Tiếp theo của phần 4 Mạch học chẩn đoán: Mạch Phế và Đại tràng . Phần 5 này xin gửi tới quý độc giả loạt bài viết về phép chẩn mạch Tỳ vị và Tam tiêu.
Mục Lục
1. Mạch Tỳ vị
1.1 Mạch vị: (dạ dày)
Gồm mạch thượng vị, tâm vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ hang vị, môn vị, hành tá tràng. Mạch vị là mạch tượng hình, các mạch nêu trên là các vị trí của dạ dày. Mạch tại vị trí nào đi hoạt, hoãn là vô bệnh.
– Tế xác là viêm loét.
– Xác là loét toan cao.
– Tế nhược là phù nề.
– Trì đau thể tỳ vị hư hàn ăn đầy hơi khó tiêu ghê nôn.
– Mạch thực là nóng dạ dày gây viêm lợi.
1.2 Mạch tỳ
Gồm tỳ âm, tỳ dương.
Tỳ âm
Chủ thu nạp thức ăn, mạch tỳ âm ở đầu ngón tay.
– Mạch tỳ âm hoạt là ăn tốt.
– Mạch tỳ âm khi hoạt khi trầm là thời gian ăn ngon miệng thời ăn kém.
– Mạch tỳ âm trầm là ăn kém.
– Mạch tỳ âm xác là háu đói.
– Mạch tỳ âm tế là ăn được ít hay ăn vặt, hay tụt huyết áp.
– Mạch tỳ âm trì ăn rất kém, hay ghê nôn.
Tỳ dương
Chủ hấp thụ thức ăn (dinh dưỡng) và chủ dẫn dinh dưỡng nuôi tạng phủ khác.
– Mạch trầm là hấp thụ thức ăn kém, dẫn dính dưỡng cũng kém.
– Mạch hoạt hấp thụ thức ăn tốt, dẫn dinh dưỡng cũng tốt. – Mạch xác thấp khớp thể nhiệt.
– Mạch xáp là khô khớp.
– Mạch trì thì thấp khớp thể hàn.
2. Mạch Tam tiêu
Mạch ở bộ xích tay phải
Phân ra thượng tiêu – trung tiêu – hạ tiêu, thượng trung hạ tiêu lại phân ra 3 nấc, mỗi nấc dịch tay 4 hướng vuông góc và ở chính giữa là 5 vị trí xem nhân với 9 nấc của thượng trung hạ là xem 45 vị trí từ đỉnh đầu người tới gót chân. Mạch này như cái cột báo bệnh của bệnh nhân. Nếu mỗi vị trí hay mỗi nấc thấy mạch hòa hoãn là vô bệnh, nếu mạch không hoà hoãn cũng căn cứ phù – trầm – trì – sác để xác định vùng nào trên cơ thể bị bệnh để tập chung dò xét mạch tại tạng phủ đó có bệnh gì mà ra phương điều trị.