Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Chứng Hàn nhiệt vãng lai

by Nguyễn Thiên Quyến

Hàn nhiệt vãng lai là chỉ ở hàn với phát nhiệt thay phiên nhau phát sinh. Trên lâm sàng rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.

1. Khái niệm Hàn nhiệt vãng lai

Hàn nhiệt vãng lai là chỉ chứng ố hàn (sợ lạnh) với phát nhiệt thay nhau phát sinh. Hàn nhiệt vãng lai khác với chứng “ố hàn phát nhiệt”. Vì loại sau là ố hàn với phát nhiệt đồng thời xuất hiện; còn hàn nhiệt vãng lai lại là hàn nhiệt thay nhau xuất hiện. Có nghĩa là khi phát nhiệt thì không có hàn, khi có hàn lại không phát nhiệt, cần phân biệt.

2. Phân biệt chứng thường gặp

Bệnh  Chứng
Chứng do tà vào Thiếu dương Hàn nhiệt vãng lai; tâm phiền hay nôn; ngực sườn đầy tức; đắng miệng, họng khô; hoa mắt;  rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng; mạch huyền sác.
Chứng do ngoại cảm Ngược tà Hàn nhiệt vãng lai tái phát nhiều lần, có giờ giấc, ( cách ngày phát cơn một lần, 3 ngày phát một lần). Khi phát cơn, thì lúc đầu có cảm giác ố hàn; sau đó là sốt cao; cuối cùng ra mồ hôi toàn thân; hạ nhiệt, mình trở mát; lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng nhớt, mạch huyền.
Chứng do thấp nhiệt uất nghẽn Tam tiêu Hàn nhiệt lúc phát lúc không, ra mồ hôi mà không tỉnh táo; ngực khó chịu, trướng bụng, nôn ọe; đau đầu phiền táo; khô miệng, ít uống nước; tiểu tiện vàng như trát phấn, mạch nhu

3. Phân tích chứng trạng

– Chứng do tà vào Thiếu dương:

Bệnh ở thái dương thương hàn không giải, tà truyền vào thiếu dương. Thiếu dương ở bán biểu bán lý, khi ngoại tà xâm phạm, tà với chính tranh nhau. Tà khí thắng thì ố hàn, chính khí thắng thì phát nhiệt, cho nên có chứng hàn nhiệt vãng lai. Mục Biện Thiếu dương bệnh mạch chứng tính trị – Thương hàn luận viết: ” Thái dương bệnh không giải, chuyển vào thiếu dương, dưới sườn rắn đầy, nôn khan, không ăn được, vãng lai hàn nhiệt”.

Yếu điểm biện chứng là ngoài chứng hàn nhiệt vãng lai còn có chứng của Thiếu dương như miệng đắng họng khô, ngực sườn đầy tức, mạch huyền … Pháp trị hòa giải Thiếu dương;  Phương trị: Tiểu Sài hồ thang.

– Chứng do ngoại cảm Ngược tà:

Phần nhiều phát sinh vào mùa Hè Thu, sách Y tông tất độc có viết “Ngược tật phần nhiều do phong hàn thử thấp tà khí ở trời làm tổn thương”.  Ngược luận sách Tố vấn có bàn rất rõ: “Ngược lúc đầu mới phát, trước tiên từ da lông xuyên vào huyệt thì phát bệnh, rét run cầm cập, lưng và cột sống đau. Hàn tà rút thì cả trong và ngoài đều nóng, đầu đau như bổ, khát muốn uống nước lạnh”.

Yếu điểm biện chứng là: Chứng hàn nhiệt vãng lai phát cơn có giờ giấc, 2 ngày một lần hoặc 3 ngày một lần (đó là Chính ngược) hoặc nhiệt nhiều hàn ít (Ôn ngược) hoặc hàn nhiều nhiệt ít (Hàn ngược).  

Điểm khác nhau giữa với chứng do tà vào Thiếu dương ở chỗ: Chứng do tà vào thiếu dương thì ố hàn phát nhiệt không có giờ nhất định, có thể một ngày phát vài cơn, bệnh tình thời ngắn. Và có chứng của Thiếu dương. Chứng hàn nhiệt vãng lai do ngoại cảm ngược tà thì lại phát đúng giờ, và không có chứng của thiếu dương.

Điều trị chứng do ngược tà nên khứ tà tiệt ngược; chọn cùng phương Tiệt ngược thất bảo ẩm. Nếu người thể trạng yếu bị tái phát,  dùng Hà nhân ẩm.

– Chứng do thấp nhiệt uất nghẽn ở tam tiêu:

Chứng này cho tà nhiệt đờm trọc của bệnh Thấp ôn ẩn náu ở Tam tiêu mà không giải. Tam tiêu khí hóa mất chức năng.

Xuất hiện chứng trạng yếu điểm là: Hàn nhiệt lúc phát lúc không, ngực bụng bĩ đầy, trướng bụng, tiểu tiện vàng mà sẻn, rêu lưỡi nhớt … Điều trị nên phân tiêu để tiết bỏ tà, thư triển khí cơ. Dùng phương Hoàng liên ôn đởm thang gia vị.

4. Trích dẫn y văn

– Vệ khí với tà khí cùng khởi thì phát bệnh, nếu tách rời tà khí thì bệnh lui. Đồng thời thuộc âm thì hàn, đồng khởi thuộc dương thì hết nhiệt. Tách khỏi âm thì hết hàn, tách khỏi dương thì nhiệt. Còn như sang ngày khác mà lại thấy đồng khởi, đó là bệnh quay lại (Ngược lại nhiệt – Y học cương nục).

– Vãng lai hàn nhiệt là âm dương tranh thắng nhau. Dương bất túc thì trước hàn sau nhiệt. Âm bất túc thì trước nhiệt sau hàn  (Loại chứng –  Hoạt Nhân thư).

5. Bảng cóm tắt chứng hàn nhiệt vãng lai

Bệnh Yếu điểm chẩn đoán Bài thuốc
Chứng do tà vào Thiếu dương Hàn nhiệt vãng lại + chứng thiếu dương (tâm phiền hay nôn; ngực sườn đầy tức; đắng miệng, họng khô; hoa mắt; mạch huyền sác) Tiểu sài hồ thang.
Chứng do ngoại cảm Ngược tà Hàn nhiệt vãng lại + chứng ngược tà, phát tác có giờ. Lúc mời phát thì hàn run cầm cập, sau thì nhiệt sốt cao, thoái trào thì mồ hôi ra đầm đìa mà mình mát.  Tiệt ngược thất bảo ẩm.

Hà nhân ẩm.

Chứng do thấp nhiệt uất nghẽn Tam tiêu Hàn nhiệt vãng lại + Thấp ôn, hàn nhiệt lúc phát lúc không, kèm nhiệt chứng (ra mồ hôi mà không tỉnh táo; ngực khó chịu, trướng bụng, nôn ọe; đau đầu phiền táo; khô miệng, ít uống nước; tiểu tiện vàng như trát phấn, mạch nhu) Hoàng liên ôn đởm thang gia vị.

Triệu Tùng

Chẩn đoán phân biệt chứng trạng

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ