Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Ôn bệnh là gì – khái niệm về ôn bệnh học

by BBT Yhctvn

Ôn bệnh là gì? Ôn bệnh học là một môn lâm sàng học nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của ôn bệnh và phương pháp chẩn trị, dự phòng của nó.

Nghiên cứu lịch sử phát triển y học thuật đều cho rằng lý luận để chẩn trị ngoại cảm nhiệt bệnh chủ yếu gồm học thuyết Thương hàn học và ôn bệnh học. Học thuyết ôn bệnh học là sự kế thừa, phát triển của Thương hàn luận. Ôn bệnh học kinh qua thời gian phát triển lâu dài cho đến đời nhà Thanh sau khi hai nhà ôn bệnh học Diệp Thiên Sỹ và Ngô Cúc Thông sáng lập ra vệ, khí, dinh, huyết biện chứng và Tam tiêu biện chứng luận trị ôn bệnh học mới chính thức trở thành một môn học độc lập.

Ôn bệnh là gì – Khái niệm ôn bệnh học

Ôn bệnh là do ôn tà gây ra phát nhiệt (sốt), là thực chứng. Đó là một dạng ngoại cảm nhiệt bệnh cấp tính có đặc điểm sốt cao và dễ hoá táo thương âm. Khái niệm này có hai hàm ý. Thứ nhất, nguyên nhân bệnh là ôn tà. Thứ hai, bệnh cơ và chứng hầu (triệu chứng) có đặc điểm là hiện tượng nhiệt thiên thịnh và dễ hoá táo tổn thương âm. Hai điều trên đã quyết định thuộc tính của loại bệnh này là ôn nhiệt. Đây là điểm khác biệt giữa thương hàn bệnh hoặc thuộc tính những bệnh khác. Từ khái niệm này cho thấy ôn bệnh do ôn tà ngoại tập cơ thể nên xác định rõ nó là bệnh ngoại cảm và là một loại bệnh trong bệnh ngoại cảm chứ không phải đơn thuần là dạng bệnh riêng biệt. Ở đây đã loại trừ hoàn toàn nó không phải bệnh nội thương. Đa số những bệnh truyền nhiễm cấp tính của y học hiện đại đều thuộc phạm trù ôn bệnh.

Khái niệm ôn bệnh của các y gia trước đây không thống nhất, không quy phạm, gom lại đại khái có vài loại sau:

1. Thứ nhất nói về phục khí ôn bệnh phát vào mùa xuân. Thuyết này bắt nguồn từ Nội kinh cho rằng thu đông cảm thụ hàn khí (tà) phát bệnh vào trước hạ là ôn bệnh, phát vào cuối hạ là thử bệnh.

2. Thứ hai là chỉ về nhiều loại bệnh ngoại cảm phát về mùa xuân. Đại biểu cho luận thuyết này là Quách Ung đời Tống, ông ta nói: Y gia luận ôn bệnh thường có nhiều ngộ nhận, đều cho rằng ôn bệnh là một loại bệnh riêng biệt, không nghĩ rằng đông thương vu hàn xuân phát bệnh gọi là ôn bệnh. Nhưng đông không thương vu hàn mà xuân tự cảm phong hàn ôn khí mà bệnh cũng gọi là ôn. Hay ngay như mùa xuân phát dịch do cảm phải khí không phải là khí thuộc xuân cũng gọi là ôn. Thực ra, ba loại ôn bệnh đó không hề giống nhau. Trên thực tế, những điều ông ta nghĩ đó chính là phục khí ôn bệnh, tân cảm ôn bệnh và ôn dịch do thời hành chi khí gây ra.

3. Thứ ba, lại cho rằng ôn bệnh là ôn nhiệt, ví như Vương Mạnh Anh đã nói vậy trong Ôn nhiệt kinh vĩ. Ngoài ra, thông thường các y gia cũng đa số có thói quen gọi ôn bệnh là ôn nhiệt bệnh.

4. Thứ tư, là lại gọi ôn bệnh là ôn dịch như y gia Ngô Hựu Khả cuối đời Minh đã nói vậy.

5. Thứ năm, là cho rằng ôn bệnh là tên gọi chung của nhiều loại ngoại cảm nhiệt bệnh như Ngô Cúc Thông nhà Thanh trong ôn bệnh điều biện – Thượng tiêu thiên điều thứ nhất có nói: “Ôn bệnh giả, có (hữu) phong ôn, có ôn nhiệt, có ôn dịch, có ôn độc, có thử ôn, có thấp ôn, có thu táo, có đông ôn, có ôn ngược. Do trong khái niệm trước đây có nhiều chỗ không thống nhất nên dẫn đến nhiều khó khăn trong học tập và nghiên cứu, do đó cần phải chỉnh đốn quy phạm lại. Ngày nay, khái niệm về ôn bệnh có được là do phân tích đầy đủ đặc điểm của ôn bệnh, chủ yếu từ nguyên nhân bệnh, cơ chế, biểu hiện lâm sàng mà khái quát lại. Tuy rằng nguyên nhân các dạng ôn bệnh khác nhau mà phát bệnh cũng khác nhau, biểu hiện lâm sàng cũng hơi khác nhưng chúng lại có một đặc điểm chung của ôn bệnh cho nên thống nhất gọi là ôn bệnh.

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ