Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Phương pháp Sơ khí theo Đông y

by BBT Yhctvn

Có 4 phương pháp trị bệnh về khí gồm: Bổ khí; Sơ khí; Thăng khí; Giáng khí. Khí hư thì bổ, khí trệ thì sơ, khí hàn thì thăng, khí nghịch thì giáng. Trong bài viết này xin gửi tới phần đầu đầu tiên Phương pháp Sơ khí theo Đông y.

Phương pháp trị bệnh Khí: Sơ khí

(trích Khiêm Trai y học giảng cảo – Tần Bá Vi )

Xem thêm:

Sơ khí, thứ khí, lý khí, lợi khí, hành khí tên gọi khác nhau, mức độ khác nhau, song tóm lại đều là sơ si dưỡng khí phận. Nội kinh nói “Sơ khí kiêm điều khí”.

Y học cổ truyền coi trọng tác dụng của khí, phương pháp sơ khí được dùng rộng rãi trên lâm sàng, khí cơ đầy đủ thì mọi trở trệ trong người giảm hoặc mất đi. Cho nên các phương bài bất luận bổ, tiêu hay hạ bao hàm các mặt hóa đàm lợi thấp, hoạt huyết v.v… đều có thuốc sơ kh phối hợp. Đó là một đặc điểm.

Nguyên nhân của khí uất trệ phần nhiều do thất tình gây nên, sau đó là do đàm thấp trở trệ. Sơ khí thường dùng cho 2 kinh Can và vị. Bởi vì can khí dễ bị tình chí kích thích gây nên uất kết và hoành nghịch, vì khí đã bị đờm thấp trở trệ mà phát sinh hiện tượng ngực sườn đầy tức. Các thuốc Sơ khí thường cay thơm mà táo, dùng nhiều dùng lâu sẽ làm hao khí, tán khí và tiêu hao tân dịch, đối với người huyết hư, âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.

1. Phương pháp sơ can lý khí

Chứng thích ứng : Đầy tức ngực sườn, hiếp thống, bụng dưới đầy trướng và đau.

Thuốc thường dùng : Uất kim, Hương phụ, Sài hồ, Thanh bì, Lá quýt, Diên hồ, Kim linh tử, Hòe hoa.

Thuốc Sơ can lý khí thường dùng với can khí hoành nghịch, để hành khí, tán khí hiệu quả tương đối nhanh. Tính vị các loại thuốc này thường cay thơm, táo dễ hao tổn chính khí khi dùng phải chú ý 2 điểm : Can là tướng hỏa, khí nghịch tắc tướng hỏa dễ động. Bệnh nhẹ do nội nhiệt, bệnh nặng do can hỏa bị kích động, Can tàng huyết, can chủ sơ tiết điều đạt, các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, can khí thái quá có thể làm cho can huyết thương tổn, dùng thuốc lý khí cũng đề phòng được huyết hư, khi can khí bị bệnh thường phải Sơ khí là lý do như vậy. Khi sử phương thường gia Bạch thược để bổ âm, như bài tứ nghịch tán (Sài hồ, Trần bì, Bạch thược, Xuyên khung, Hương phụ, Chỉ xác, Cam thảo) v.v…

Chứng can uất thuộc can khí uất kết, khí uất phải sơ khí. Nhưng can khí hoàn nghịch là do tác dụng của khí thái quá, can khí uất kết là do tác dụng của khí bất cập. Nguyên nhân gây bệnh có khác nhau. Tuy nhiên can uất lâu ngày cũng có thể hóa thành can khí. Nhưng khi can khí uất kết không thể dùng thuốc chữa khí nghịch để điều trị : Chứng can uất là do suy nghĩ nhiều ngực sườn đầy tức, làm ảnh hưởng đến tâm tỳ mệt mỏi, chán ăn, mơ mộng nhiều, khác với can khí bị bệnh. Nói chung khi điều trị thường dùng bài tiêu giao tán (Bạch linh, Bạch truật, Bạch thược, Sài hồ, Đương quy, Chi tử, Đan bì) để hòa huyết, thư khí và kiện trung điều lý, hoặc bài Việt cúc hoàn (hương phụ, Thương truật, Sơn chi, xuyên khung, Thần khúc) để giải uất. Bởi vì khí uất là do nhiệt uất, nhiệt uất tất đàm uất, Đàm uất, tất huyết uất, huyết uất tất thực uất. Vì vậy mà gây nên bệnh. Thường dùng Hương phụ để lý khí, xuyên khung điều huyết. Thương truật để khử thấp, Sơn chi tả hỏa, Thần khúc để tiêu thực có đàm gì gia Bối mẫu. Có 5 loại uất. Khi điều trị phải dựa vào nguyên nhân bệnh mà chữa, không nên cố chấp một phương nhất định. Dùng tiêu giao tán tri uất do huyết hư, Việt cúc hoàn trị uất do khí thực.

2. Phương pháp hòa vị lý khí

Chứng thích ứng : Quản, phúc trướng, đau tức, ( ra nước chua. Thuốc thường dùng : Bán hạ, trần bì, phục linh, Chỉ xác, sa nhân, khấu nhân, mộc hương, ô dược, Hậu phác, Phật thủ, Hoắc hương.
Vị khí hòa giáng là quý, nếu vị khí nghịch tất tiêu hóa kém, bụng đầy trướng và đau : Căn cứ nguyên nhân như thất tình, hàn tà xâm nhập và đàm thấp trở trệ có quan hệ trực tiếp với nhau.

Căn cứ vào ảnh hưởng của nội tạng mà nói thì tạng can và đại tiểu thường có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy mà dùng thuốc lý khí hòa vị nhiều phải căn cứ vào tình hình cụ thể của bệnh tật mà sử dụng như dùng bài ôn đởm thang gia giảm, ôn đởm thang là bài Nhị Trần n, thang gia Chỉ thực, Trúc như, có lý khí và hòa trung kết hợp với trừ đàm hóa thấp. Nếu bị thấp nhiều gia Hậu ài phác, bụng đầy đau gia Mộc hương, ô dược, ngoài ra còn n tùy chứng mà dùng các vị hương phụ, thần khúc. Đại ệt phúc bì, Tân lang, chỉ thực v.v… Trong điều trị phải dựa vào mối quan hệ giữa tạng phủ này với tạng phủ khác, đặc biệt là khi điều trị về phần khí. Về phương diện lý khí quan hệ càng rộng. Còn phải nghĩ đến nguyên nhân và hậu quả của nó. Vì vậy mà khi sử phương phải có chủ có thứ không chỉ dùng lý khí đơn thuần.

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ