Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Châm cứu trị bệnh khác nhau ở mỗi người

by Hồ Nãi Văn

Châm cứu trị bệnh không phải bệnh nhân nào cũng như nhau. Người xưa chữa bệnh cho dù là bệnh nhân nào cũng phải cẩn thận chữa trị. Khi điều trị bệnh cũng hết sức lưu ý đến mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Thân thể địa vị của bệnh nhân khác nhau, thể trạng cũng khác nhau. Do đó phương pháp điều trị cũng tùy theo hoàn cảnh sống của bệnh nhân mà có chỗ khác biệt .

“Hoàng đế nội kinh” được chia thành hai phần, trong đó “Linh khu” còn được gọi là “Châm kinh”. “Châm kinh” nói rằng khi châm cứu trị bệnh cho một người, bất kể thân phận hay địa vị của người đó đều phải giống nhau, xem bệnh cho tốt, đều cần dung “thần[mfn]Ý nói dốc hết tinh thần[/mfn]” trị bệnh. Tuy nhiên, những người có địa vị cao và những người có địa vị thấp, dùng châm cứu có chỗ khác biệt.

Từ thân phận đến phân chia

Cơ thể con người phân biệt ở chỗ có nghịch có thuận; có béo có gầy; các khớp xương có lớn có nhỏ; cơ bắp có rắn chắc có mềm nhược; da có dầy có mỏng; huyết có trong có đục; khí có hoạt có sáp, v.v. Những người làm quan như “vương công quý tộc” ăn sung mắc sướng, bình thường đều là huyết thực, ăn thịt, ăn mặn, cơ thể tương đối yếu mà giòn, cơ bắp cũng yếu hơn. Bởi vì có thức ăn tốt có không tốt, các quan viên sử dụng “Cao lương mỹ vị” ăn nhiều dầu mỡ và ngũ cốc mịn hơn; dân thường sử dụng “Thực hoắc”[mfn]Ngũ cốc thô[/mfn] và các đồ ăn tương đối thô hơn. Tình trạng cơ thể của hai loại người hoàn toàn khác nhau.

Đối với người khí hoạt lợi thì nên châm kim nông và rút kim ra nhanh hơn; còn những khí trệ thì nên châm sâu hơn và lưu lại lâu hơn. Vì vậy, những người làm quan, khí mạnh hoạt lợi nên dùng kim nhỏ, đâm nông và tiến vào nhẹ nhàng; Châm kim cho dân thường thì châm sâu hơn, lâu hơn.

Cham cuu trị bệnh

Châm cứu trị bệnh

Châm nông sâu khác nhau

Tuy rằng bất luận thân phận nào, dùng “Thần” khám bệnh đều giống nhau, nhưng cũng phải chú ý cách dùng kim châm. Ví dụ: “Linh khu chín – Chung thỉ luận” viết , châm cứu cho người béo nên “Dĩ thu đông chi tề”, châm cứu nên sâu hơn giống như cái khí của mùa thu đông; Châm cứu cho người gầy nên “Dĩ xuân hạ chi tề”, châm cứu nên nông hơn như khí của mùa xuân hạ. “Linh khu –  Chung thỉ luận ” ghi: “Mùa xuân ở trên lông tóc, mùa hè ở trên da, mùa thu ở trong thịt, mùa đông ở trong xương và cơ. Khi châm cứu,  nên phù hợp với thời gian mùa”

Các dụng cụ châm cứu khác nhau

“Thứ bố y giả dĩ hỏa thối chi, thứ đại nhân giả dĩ dược uất chi.”  “Bố y” ý chỉ  người bình dân. Do da tương đối thô ráp, cứng rắn nên có thể dùng lửa và châm cứu, họ vẫn chịu được; còn “Đại nhân” là quan chức thì da mỏng manh không thể dùng lửa, châm cứu mà chỉ có thể dùng thuốc và ôn châm, như dùng bàn ủi ở chỗ bị bệnh, gọi là “Dĩ dược uất chi”.

Có thể thấy, tổ tiên của nền y học cổ truyền từ lâu đã mong muốn những người học sau này không coi các phương pháp chữa bệnh là thông thường.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ