Nét đặc sắc trong liệu pháp châm cứu bằng Đổng thị kỳ huyệt
[Tóm tắt] Đổng thị kỳ huyệt là một môn tuyệt học về châm cứu được truyền lại từ hơn 10 đời tổ tiên của Đổng Cảnh Xương, là một hệ thống châm cứu độc đáo có sự khác biệt với hệ thống châm cứu 14 chính kinh, bao gồm các kỳ huyệt có tác dụng đặc biệt, phương pháp châm cứu đặc thù, phương pháp chẩn đoán độc đáo, lý luận hoàn chỉnh và tính hiệu quả cực cao trên lâm sàng. Người viết căn cứ vào kinh nghiệm từ Dương Duy Kiệt – học trò chân truyền của Đổng công, giới thiệu những điểm cốt yếu về nét đặc sắc trong liệu pháp châm cứu bằng Đổng thị kỳ huyệt. Đổng thị kỳ huyệt là bộ môn tuyệt học châm cứu được truyền lại từ hơn 10 đời tổ tiên của Đổng gia, xưa nay đều truyền miệng nhập tâm, không viết thành sách, không truyền ngoại tộc, bí huyệt tâm pháp độc môn này, không truyền ra ngoài, vô cùng cơ mật, đã trở thành một dấu hỏi lớn của thiên cổ.
Mục Lục
1. Lịch sử nguồn gốc
Đổng công Cảnh Xương (1916 – 1975), quê quán tại huyệt Bình Độ, tỉnh Sơn Đông. Thuở ấu thời, Đổng công nhận được sự dạy dỗ của gia đình, kế thừa tổ học, năm 18 tuổi thì độc lập hành y tại quê hương, từng hành nghề y tại Thanh Đảo nhiều năm, danh tiếng vang xa. Năm 1949, Đổng cộng đưa gia đình chuyển đến Đài Loan. Hơn chục năm nay, Đổng công khám cho hơn 400 nghìn người, điều trị cho vô số người bệnh. Y thuật của ông ngày càng tinh thâm, trình độ ngày càng thâm sâu. Bộ môn tuyệt học châm cứu độc đáo của Đổng gia được ông đưa tới cảnh giới vận dụng như thần. Năm 1971, Đổng công dùng châm cứu kỳ huyệt chữa khỏi chứng bán thân bất toại của thủ tướng Campuchia – Lon Nol, sự thần kỳ của châm thuật này đã gây chấn động Đài Loan, người đương thời xưng tụng ông là “Đương đại thánh châm”. Để phát huy bộ môn tuyệt học của Đổng gia, Đổng cộng đã vứt bỏ định kiến của môn hộ, dỡ bỏ quy tắc không truyền ngoại tộc của tổ tiên, thu nhận đồ đệ, đồng thời biên soạn những tinh hoa kỳ học của tổ tiên vào cuốn sách “Đổng thị châm cứu chính kinh kỳ huyệt học” và xuất bản tại Đài Loan. Đến khi đó, bộ môn tuyệt học bí truyền hơn 10 đời của Đồng thì mới được lưu truyền ra ngoài.
Dương Duy Kiệt là học trò chân truyền của Đổng cộng, nguyên quán tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, xuất thân từ gia đình gia giáo, từ nhỏ đã học y dược, chấn thương, châm cứu, về sau theo học Đổng công chuyên tâm nghiên cứu phương pháp châm cứu kỳ huyệt độc môn của Đổng thị. Nhờ thiên phú thông minh, chuyên tâm học thuật, nhân phẩm phúc hậu, cho nên Dương thị được Đổng cộng hết sức kỳ dần dần đem hết tuyệt học gia truyền truyền lại cho ông. Dương thị nối gót thầy, chuyên tâm tận lực, 28 tuổi xuất bản cuốn sách đầu tiên, được Trương Đại Thiên đích thân đặt tên là “Châm cứu kinh vĩ”, về sau lần lượt xuất bản các cuốn “Châm cứu kinh huyệt học”, “Châm cứu ngũ du huyệt ứng dụng”. Trong số các cuốn sách của Dương thị, có một cuốn đặc biệt được ca tụng, đó là “Đổng thị kỳ huyệt châm cứu học”, đây là tác phẩm lớn đầu tiên sau nguyên tác của Đổng công đi sâu vào giải thích tâm pháp châm cứu của Đông thị kỳ huyệt, có sức ảnh hưởng cực lớn đối với giới châm cứu tại Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, châu Âu và cả nước Mỹ.
Suốt mấy chục năm làm lâm sàng, Dương thị luôn chuyên tâm nghiên cứu tuyệt học của Đổng gia, vất vả nhiều năm kế thừa và phát huy châm cứu Đổng thị kỳ huyệt, hình thành hệ thống châm cứu Đổng Dương đại thành phong phú rõ nét. Cuối năm 1997, người viết vì ngưỡng mộ danh tiếng, vượt ngàn dặm xa xôi từ Thanh Đảo tìm tới Đài Loan, nhận Dương Duy Kiệt – học trò chân truyền của Đồng thị, Trưởng ban học thuật Hội châm cứu Hoa kỳ, ngôi sao sáng trong giới châm cứu trung y Đài Loan – làm thầy, học tập tâm pháp châm cứu của Đổng thị kỳ huyệt. Nhờ được ân sư thương yêu, nhận làm đệ tử của Dương sư môn, lại may mắn được đăng đường nhân thất, trở thành đệ tử nhập thất chân truyền của Đổng thị kỳ huyệt tại đại lục. Được ân sư dốc lòng truyền dạy, kết hợp với với thực tiễn lâm sàng của bản thân, tìm tòi suy ngẫm, người viết đã có một số nhận thức về những điểm tinh túy cốt lõi của Đổng thị kỳ huyệt.
2. Nét đặc sắc trong liệu pháp châm cứu Đổng thị
Phải nói rằng, Đổng thị kỳ huyệt là một bông hoa mọc lên trên mảnh đất của trung y truyền thống, cùng 14 kinh huyệt tôn vinh lẫn nhau, nguồn gốc lý luận của nó nhất mạch tương thừa với “Nội kinh”. Do xuất phát từ dân gian, tập hợp trí tuệ của hơn 10 đời mà thành, cho nên ứng dụng lâm sàng càng coi trọng tính hiệu quả, do đó các phương diện chọn huyệt, cách châm, cách chẩn đoán, lý luận và phương pháp điều trị đều có nét độc đáo riêng của nó, có thể cùng châm cứu truyền thống chứng thực. Hiện tại, chọn lựa một số điểm trọng yếu của phương pháp này để đưa ra sau đây.
2.1 Quy tắc lấy huyệt
Đổng thị kỳ huyệt danh xưng 740 huyệt, thực tế công khai chưa đến 200 huyệt. Phân bố tại các vị trí ngón tay (1.1 bộ vị), bàn tay (2.2 bộ vị), cẳng tay(3.3 bộ vị), cánh tay (4.4 bộ vị), ngón chân (5.5 bộ vị), bàn chân (6.6 bộ vị), bắp chân(7.7 bộ vị), đùi (8.8 bộ vị), hai tai (9.9 bộ vị), đầu mặt (10.10 bộ vị) cùng với các vùng trước ngực, sau lưng…12 bộ vị, mạch lạc rõ ràng, trật tự quy củ.
(1) Phân bố sát xương: Đổng thị kỳ huyệt đa phần phân bố dọc sát xương, coi trọng việc tiến kim sát xương. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, hiệu ứng châm chích và sự truyền dẫn của cốt mạc có liên quan với nhau, Đổng thị kỳ huyệt coi trọng việc châm chích sát xương, cảm giác kim mạnh, hiệu quả rõ rệt. Ví dụ như trong phụ khoa, tiến kim sát xương châm hai huyệt Hoàn sào có hiệu quả đặc biệt trong điều trị vô sinh lâu năm; Linh cốt, Đại bạch điều trị liệt nửa người và đau thần kinh tọa cũng tiến kim dọc sát xương. Đối với các bệnh lâu ngày, bệnh nặng và các bệnh có bệnh vị tại xương, Đổng thị kỳ huyệt cũng thường lấy các huyệt sát xương để điều trị.
(2) Tổ hợp huyệt vị: Đổng thị kỳ huyệt đa phần ứng dụng các tổ hợp huyệt. Như các huyệt vị vùng bụng ngực và sau lưng đều xuất hiện các tổ hợp huyệt, thường dùng phương pháp châm chích máu, cách chọn huyệt linh hoạt, an toàn, hiệu quả. Ví dụ như Tứ mã huyệt, Thượng tam hoàng, Hạ tam hoàng, Ngoại tam quan đều là những nhóm ba huyệt cùng dùng, đi qua một vùng nào đó trên cơ thể, đây cũng là một nét độc đáo của Đổng thị kỳ huyệt, đặc biệt là khi điều trị các diễn biến bệnh lý của tạng phủ thường sẽ dùng các tổ hợp huyệt trên cùng đùi, hiệu ứng lâm sàng của nó cũng rất nhanh, cách dùng kinh huyệt truyền thống không thể sánh bằng. Như tổ hợp ba huyệt Thông quan, Thông sơn, Thông thiên được gọi là Tam thông huyệt, điều trị các bệnh lý của tạng tâm cùng các bệnh lý của hệ thống tâm huyết quản đều có hiệu quả đặc biệt.
(3) Cách đặt tên giản dị: Cách đặt tên của Đổng thị kỳ huyệt giản dị, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Như Chính cân, Chính hội, Kiên trung (dùng vị trí để đặt tên); Mộc hỏa, Thủy kim, Thổ xương (dùng ngũ hành để đặt tên); Minh hoàng, Thiên hoàng, Phế tâm (dùng ngũ tạng để đặt tên); Phụ khoa, Nhãn hoàng, Can môn (dùng chủ trị để đặt tên).
(4) Chính kinh kỳ huyệt: Đổng công xưa nay luôn đề xuất gọi Đổng thị kỳ huyệt là “Chính kinh kỳ huyệt”, là do có nghiên cứu sâu sắc về 14 kinh huyệt mới có thể sáng tạo ra hơn trăm kỳ huyệt, Đổng thị kỳ huyệt có nguồn gốc rất sâu với 14 kinh huyệt. Trên phương diện 14 kinh huyệt, thầy Dương cũng đã đạt đến trình độ cấp cao, đặc biệt là trong việc phát huy và ứng dụng ngũ du huyệt càng xuất thần nhập hóa, kỳ diệu vô cùng. Ân sư thường chỉ dạy: “Muốn học tinh được Đổng thị kỳ huyệt, buộc phải đọc hiểu “Linh khư”, Đổng thị môn sinh không thể không biết.
Đổng thị kỳ huyệt nhìn qua có vẻ phức tạp, nhưng bên trong nó lại có những quy luật để thực hiện, dễ dàng nắm bắt. Thầy Dương thường nói: “Người thực sự hiểu được tinh thần của Đổng thị kỳ huyệt, thường dùng 20 – 30 kỳ huyệt là đủ rồi.”
2.2 Nét đặc sắc trong phương pháp châm
Phương pháp châm của Đông thị có quy cách riêng của nó, tự thành một phái, khác xa với phương pháp châm truyền thống của 14 chính kinh. Điểm đặc thù trong phương pháp châm của Đổng thị có 4 loại: Đảo mã châm pháp, Động khí châm pháp, Khiên dẫn châm pháp, Bất định huyệt châm pháp.
“Đảo mã châm pháp” tức là phương pháp châm đặc biệt để tăng cường hiệu quả điều trị bằng cách lựa chọn 2 hoặc 3 kim cùng nhóm. Hai kim cùng dùng gọi là Tiểu đảo mã châm, ba kim cùng dùng gọi là Đại đảo mã châm. Thao tác cụ thể có thể dựa theo Tự trát châm, đều lấy đắc khí làm tiêu chuẩn. Đổng thị kỳ huyệt có rất nhiều huyệt bản thân nó đã là một nhóm huyệt, cần ứng dụng đảo mã. Mỗi huyệt đều cần phải châm đắc khí. 14 kinh huyệt cũng có thể ứng dụng Đảo mã châm như đồng thời kết hợp hai huyệt Nội quan, Gian sử. Ứng dụng của phương pháp Đảo mã châm là sự sáng tạo độc đáo của Đổng thị kỳ huyệt, trên lâm sàng dùng điều trị các chứng đau và các diễn biến bệnh lý tạng phủ, hiệu quả điều trị phi phàm.
“Động khí châm pháp” có nghĩa là động dẫn kỳ khí, tức là phương pháp sau khi tiến kim đắc khi vào một vị trí xác định nào đó, vừa về kim vừa bảo bệnh nhân vận động vùng bị bệnh, các chứng đau thường có thể lập tức giảm nhẹ, chứng tỏ huyệt vị được châm cứu có sự thông ứng tương hỗ qua lại với khí của vùng bị bệnh, tạo ra tác dụng sơ dẫn và bình hằng, sau khi ngừng về kim, xem xét tình hình để lưu kim hoặc rút kim. Nếu như thời gian mắc bệnh ngắn, hiệu quả điều trị tốt, có thể rút kim ra luôn; nếu thời gian mắc bệnh tương đối lâu thì nên lưu kim, trong thời gian đó bắt buộc phải vê kim nhiều lần để hành khí, đồng thời bảo bệnh nhân không ngừng cử động vùng bị bệnh để dẫn khí. Nếu bệnh ở vùng ngực bụng hoặc ở tạng phủ, hoặc thuộc khí uất, thần chí thay đổi thì có thể đồng thời phối hợp với xoa bóp vùng ngực bụng, cũng có thể bảo bệnh nhân thở sâu một cách tự nhiên hoặc dùng ý niệm để dẫn đường, để cho huyệt vị được châm và khí của vùng bị bệnh tương dẫn với nhau. Động khí châm pháp thích hợp dùng trong các diễn biến bệnh lý tại chi thể, các bệnh lý tạng phủ, thần kinh và tinh thần.
Khiên dẫn châm pháp tức là đầu tiên lựa chọn các huyệt ở xa tại bên lành để châm cứu điều trị trước sau đó dùng các huyệt vị tương quan ở xa tại bên bị bệnh để làm khiên dẫn châm, sau đó đồng thời về kim cả hai bên, tác động lẫn nhau, lay động lẫn nhau, như vậy vùng bị bệnh buộc nằm giữa hai huyệt, lại phối hợp thêm động khí châm pháp để thông điều thì thường sẽ có hiệu quả kỳ diệu. Như điều trị đau thần kinh tọa theo kinh Bàng quang, đầu tiên lấy huyệt Linh cốt, Đại bạch bên tay lành làm huyệt chủ trị, sau đó lại lấy huyệt Thúc cốt là huyệt ở xa thuộc kinh
Bàng quang ở bên bị bệnh làm khiên dẫn châm. Khiên dẫn châm pháp thực sự tạo ra được tác dụng “khiên nhất phát như động toàn thân.
Đảo mã, Động khí, Khiên dẫn châm pháp, kỹ thuật đơn giản nhưng ẩn chúng bên trong lý luận sâu sa, nhìn qua tưởng vô cùng đơn giản, thực ra chính là châm pháp thượng thừa – hình thần hợp nhất, có thể dùng mức độ lớn nhất, tốc độ nhanh nhất để kích phát tiềm năng ẩn chứa bên trong cơ thể con người, tập trung định hướng tiến tới gốc bệnh, khiến cho nhiều chứng tạp bệnh, các chứng đau ngoan cố nhanh chóng bị tiêu trừ một cách thần kỳ.
Bất định huyệt châm pháp lại thể hiện tính linh hoạt của Đổng thị châm pháp, là một trong những tuyệt học cao thâm của Đổng công. Bất kể bệnh nặng như nào, chỉ cần có bệnh thì sẽ có cách điều trị của nó. Đổng công thường nói: “Bệnh không phải bẩm tố của cơ thể con người, có thể mắc cũng có thể trừ, người nói là không thể trị, là do chưa chắc đã biết được thuật của nó.” Phương pháp châm này chú trọng trị bệnh không định huyệt, chọn huyệt không chọn chỗ, chú trong đến sự tác động qua lại từ bên ngoài của bệnh tật (Tri tượng tắc lý tại kỳ trung), chính là “Đỗ kỳ ứng, nhi tri ngũ tạng chi hại”. Đổng công khi gặp các chứng tạp bệnh, cần ngưng thần định tâm chốc lát, đợi cho tâm cảnh bình lặng thì có thể nhanh chóng lựa chọn được các huyệt vị cần châm, đạt được hiệu quả kỳ diệu, kim tới bệnh lui.
Điểm tinh diệu nhất chính là phương pháp châm chích máu của Đổng thị. Châm cứu cổ đại trọng dụng nhất là chích máu kinh lạc. Đổng công kế thừa tuyệt kỹ của hơn 10 đời tổ tiên truyền lại, hơn nữa còn đọc qua một lượng lớn các tài liệu về phép hoạt huyết hóa ứ của các y gia, dùng những tích lũy của mình, sắp xếp một cách độc đáo, đưa pháp châm chích máu của Đổng thị vận dụng một cách xuất thần nhập hóa, được người đương thời xưng tụng là “Đổng thị thích huyết châm pháp độc bộ thế giới chuyên trị đại bệnh”. Năm đó khi thầy Dương còn đi theo Đổng công đã học được chân truyền của Đổng thị thích huyết, lại đến học hỏi các danh y về chích máu tại Trung Quốc, đưa pháp châm chích máu từ lý luận phát huy vào thực tiễn.
Châm cứu Đổng thị kỳ huyệt có “lý luận lạc bệnh” đặc sắc, cho rằng “bệnh lâu ắt có ứ”, “quái bệnh ắt có ứ”, “bệnh nặng ắt có ứ”, “chứng đau ắt có ứ”, “bệnh nan y ắt có ứ”. Phàm những bệnh trải qua nhiều lần châm cứu nhưng chưa thấy bệnh tình cải thiện, Đổng công cho rằng ắt có ứ huyết trở trệ khí cơ, tại các khu vực có liên quan tìm ra ứ lạc, chích máu lạc mạch để ác huyết ra hết, thì có thể điều trị các chứng bệnh khó chữa, kéo dài.
Tác dụng của phương pháp chích máu Đổng thị: quyết ngưng khai trệ, khoát đàm khứ ứ, tả nhiệt hoạt huyết, bài độc lợi thấp. Thầy Dương có nói: “trừ đi một phần ứ huyết, bảo tồn được một phần sinh cơ”.
Đặc điểm của phương pháp châm chích máu Đổng thị: (1) Chích máu chọn các vị trí ở xa để chích là chính, rất phù hợp với ý nghĩa cổ của câu” Tả lạc viễn châm”(2) Vị trí chích máu khắp toàn thân, phân định ra nhiều khu chích máu đặc hiệu, như khu tâm phế, khu can đởm, khu thận… (3) Phạm vi điều trị rộng rãi, hiệu quả điều trị nhanh, đơn giản, an toàn.
Nói tóm lại, phương pháp châm của Đổng thị là sự kết hợp hoàn hảo giữa hào châm và kim tam lăng, đạt được 2 tầng mục đích “khí đến nơi bệnh” và “tà có đường lui”, thực sự thể hiện được nguyên tắc điều trị thân tâm hợp nhất, hình thần song điều. in si vo anh sán
2.3 Nét đặc sắc trong chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán chính xác và nắm rõ được tính chất huyệt là điểm mấu chốt trong ứng dụng Đổng thị kỳ huyệt. Khi chẩn bệnh, đầu tiên Đông công xem bàn tay, tiếp đó là diện chẩn. Bí quyết chẩn bệnh qua bàn tay của Đổng thị đó là chẩn pháp độc môn mà đệ tử Đổng gia thường dùng, chân quyết trong đó cần thông qua khẩu thụ tâm truyền, nắm thuộc trong lòng.
Kinh viết: “vọng nhi trả chỉ vị chi thần”. Phương pháp chẩn bệnh qua bàn tay của Đổng thị kỳ diệu ở chỗ: kết quả chẩn đoán của nó (như can hư, tâm nhược, đau thần kinh tọa do phế cơ năng không đủ, đau lưng do bệnh thận…) không những chỉ ra bệnh ở chỗ nào, dùng để chẩn đoán định vị, mà ở một trình độ cao hơn chính là một cách biện chứng bệnh cơ, dựa vào năm hệ thống lớn trong cơ thể con người là can, tâm, tỳ, phế, thận, căn cứ vào các hình dáng và màu sắc bất thường của các vùng định khu trên bàn tay, quy loại các kết quả biện chứng của nó (tức biện chứng tạng phủ), sau đó căn cứ vào đây để chọn huyệt vị điều trị, đây chính là điểm mấu chốt. Như các huyệt để điều trị đau thần kinh tọa có vài huyệt, nếu trên bàn tay của bệnh nhận xuất hiện khí sắc phản ứng tại vùng phế, thì có thể chẩn đoán là phế hư mà hai huyệt Linh cốt, Đại bạch lại có phế kinh đi qua, cho nên châm hai huyệt này ắt có hiệu quả rõ rệt; nếu vùng thận xuất hiện khí sắc phản ứng dị thường thì dùng hai huyệt Trung bạch, Hạ bạch (thuộc thận). Dùng cách này để chọn huyệt cho hiệu quả điều trị rõ rệt.
2.4 Lý luận cơ bản điều trị trên lâm sàng
Trong sách Đổng thị kỳ huyệt mà sư công viết chỉ giảng giải về sự phân bố và chủ trị của mấy trăm kỳ huyệt, các nội dung khác đều chưa công khai. Thầy Dương dựa vào những kiến thức được Đổng công truyền dạy, kết hợp với những hiểu biết của bản thân qua nhiều năm làm lâm sàng, xây dựng nên hệ thống lý luận Đổng thị kỷ huyệt hoàn thiện và độc đáo. Vì số trang có hạn nên trong bài này chỉ nói về 1-2 điểm tinh họa trong lý luận của phương pháp này để các học giả từ đó đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu, cũng có thể nắm bắt được chính xác mạch lạc Đổng thị tâm pháp, thật như cổ nhân nói: thiên địa huyền cơ, tàng chi diệp động phong diêu gian
(1) Toàn tức thông ứng: Phương pháp châm cứu Đổng thị kỳ huyệt thuộc về học thuyết châm cứu toàn tức nhiều tầng lớp, học thuyết này cho rằng trong toàn bộ cơ thể con người, bất kỳ một bộ vị độc lập nào đều chứa đựng thông tin thu gọn của toàn cơ thể. Việc sáng lập ra các kỳ huyệt đặc hiệu này đều có liên quan tới nguyên lý này. Đổng thị kỳ huyệt đã mở ra cho chúng ta một bức tranh đầy màu sắc, một bức tranh toàn cảnh về toàn tức thông ứng, 9 mối quan hệ toàn tức đối ứng hay gặp nhất có thể bao quát được rất nhiều các phương pháp châm cứu toàn tức hiện nay, ứng dụng lâm sàng, biến hóa khôn lường. Ví dụ như hai huyệt vùng môi là Thủy kim, Thủy thông, tuy nằm ở vùng mặt nhưng là nơi toàn tức đảo tượng cho phế và khí quản, toàn tức chính tượng nằm ở tạng thận ở hạ tiêu, cho nên được đặt tên là “kim”, “thủy, tác dụng bổ khí ích thận cực mạnh, điều trị bệnh lâu ngày, thận không nạp được khí mà dẫn đến các chứng hen suyễn, hiệu quả điều trị rất tốt.
(2) Đồng khí tương cầu: Thầy Dương còn gọi là “Thể ứng”, là yếu tố phát huy và sáng tạo có tính mũi nhọn nhất của Đổng thị kỳ huyệt trong phương diện điều trị. Trọng điểm của thể ứng là: lấy cốt trị cốt, lấy cân trị cân, lấy nhục trị nhục, lấy mạch trị mạch, lấy bì trị bì. Như điều trị các chứng gai xương thường dùng tước cốt châm (dùng Đảo mã châm Tứ hoa phúc huyệt và dưới nó 2,5 thốn), bắt buộc phải châm sát xương thì mới có hiệu quả; hoặc như bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi, sau khi phẫu thuật thay chỏm xương đùi, tự nhiên mặt ngoài đùi có dị cảm lạnh 2 năm, châm cứu tại chỗ 2 tháng không khỏi, do bệnh vị của nó tại vùng da, chúng thuộc huyết ứ, cho nên chích máu lạc mạch bị ứ huyết tại vùng da của khi tâm phế trên bắp chân cùng bên, một lần là khỏi.
(3) Tạng phủ biệt thông: Lý luận này không có trong “Nội kinh”, lần đầu tiên xuất hiện là trong “Y học nhập môn”, nhưng nguồn gốc của nó vẫn chưa quá rõ ràng. Thầy Dương đã đưa ra một số luận điểm mà người xưa chưa đưa ra, cho rằng lý luận này được phát triển từ lý luận lục kinh khai hợp khu lý, đồng thời ngoài phế và bàng quang thông, tỳ và tiểu trường thông, tâm và đởm thông, thận và tam tiêu thông, can và đại trường thông, còn bổ sung thêm tâm bào và Vị thông. Tạng phủ biệt thông thực chất chính là sự tương thông của tạng phủ khí hóa. Nguyên lý này được ứng dụng cực kỳ rộng rãi trong Đổng thị kỳ huyệt. Như Trọng tử, Trọng tiên trên kinh phế, chủ trị đau lưng của kinh bàng quang; Trung bạch, Hạ bạch trên kinh tam tiêu, tác dụng bổ thận rất tốt; Mộc huyệt trên kinh đại trường cổ tác dụng rất tốt trong điều trị can hỏa vượng; Hỏa bao huyệt trên kinh Vị, thấu qua vị và tâm bào thông đạt được hiệu quả điều trị cơn đau thắt ngực.
(4) Lý luận lạc bệnh: Lý luận bệnh: Lý luận này có nguồn gốc từ “Nội kinh”, được phát triển bởi Diệp Thiên Sỹ, và được Đổng công đào sâu nghiên cứu và phát huy một cách xuất sắc, cách châm chích máu ở đây chính là dựa vào lý luận lạc bệnh. Kinh viết: “Nhân chi sở hữu giả, khí dữ huyết nhĩ”. Khi mới mắc bệnh, khí kết tại kinh, kinh chủ khí; bệnh lâu ngày huyết thương nhập lạc, lạc chủ huyết. Các chứng bệnh khó chữa lâu ngày đều có quá trình bệnh lý từ khí trệ, huyết ứ dẫn đến đàm ngưng, độc tụ, đều có bệnh cơ chủ yếu là huyết ứ. Đổng cộng dùng hào châm để thông kinh điều khí, dùng kim tam lăng chích lạc hoạt huyết, khí thông huyết hoạt, thì bệnh tật sẽ tiêu trừ? Có thể nói như này, pháp châm chích máu độc môn của Đổng thị khiến cho một số bệnh nặng, nhìn có vẻ phức tạp được giải quyết một cách dễ dàng, tựa băng tan chảy. osb out so for å gula 16m gay o man quignon vun mil Ngoài ra, Ngoài ra, đối với các lý tạng tượng, tam tiêu khí hóa, học thuyết tỳ vị, tâm pháp châm cứu của Đổng thị đều có những phát huy độc đáo, giống như dùng một kinh để điều trị nhiều kinh, dùng một huyệt mà như dùng nhiều huyệt, tương dẫn tương trị, kết hợp huyệt để điều trị nhiều bệnh, cũng góp phần tăng thêm mị lực vô cùng cho ứng dụng lâm sàng của Đổng thị kỳ huyệt.
3. Kết luận
Châm cứu Đổng thị kỳ huyệt chọn dùng ít huyệt, hiệu quả nhanh, phạm vi điều trị rộng rãi, đối với các chứng đau (bao gồm các loại gai xương, đau cổ vai lưng gối chân, các chứng thoát vị đĩa đệm, đau đầu, đau thần kinh tam thoa, đau tức ngực không rõ nguyên nhân…), liệt nửa người, liệt mặt, viêm mũi, hen suyễn, viêm túi mật, viêm tụy mạn tính, viêm kết tràng, ù tai, điếc tai do yếu tố thần kinh, zona thần kinh, bệnh phụ khoa (tăng sinh tuyến vú, vô sinh, kinh nguyệt không đều, thống kinh, hội chứng tiền mãn kinh), mất ngủ, trầm cảm, Hoàng hạt ban, các bệnh lý về da và các chứng bệnh nan y kỳ quái… đều có thể đạt được hiệu quả điều trị hơn mong muốn. Như huyệt Trọng tử dùng để điều trị đau lưng lâu ngày, hiệu quả nhanh chóng, có 14 kinh huyệt cũng không thể sánh được; hoặc như huyệt Thận quan dùng để điều trị đi tiểu nhiều; Mộc huyệt điều trị bệnh hắc lào; huyệt Phụ khoa để điều trị chứng vô sinh, huyệt Thuần mã điều trị viêm mũi dị ứng và nhiều chứng bệnh ngoài da; Tước cốt châm và Thượng tam hoàng điều trị các loại gai xương; Thông quan, Thông sơn phối hợp với pháp châm chích máu để điều trị viêm cơ tim nhiễm khuẩn; Hạ tam hoàng điều trị bệnh tiểu đường; huyệt Chế ô điều trị lở loét lâu năm không liền miệng; Xoa tam huyệt phối với Túc tam trọng điều trị bạo lung (điếc đột ngột); Trắc tam lý, Trắc hạ tam lý điều trị đau thần kinh tam thoa đều có hiệu quả đặc biệt, đã trải qua nhiều lần thử nghiệm.
Vận dụng Đổng thị kỳ huyệt có hai tầng cảnh giới: một là “chấp trì”, nắm vững được một số chiêu thức đặc hiệu, hình thành được phương án điều trị quy phạm cho một số bệnh nan y. Tổ tiên Đổng thị đã để lại cho chúng ta một kho tàng kinh nghiệm điều trị có hiệu quả vô cùng phong phú, đầu tiên cần phải nắm vững được nó. Hai là “viên hoạt, tuân theo đường lối tâm pháp của Đổng thị kỳ huyệt, hiểu rõ nguyên lý của đạo châm, nắm vững âm dương, hình thành một khuôn mẫu chỉnh thể tư duy về lấy tĩnh chế động, lấy bất biến ứng vạn biến, có như vậy khi gặp những vấn đề phức tạp trên lâm sàng mới có thể giải quyết nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận, tìm ra được đối sách điều trị tốt nhất.
Có thể nói, Đổng thị kỳ huyệt đã phát huy châm cứu truyền thống của Trung Quốc một cách vô cùng nhuần nhuyễn, người học cần đào sâu nghiên cứu, dốc lòng suy ngẫm, áp dụng lên thực tiễn mới có thể lĩnh hội.