Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Cách xác định huyệt trong châm cứu (Video)

by Dieu Quang

Khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và chọn cách điều trị bằng châm cứu. Đối với người thầy thuốc có 2 yếu tố cần nắm vững đó là – xác định đúng huyệt và làm đúng thủ pháp. Hôm nay trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu Cách xác định huyệt trong châm cứu.

1. Đơn vị đo trong châm cứu

Thốn là gì? Thốn là đơn vị đo chiều dài sinh học trên cơ thể mỗi người. Đây là đơn vị là cơ bản và quan trọng trong y học cổ truyền; gắn liền  với các phương pháp Châm cứu, bấm huyệt.  Ngoài ra trong các môn võ thuật nó cũng có vai trò quan trọng khi các võ sinh nhận biết huyệt vị.

Cơ thể mỗi người cao thấp khác nhau, nên với mỗi người thì có 1 chiều dài của thốn cũng là khác nhau tùy từng người.

Chúng ta có 2 khái niệm liên quan đến thốn là Đồng thân thốn và cốt độ thốn.

+ Cốt độ thốn: Là phương pháp phân ᴄhia ᴄhiều ᴄao ᴄủa ᴄơ thể thành 75 phần bằng nhau. Sử dụng các mốc chính là ᴄáᴄ khớp. Chiều dài ᴠà ᴄhiều rộng ᴄủa từng bộ phận ᴄơ thể đượᴄ đo theo tỷ lệ đó.

+ Đồng thân thốn: Là phương pháp dựa vào chiều dài ngón taу ᴄủa người để хáᴄ định ᴠị trí huуệt.

Có 2 cách để xác định chiều dài 1 thốn

Cách 1: Co ngón tay trỏ (trai tay trái, gái tay phải). Khoảng cách từ 2 đầu nếp rãnh tạo bởi phần bụng ngón tay tạo bởi đốt 2 có độ dài 1 thốn.

Cách 2: Chính bằng bề rộng của khớp đốt 3 của ngón tay cái (trai tay trái, gái tay phải).

Thốn đồng thân

Thốn đồng thân

+ Ngoài ra chúng ta còn một đơn vị nữa để xác định huyệt vị trong châm cứu đó là Khoát ngón tay. Một khoát ngón tay bằng bề rộng của đốt xa ngón tay giữa.

Khoát ngón tay

Khoát ngón tay

2. Các cách xác định vị trí huyệt châm cứu

2.1 Cách xác định theo mốc giải phẫu

Cách xác định huyệt này là theo phương pháp Cố độ thốn hay Cốt độ pháp. Trong thiên cốt độ, linh khu 14, có viết ‘cơ thể con người được chia thành 38 phần ngang – dọc, chiều cao từ đầu đến chân là 75 thốn, mỗi một thốn được tính bằng 1/75 chiều cao’.

THỐN ĐẦU 

Cách xác định huyệt - Thốn đầu

Cách xác định huyệt – Thốn đầu

A. Đo Ngang

1. Mốc giới hạn: giữa 2 góc tóc trán (Đầu duy). 

2. Cách đo: Đo ngang. 

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu): 9 thốn. 

4. Số thốn hiện nay: 9 thốn. 

5. Đặc biệt: Nếu góc tóc trước không rõ (hói đầu), có thể lấy khoảng cách giữa hai bờ ngoài của mỏm trâm chũm sau đầu để thay thế, theo cách phân đoạn thì hai khoảng cách này dài bằng nhau. 

B. Đo dọc

1. Mốc giới hạn:

– Giữa hai lông mày đến chân tóc trán

– giữa chân tóc trán đến chân tóc gáy

– giữa chân tóc gáy đến dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7. 

2. Cách đo: Đo dọc. 

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu) cũng như hiện nay: Theo thứ tự 3, 12, 3 thốn. 

4. Đặc biệt: Nếu chân tóc trước không rõ có thể đo từ giữa 2 lông mày lên để tính. Nếu chân tóc sau không rõ có thể lấy huyệt Phong phủ dưới xương châm làm chuẩn, huyệt Phong phủ trên chân tóc sau 1 thốn. Trên ụ xương lớn (Đại chùy) là chỉ phía dưới gai xương sống cổ thứ 7.

THỐN NGỰC, BỤNG 

Cách xác định huyệt - Thốn bụng ngực

Cách xác định huyệt – Thốn bụng ngực

A. Đo Dọc 

1. Mốc giới hạn:

– Bờ trên xương ức (Thiên đột) đến góc hai cung sườn

– Góc hai cung sườn (Trung đình) đến giữa rốn

– chính giữa rộn (Thần khuyết) đến bờ trên xương mu (Khúc cốt). 

2. Cách đo Đo dọc 

3. Số thốn theo tiền nhân: theo thứ tự 9; 8; 6,5 thôn 

4. Số thốn hiện nay: 9; 8; 5 thốn. 

B. Đo Ngang

1. Mốc giới hạn: khoảng cách giữa hai đầu vú phải và trái, hoặc khoảng cách của hai điểm giữa hố trên (Khuyết bồn) của xương đòn gánh. 

2. Cách đo: Đo ngang. 

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh xu): 9,5 thốn

4. Số thốn theo hiện nay: 8 thốn. 

5. Đặc biệt: Độ cao của vùng ngực lấy khe xương sườn làm chuẩn. Đường giữa vú hoặc đường giữa xương đòn cách đường giữa ngực (Nhâm mạch) 4 thốn. Tam giác dưới xương đòn gánh (Vân môn) cách đường giữa ngực (Nhâm mạch) 6 thốn.

THỐN LƯNG, THẮT LƯNG 

Cách xác định huyệt - Thốn thắt lưng, lưng

Thốn thắt lưng, lưng

1. Mốc giới hạn: Khoảng cách của hai góc trên trong xương bả vai 

2. Cách đo: Đo ngang.

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu): Lấy thốn đồng thân giữa ngón giữa, lóng giữa ngón tay. 

4. Số thốn hiện nay: 6 thốn. 

Đặc biệt: Độ cao của vùng lưng, thắt lưng lấy gai đốt sống làm chuẩn. Khoảng cách giữa góc trên trong xương bả vai và đường giữa lưng (Đốc mạch) chia làm 3 thốn. Góc trên trong hai xương bả vai ngang với đốt sống lưng thứ 3. Góc dưới trong hai xương bả vai ngang với đốt Sống lưng thứ 7. Bờ sườn cụt 12 ngang với đốt Sống thắt lưng 2. Mào xương chậu ngang với đốt Sống thắt lưng thứ 4. Khoảng cách giữa hai khớp chậu – cùng chia ra làm 3 thốn. Phía trong gai trên sau xương chậu cách đường giữa lưng (Đốc mạch) 1,5 thốn.

THÔNG HÔNG ĐÙI

Cách xác định huyệt - Thốn hồng đùi

– Thốn hồng đùi

1. Mốc giới hạn: – Khoảng cách đỉnh của nách đến bờ sườn cụt 11 (Chương môn) – Khoảng cách bờ sườn cụt 11 đến mấu chuyển lớn – Mấu chuyển lớn đến bờ trên xương khớp gối.

2. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu): Theo thứ tự 12; 9 ; 19 thốn.

3. Số thốn hiện nay: 12, 9, 19 thốn

THỐN Ở TAY

Cách xác định huyệt - Thốn ở tay

Thốn ở tay

A. Thốn mặt trước tay

1. Mốc giới hạn 

– Ngang đầu nếp nách trước đến ngang khớp khuỷu tay 

– Ngang khớp khuỷu tay đến ngang khớp cổ tay 

2.Cách đo: Đo dọc 

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu): Theo thứ tu 9; 12, 5.

B. Thốn mặt sau tay

1. Mốc giới hạn: 

– Ngang đầu nếp nách sau đến ngang khớp khuỷu tay 

– Ngang khớp khuỷu sau tay đến ngang khớp cổ tay. 

2. Cách đo: Đi dọc 

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu): Theo thứ tự 9; 12,5 

4. Số thốn hiện nay: Theo thứ tự 9, 12

C. Thốn bàn tay

1. Mốc giới hạn: Ngang khớp cổ tay đến khớp bàn tay ngón tay 

2. Cách đo: Đo dọc 

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu): Cũng như hiện nay: 4 thốn.

THỐN Ở CHÂN

Cách xác định huyệt - Thốn ở chân

Thốn ở chân

A. Thốn mặt trước chân

1. Mốc giới hạn: – Ngang bờ trên xương mu đến ngang bờ trên lồi cầu trong xương đùi – Ngang bờ dưới lồi củ trong xương chày đến ngang lồi cầu cao nhất của mắt cá trong.

2. Cách đo: Đo dọc

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu) cũng như hiện nay: Theo thứ tự 18, 13 thốn.

4. Đặc biệt: Số thốn mặt trong chi dưới. Lồi trên trong xương đùi và lồi phía trong xương chày, sách xưa gọi là “Nội-phụ cốt”, có nghĩa là lấy bờ trên dưới của nó để làm nơi bắt đầu và nơi kết thúc. Mắt cá chân trong tương đối cao hơn mắt cá chân ngoài.

B. Thốn mặt sau chân

1. Mốc giới hạn: – Mấu chuyển lớn đến ngang bờ trên xương bánh chè – Ngang khớp gối đến ngang Tối cao nhất của mắt cá ngoài.

2. Cách đo: Đo lọc

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu) cũng như hiện Thay Theo thứ tự 19, 16 thốn, 10 Th

4. Đặc biệt; Số thốn mặt ngoài chỉ lưới, Mặt sau chi dưới từ nếp mông (Thừa phù) đến nếp khoeo chân (Ủy trung) theo tỷ lệ ước chừng 15 thốn, có thể chia làm 14 thốn, hoặc làm 12 thốn.

C. Thốn bàn chân

Đo dọc

1. Mốc giới hạn: Bò sau gót chân đến đầu ngón chân thứ hai.

2. Cách đo: Đo dọc

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu) cũng như 16 Th.
hiện nay: 12 thốn.

Đo ngang

1. Mốc giới hạn: Ngang lồi cầu cao nhất của mắt cá chân

trong đến mặt đất.

2. Cách đo: Đo ngang

3. Số thốn theo tiền nhân (Linh khu) cũng như hiện nay: 3 thốn.

2.2 Cách xác định huyệt phần ngón tay

Đơn vị đo thốn

Đơn vị đo thốn

Cách xác định huyệt vị này dựa vào đơn vị là đồng thân thốn. Cách đo lường này chỉ áp để xác định huyệt khi đo ở khoảng cách ngắn, đo khoảng cách càng dài thì tỷ lệ sai số càng cao ( nên sử dụng cốt độ thốn).

+ Duỗi thẳng bàn tay, ép sát 4 ngón tay (trừ ngón cái) vào nhau, bề ngang từ ngón út đến ngón trỏ được tính là 3 thốn. 

+ Áp 2 ngón tay giữa và trỏ vào nhau, bề ngang của chúng được tính là 1.5 thốn.

 

 

 

 

2.3  Xác định huyệt vị dựa theo hình thể tự nhiên

Có nhiều mốc tự nhiên có thể dùng chúng để xác định huyệt vị

+ Dựa theo các vị trí cố định như tai, khóe mắt, mũi, miệng, lông mày… để xác định: Ví dụ Huyệt Tình minh, Toàn trúc, …

+ Dựa theo nếp gấp trên da ở cổ tay, cổ chân, khủy tay và khủy chân. Ví dụ huyệt Đại lăng, Ủy trung…

+ Dựa theo các mỏm xương ( Mấu chuyển động lớn xương đùi, mỏm trâm quay, mỏm gai đốt sống) để xác định. Ví dụ các du huyệt trên kinh Thận, huyệt Dương khê, Đại chùy …

+ Dựa vào gân, cơ như huyệt Thừa sơn, Tý nhu …

Ngoài ra còn xác định huyệt dự vào cảm giác của bệnh nhân ( A thị huyệt); hoặc sử dụng tới máy móc.

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tài liệu của L/Y Lê Quý Ngưu)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm