, lại đến học hỏi các danh y về chích máu tại Trung Quốc, đưa pháp châm chích máu từ lý luận phát huy vào thực tiễn. Châm cứu Đổng thị kỳ huyệt có “lý luận lạc bệnh” đặc sắc, cho rằng “bệnh lâu ắt có ứ”, “quái bệnh ắt có ứ”, “bệnh nặng ắt có ứ”, “chứng đau ắt có ứ”, “bệnh nan : ắt có ứ”. Phàm những bệnh trải qua nhiều lần châm cứu nhưng chưa thấy bệnh tình cải thiện, Đổng công cho rằng ắt có ứ huyết trở trệ khí cơ, tại các khu vực có liên quan tìm ra ứ lạc, chích máu lạc mạch để ác huyết ra hết, thì có thể điều trị c chứng bệnh khó chữa, kéo dài.

Tác dụng của phương pháp chích máu châm cứu Đổng thị: quyết ngừng khai trệ, khoát đàm khứ ứ, tả nhiệt hoạt huyết, bài độc lợi thấp. Thầy Dương có nói: “trừ đi một phần huyết, bảo tồn được một phần sinh cơ”.

Đặc điểm của phương pháp châm chích máu Đồng thị: (1) Chích máu chọn các vị trí ở xa để chích là chính, rất phù hợp với ý nghĩa cổ của câu “Tả lạc viễn châm” (2) Vị trí chích máu khắp toàn thân, phân định ra nhiều khu chích máu đặc hiệu, như khu tâm phế, khu can đởm, khu thận… (3) Phạm vi điều trị rộng rãi, hiệu quả điều trị nhanh, đơn giản, an toàn.  

Nói tóm lại, phương pháp châm của châm cứu Đổng thị là sự kết hợp hoàn hảo giữa hào châm và kim tam lăng, đạt được 2 tầng mục đích “khí đến nơi bệnh” và “tà có đường lui”, thực sự thể hiện được nguyên tắc điều trị thân tâm hợp nhất, hình thần song điều.

B2 Chú ý nông sâu

Huyệt Lạc thông - châm cứu Đổng thị

Huyệt Lạc thông – châm cứu Đổng thị

Độ sâu của châm cứu liên quan đến hiệu quả lớn, trong châm cứu Đổng thị thường đề cập đến độ sâu khác nhau, ví dụ thủ thuật châm Đại Gian, Tiểu Gian chỉ ra rằng: “chia 5 phân châm, châm thẳng xuống một phân trị bệnh ở tim,  hai đến 2,5 phân trị các nhánh thần kinh của phổi. ” Thủ thuật châm huyệt Địa Sĩ: “Châm sâu một thốn chữa hen suyễn, cảm mạo, nhức đầu và thận suy. Châm sâu một một thốn năm phân chữa bệnh tim.” Thủ thuật châm huyệt Địa Tông: “Châm sâu một thốn chữa bệnh nhẹ, châm sâu hai thốn chữa bệnh nặng.” Đây chỉ là một số ví dụ. Có thể nói, tất cả các huyệt đạo của châm cứu châm cứu Đổng thị, đều thực hiện nguyên lý nông sâu. Độ sâu của các huyệt mà thầy Đổng sử dụng đại khái tuân theo các nguyên tắc sau.

– Căn cứ vị trí bệnh

Nói chung, bệnh ở biểu châm nông,  bệnh ở xương, nội tạng nên châm sâu. Đôi khi điều trị ngoại cảm thường chích máu các huyệt ở lưng như  Đại Chùy, Phế Du, Cao Hoang. Cùng một huyệt nhưng trị bệnh khác nhau thì châm nông sâu cũng khác nhau, ở thủ thuật châm Đại Tiểu gian có nói rõ  trị bệnh gần châm nông, trị bệnh xa châm sâu.  Một ví dụ khác là huyệt Túc Tam Lý, Đổng sư thường nói: Châm năm phân một thốn  chữa các bệnh về chân, từ một đến một thốn rưỡi chữa các bệnh về đường tiêu hóa, t nhất một thốn rưỡi trở lên đối với bệnh tim và hen suyễn, hai thốn trở lên đối với bệnh ở đầu và mặt. Ứng dụng này lâm sàng thật sự có ý nghĩa.

– Căn cứ theo bệnh tình

Thông thường  các chứng nhiệt hư chứng nói chung châm nông; hàn chứng thực chứng châm sâu; các bệnh mới nên châm nông, bệnh mãn tính nên châm sâu. Thầy Đổng chữa những bệnh nhẹ và mới, thường châm cứu ở những phần nông như các huyệt trên mặt ngón tay, đối với những bệnh mãn tính và nặng, thầy chủ yếu dùng những huyệt sâu hơn ở bắp chân và đùi. 

– Căn cứ theo thời lệnh

Nói chung, châm cứu nông thích hợp vào mùa xuân, hạ; châm nông thích hợp vào mùa thu. đông. Thầy Đổng không chỉ tuân theo nguyên lý châm cứu nông vào mùa mà còn có sự khác biệt trong việc chọn huyệt và điều trị theo mùa.

– Căn cứ theo thể chất

Nói chung, những người béo phì, cường tráng, nhiều cơ thì nên châm sâu, đối với những người gầy, yếu, cơ ít, trẻ sơ sinh nên châm nông. Châm cho người lao động chân tay thường sâu hơn một chút so với người lao động trí óc.

– Căn cứ huyệt vị

Huyệt Đổng thị chủ yếu dùng ở tứ chi, phần nhiều cơ có thể sâu hơn một chút, phần còn lại nông hơn một chút. Các huyệt được chia thành ba bộ thiên-địa-nhân: cục bộ châm nông, xa hơn chút châm vừa, xa nhất thì sâu. Ngực và lưng chủ yếu dùng kim tam lăng chích máu, các huyệt trên đầu và mặt hầu hết châm kim nông hoặc ngang kim . Không gây nguy hiểm, hiệu quả chữa bệnh cao.

Tóm lại 

Châm huyệt nông sâu cần căn cứ theo vị trí bị bệnh, bệnh tình hư thực, thể chất, thời lệnh,, huyệt vị mà mà định. 

Huyệt nông châm nông, huyệt sâu châm sâu; bệnh mạn tính thể chất tốt, mùa thu đông, chứng hàn và thực, người thể chất khỏe, béo tốt châm sâu. Còn ngược lại thì châm nông; châm cục bộ chỗ bệnh thì châm nông, càng châm xã chỗ bệnh thì châm càng sâu. Các huyệt ở đầu chi, thà châm sâu còn hơn châm nông. Cùng 1 huyệt nhưng tùy bệnh khác nhau cũng châm nông sâu khác nhau, vùng bệnh ở càng xa huyệt đó thì càng châm sâu.

B3 Chú ý lưu kim

Huyệt Mộc phụ - châm cứu Đổng thị

Huyệt Mộc phụ – châm cứu Đổng thị

Lưu kim là việc giữ kim trong huyệt sau khi châm kim để củng cố và tiếp tục lực châm và tác dụng của nó, nhằm đạt được mục đích nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Việc giữ lại kim và thời gian giữ lại kim là bao lâu tùy thuộc vào từng người, bệnh, thời gian, huyệt đạo và “khí”.

– Căn cứ theo bệnh

Tùy theo diễn biến, vị trí, tính chất của bệnh mà định, bệnh lâu ngày tà khí nhập sâu vào trong đến Âm phần, doanh phần, thuộc hà thuộc hư (đối với bệnh lâu mà thực thì nên chích máu). Châm sâu nên để lâu; Sơ bệnh tà khí ở biểu nông hoặc bệnh ở dương phần, vệ phần, hoặc thuộc nhiệt thuộc thực nên châm nông không lưu kim

– Căn cứ theo mùa

Xuân hạ, dương khí tại biểu, châm nông lưu ngắn hoặc không lưu. Mùa thu đông dương khí tại lý, châm sâu lưu kim lâu. Tương tự như vậy, châm cứu vào buổi chiều và buổi tối thường lâu hơn châm kim vào buổi sáng và buổi trưa.

– Căn cứ theo huyệt

Huyệt mà nông, khí phù tại ngoại, nên châm nông không lưu. Huyệt tại sâu thì lưu lâu hơn. Nhưng cần chú ý vì “nhiệt bệnh hút kim, hàn bệnh đẩy kim’. Bệnh hàn hưu lâu phòng kim bị hút vào cơ thể, cần phải lưu một phần kim ở ngoài, để tránh phát sinh trường hợp kim bị cong (kim có thể bị cong khi để kim lâu). Thầy Đông sử dụng tư thế nằm thoải mái để châm cứu, lưu kim tại các huyệt ở tứ chi, không sợ bị cong kim, không sợ hút kim, đây là phương pháp châm cứu an toàn hơn.

Thời gian lưu kim bao lâu là thích hợp? Hiện nay có hai cách nói được so sánh với các cách dùng phổ biến:

  1. theo thiên linh khu ngũ thập doanh  chỉ ra khí huyệt vận hành 1 vòng, phải mất 2 khắc, 1 ngày 1 đêm là 100 khắc. 2 khắc là 0,48 giờ, là 28 phút 48 giây.
  2. theo thiên linh khu doanh vệ sinh hội   chỉ ra doanh vệ 1 ngày 1 đêm tuần hoàn 50 vòng quanh cơ thể. Tương đương với 1 vạn 440 phút, tức là 28 phút 48 giây một chu kỳ

Từ hai điểm trên, thời gian lưu kim ít nhất phải là 28 phút 48 giây, hiện nay để thuận tiện cho việc tính toán, nói chung nên giữ lại kim 30 phút là hợp lý và phù hợp.

B4 Chú ý số lần trước sau

Nói chung, nếu thầy Đổng muốn chọc ba kim, trước tiên phải châm kim giữa, sau đó đến kim trên và kim dưới. Theo nghiên cứu, đầu tiên châm kim vào huyệt đạo, sau đó châm kim vào các huyệt khác, khí đều sẽ đi đến huyệt đã đâm trước đó, đây là nguyên lý của ‘khiên dẫn’ do cá nhân phát triển. Ví dụ, nếu đau thần kinh tọa thuộc Thái dương kinh, trước tiên châm cứu Linh Cốt, Đại Bạch (chủ châm), sau đó dùng Thúc Cốt để khiên dẫn. Tác dụng của hai kim châm cứu trước sẽ bị Thúc cốt khiên dẫn tự nhiên, hoặc có thể Thúc Cốt bị 2 kim trước khiên dẫn. Cũng có thể gặp nhau ở điểm đau ở giữa, do đó nên châm kim điều trị trước, sau đó châm kim khiên dẫn.

Châm cứu của thầy Đổng thường theo phương pháp cổ xưa là “tiên châm vô bệnh vi chi chủ , hậu châm hữu  bệnh vi chi ứng ” Nếu có bệnh bên phải, bên trái không có bệnh thì châm trước. Nếu có bệnh ở phía trên bên trái, sẽ châm phía dưới bên phải trước, nếu phía trên bên phải bị bệnh, sẽ châm phía dưới bên trái trước ( người này cũng cần châm kim điều trị trước rồi mới châm kim khiên dẫn sau). Khi một số triệu chứng xuất hiện cùng nhau, các triệu chứng chính đầu tiên là châm cứu, và các triệu chứng phụ sau. Khi sử dụng đồng thời nhiều huyệt của nhiều kinh cần chú ý xem có vấn đề khắc ứng không. Như huyệt của kinh thổ, cùng dùng với huyệt của kinh thủy, thổ khắc thủy, có thể châm trước huyệt kinh thổ, lại châm huyệt kinh thủy, lúc xoay kim, trước xoay huyệt kinh thổ, sau mới xoay huyệt kinh thủy.                                Link docs

Link GJW: https://www.ganjing.com//co-ban-cham-cuu-dong-thi-phan-2-thu-phap-cham-cuu-dong-thi

Bạn có thể quan tâm