Có 4 phương pháp trị bệnh về khí gồm: Bổ khí; Sơ khí; Thăng khí; Giáng khí. Khí hư thì bổ, khí trệ thì sơ, khí hàn thì thăng, khí nghịch thì giáng. Trong bài viết này xin gửi tới phần đầu đầu tiên Phương pháp Giáng khí theo Đông y.
Phương pháp trị bệnh Khí: Giáng khí
(trích Khiêm Trai y học giảng cảo – Tần Bá Vi )
- Xem thêm: Phương pháp Sơ khí theo Đông y
Giáng khí làm cho khí nghịch bình thuận lại. Cho nên còn có tên gọi là Bình khí, Thuận khí, Can khí nghịch, biểu hiện ngực sườn đầy tức vì khí nghịch biểu hiện nấc nhiều.
Phế khí nghịch biểu hiện đờm trọc ủng tắc xung khí thượng nghịch. Giáng khí thường áp dụng cho chứng thực không dùng cho chứng hư, không nên dùng thường xuyên.
Mục Lục
1. Phép giáng khí khoan trung
Chứng thích ứng : Khí nghịch hung cách, khi trở hình như hết hơi. Thuốc thường dùng : Trầm hương, Chỉ thực, Binh lang, Ô dược, Mộc hương.
Đây là phương pháp dùng chữa khí nghịch do thất tình, bệnh tình tương đối nghiêm trọng, như hông bụng trước đây, khí tắc nếu nặng có thể gây nên quyết nghịch gọi là “khí quyết”. Dùng các thuốc vị chua, lợi thấp như bài Ngũ ma ẩm (Mộc hương, Chỉ xác, ô dược, Binh lang Trầm hương) để hạ khí cho nhanh. Nếu người mệt mỏi có thể gia nhân sâm tức bài tứ ma ẩm (Binh lang, Trầm hương, Ô dược, Nhân sâm). Thường giáng khí không nên tách rời với lý khí, dùng các thuốc lý khí như Uất kim, Hương phụ.
Chứng khí nghịch do khí cơ trở trệ, thường thấy do đờm trọc kết tụ, hoặc dương khí uất, biểu hiện chứng trạng hư lãnh ngực bụng đau điếng. Vì vậy mà vừa giáng khí vừa tiêu đàm ôn trung kết hợp. Dùng bài thất khí thang (Hậu phúc, bán hạ, Tử tô, Phục linh, Khương táo), hoặc bài tứ thất thang (Nhục quế, Nhâm sâm, Bán hạ, Cam thảo, Sinh khương). Mục đích để giáng khí, không phải là trị đàm suyễn ; Giá như đàm ủng trướng đầy, hô hấp, suyễn úc, không nằm được đó là do đàm, đàm không tiêu tất khí không giáng thường dùng tử tô giáng khí thang (Tử tô, Tiên hồ, Bán hạ, Hậu phác, Quất hồng, Trầm hương, Đương quy, Cam thảo) gia giảm gọi là “giáng khí hóa đàm pháp”.
Giáng khí khoan trung để cho khí đi xuống là thuận. Nếu như thận hư không thể cố nhiếp làm cho khí đưa lên gây khó thở, ra mồ hôi một nửa đầu, đi tiểu nhiều lần, mạch trầm sác vô lực. Thường dùng thất vị đô khí hoàn (Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Ngũ vị tử). Nhân sâm cáp giới tán (Nhân sâm, Cáp giới) Tu bổ thu liễm hạ nguyên gọi là phép “Nạp khí”.
2. Phép giáng khí chỉ ách
Chứng thích ứng : Vị khí thượng nghịch, chứng hay nấc. Thuốc thường dùng : Đinh hương, Thị đề, Sinh khương, Trần bì, Hậu phác. Nấu liên hồi thường do vị hàn gây nên, nên dùng Đinh hương thi để thang. Đinh hương ôn vị Thị đề đắng giáng khí. Chứng nấc dễ gây tổn thương trung khí, bệnh lâu ngày hoặc người già bị bệnh này cần phải giữ gìn vệ khí, Gia nhân sâm, Sinh khương. Ngoài ra nếu hàn nhiều thì phải gia Ngô thù, Can Khương. Đàm % thấp nhiều gia Hậu phác. Bán hạ. Chủ yếu là phải dựa % vào nguyên nhân để điều trị.
Ngực sườn đầy tức, do vị khí thượng nghịch, dùng bài Đại chu toàn phúc thang, Đại chư, toàn phúc để trấn nghịch, Sinh khương, Bán hạ để tân tán, Nhân Sâm, Thảo, Táo để hòa hoãn. Nếu do vị khí nhược không có khả năng hòa giáng thì phải trấn nghịch, tân tán, hòa hoãn kết hợp 3 yếu tố : Nếu dùng giáng khí chỉ có thể trị tiêu không
có khả năng trị bản dược.
3. Phép bình giáng xung khí
Chứng thích ứng : vùng dưới rốn máy động, khí nghịch lên làm khó thở, ngực sườn đầy tức, gân mạch co rút v.v…
Thuốc thường dùng : Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Thỏ ty tử, Tử thạch anh, Trầm hương.
Xung khí là chỉ thế của khí đang đi lên thấy ở dưới rốn chuyển động, cảm thấy là khí đi lên, ngực sườn đầy tức, có khi nói không ra tiếng tay chân cứng đờ. Nguyên nhân dẫn đến Xung khí thượng nghịch. Có thể do hàn, hoặc nhiệt do hư hoặc do thực. Triệu chứng hồi hộp ra mồ hôi, đầu choáng váng cơ nhục nhẽo. Người xưa căn cứ chứng trạng để phân loại có xung khí phạm tâm, phạm can, phạm thận.
Tôi cho rằng do huyết thiếu làm cho hạ tiêu hư hàn, bởi vì mạch xung là bể của huyết.
Bể huyết trống rỗng tất khí sẽ đi lên. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ. Điều trị cấm phát lãn, trên cơ sở ôn dưỡng huyết mạch, gia vị Trầm hương để giáng khí. Trầm hương ôn mà không táo, có thể đi trực tiếp vào kinh thận hiệu quả rất tốt.
Chứng khí xung tựa như chứng bên đồn. Bôn đồn có 2 loại một loại là khí hàn thủy ở thận thượng nghịch, thì dưới rốn chuyển động, Khí ở bụng dưới đi lên đến tâm làm cho tâm hồi hộp dùng Quế chi, gia quế thang hoặc bài linh quế cam táo thang. Loại khác là khí hỏa của tạng can thượng nghịch. Chứng trạng nguy cấp, khí từ bụng đi lên yết hầu khiến cho người ta nghẹn thở muốn chết. Nên dùng tả can giáng khí. Dùng bào bôn đồn thang (Đương quy, Xuyên khung, Bán hạ, Cát căn, Lý căn bì, Sinh khương, Bạch thược, Cam thảo) gia giảm. Chính vì chứng bôn đồn cũng do khí nghịch cho nên “Kim quỹ yếu lược” gọi là “Bôn đồn khí”.