Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Phương pháp Thăng khí theo Đông y

by BBT Yhctvn

Có 4 phương pháp trị bệnh về khí gồm: Bổ khí; Sơ khí; Thăng khí; Giáng khí. Khí hư thì bổ, khí trệ thì sơ, khí hàn thì thăng, khí nghịch thì giáng. Trong bài viết này xin gửi tới phần đầu đầu tiên Phương pháp Thăng khí theo Đông y.

Phương pháp trị bệnh Khí: Thăng khí

(trích Khiêm Trai y học giảng cảo – Tần Bá Vi )

Phép thăng khí thường dùng cho trường hợp trung khí hạ hãm, trên cơ sở bổ trung mà gia thêm thuốc thăng đề, rất ít khi sử dụng đơn độc. Phép thăng đề có khi dùng để thanh khí thăng vị có khi dùng với các thuốc giáng khí để thăng giáng khí. Đó là phép điều khí.

Thăng khí là có tác dụng thăng dế không áp dụng với trường hợp có biểu hiện hư hỏa hay thực hỏa. 1. Phép thăng đề trung khí.

1. Phép thăng đề trung khí

Chứng thích ứng : Ngại hoạt động do khí thiểu, ỉa chảy lâu ngày, bệnh băng lậu, bạch đới kéo dài.
Thuốc thường dùng, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì. Đây là phép bổ trung ích khí. Bài bổ trung ích khí không phải dùng để thăng đề. Lý Đông Viên trong “Nội ngoại thương biện hoặc luận” đã nói chủ yếu là trị ẩm thực lao quyện. Vì ăn uống không điều độ, nóng lạnh không phù hợp, tỳ vị bị tổn thương, lại thêm rừng, giận, lo sợ, làm việc quá độ làm tổn hao nguyên khí. Vì vậy phải lấy bổ trung và ích khí làm chủ. Trong bài bổ trung ích khí ý nghĩa của thăng ma, Sài hồ là 2 vị có vị đắng, tính bình vị đạm, là vị âm nằm trong dương không có thể dẫn Hoàng kỳ, Cam thảo ngọt ẩm đưa khí đi lên, bổ về khí, tán giải thực biểu. Vì vậy muốn thăng để trung khí tất nhiên phải lấy tỳ vị làm cơ sở, dùng bổ trung ích khí thang mà gia trong thăng ma sẽ đạt được mục đích thăng đề. Nếu như chỉ nói rằng vị Thăng ma, vị Sài hồ có tác dụng thăng đề sẽ không đầy đủ ý nghĩa.

Song Hầu hết các vị thuốc có tính thăng thường kèm với tính tán. Vì vậy mà có phép “thăng tán” như bài Thăng ma, Cát căn thanh (Thăng ma, Cát căn, Thược dược, Cam thảo) Thăng tán dương minh, vì bệnh đang ở biểu, phải tán ngoại tà. Trị thương hàn trúng phong phát nhiệt, miệng khát, đau đầu, mình và phát ban muốn xuất mà không xuất được. Bài Sài cát giải cơ thang (Sài hồ, cát căn, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược, Cát cánh, Thạch cao, Cam thảo). Sài hồ, thăng ma thang ( Sài hồ, thăng ma, Tiền hồ, Hoàng cầm, Cát căn, tang bì, Kinh giới, Xích thược, Thạch cao, Đậu cổ, Sinh khương) v.v… Trong các bài thuốc phần nhiều là các vị thuốc phát tán, thoái nhiệt không dùng với các bài thuốc bổ ích Trung nhất khí bởi vì Thăng khí và thăng tán có sự khác nhau về căn bản. Cũng có thể dùng các thuốc thăng đề như Sài hồ, Thăng ma, Cát căn, Cát cánh, trên thực tế đều là thuốc giải nhiệt tán biểu vì có tính chất thượng thăng lợi dụng các loại thuốc đó để hỗ trợ cho thăng đề. Đó là một phương pháp phối ngũ.

2. Phép thăng giáng khí cơ

Chứng thích ứng : Khí uất ở thượng tiêu, họ không lợi đàm, ngực sườn đau tức.
Thuốc thường dùng : Cát cánh, Chỉ xác, Sài hồ, Tiền hồ, Cát cánh và chỉ xác. Sài hồ và tiền hồ một loại để thăng một loại để giáng. Bài hạnh tô tán (Tử tô, Hạnh nhân, Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác, Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo) và bài Bại độc tán (Khương hoạt, Độc hoạt, Xuyên khung, Bạc hà, Sài hồ, Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác, Phục linh, Cam thảo, Sinh khương). Hầu hết những trường hợp ngoại cảm ho suyễn lâu ngày không khỏi, họ không có đàm dùng phép thăng giáng để điều hòa tràng vị và khí cơ ở thượng tiêu, mục đích là để thuận khí chỉ khái. Suy rộng ra thì bài kim phí thảo tán (Kim phí Thảo, Ma hoàng, Kinh giới, Tiền hồ, Bán hạ, Xích thược, Cam thảo) trị chứng ho suyễn có nhiều đờm, Ma hoàng và kim phí thảo còn có tác dụng hạ phế khí đều có ý nghĩa thăng giáng).

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ