Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Chứng Ngũ tâm phiền nhiệt [Phân biệt và điều trị]

by Nguyễn Thiên Quyến

Ngũ tâm phiền nhiệt là chỉ lòng bàn tay, bàn chân phát nhiệt và cảm thấy vùng ngực phiền nhiệt; trong khi thể ôn tăng cao ( cũng có trường hợp mà thể ôn không tăng cao).

1. Khái niệm

Chứng Ngũ tâm phiền nhiệt là chỉ lòng bàn tay, bàn chân phát nhiệt và cảm thấy vùng ngực phiền nhiệt; trong khi thể ôn tăng cao ( cũng có trường hợp mà thể ôn không tăng cao).

Thiên Nghịch điều luận – Tố Vấn viết “Âm khí ít mà dương khí thịnh, cho nên nhiệt mà phiền đầy”. Và “Âm hư sinh nội nhiệt”. Xếp phiền với nhiệt vào cùng một chứng trạng đồng thời xuất hiện quy nạp vào thể âm hư.

Nếu Thận hư mà thấp nhiệt dồn xuống, hai lòng bàn chân nóng lại kiêm có chứng bụng chân cũng nóng và đau không thuộc phạm vi thảo luận ở mục này.

2. Phân biệt chứng hậu thường gặp

Nguyên nhân Chứng
Chứng do âm hư Ngũ tâm phiền nhiệt, về chiều nhiệt tăng. Tay muốn cầm vật lạnh; khi nằm thì tay chân thích để ngoài chăn; ra mồ hôi trộm; di tinh, 2 gò má đỏ. Lưng gối mỏi, miệng khô họng ráo, chất lưỡi đỏ sáng bóng hoặc ít rêu; mạch trầm tế sác.
Chứng do huyết hư Cảm thấy lòng bàn tay chân nóng về chiều, hơi mệt nhọc là bệnh tăng. Tâm thân mỏi mệt; kém ăn biếng nói; hồi hộp; hoa mắt chóng mặt, chất lưỡi nhạt; mạch tế nhược hoặc tế sác.
Chứng tà ẩn náu ở âm phận Lòng bàn tay, bàn chân nóng, kiêm tâm phiền, ngủ kém. Có khi sốt nhẹ (tối nhiệt, sáng mát), nhiệt lui mà vẫn khó chịu. Hoặc ăn được mà vẫn gầy; lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế hơi sác.
Chứng do hỏa uất
Ngũ tâm phiền nhiệt, trong ngực khó chịu. Tình chí căng thẳng, hay nóng giận; đầu trướng miệng đắng, tiểu tiện đỏ. Phụ nữ thì hành kinh khó khăn. Lưỡi đỏ rêu vàng, mạch trầm sác.

3. Phân tích chứng trạng

– Chứng do âm hư:

Âm hư ở 5 tạng đều có thể xuất hiện Ngũ tâm phiền nhiệt, nhất gặp nhất ở 3 tạng Can Phế Thận.

+ Phế âm hư thường do bị “Phế lao” lâu ngày không khỏi. Phế âm hao thương gây: triều nhiệt, xương nóng âm ỷ, đạo hãn (mồ hôi trộm); khái thấu đoản hơi. Nặng thì khạc ra huyết; chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Pháp trị: tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt. Phương trị Tần giao miết giáp tán.

+ Can Thận âm hư do mệt nhọc quá độ hoặc Can bệnh lâu ngày không khỏi, dẫn đến hao huyết thương âm. Can âm hư, Can dương vượng có các chứng: Ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khát, ngủ kém, người mệt mỏi. Lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác. Pháp trị: tư âm dưỡng huyết thanh nhiệt. Phương trị: Thanh cốt tán gia vị. 

+ Thận âm hư do phòng sự quá độ; hoặc âm hư ở tạng khác liên lụy đến. Có chứng trạng: ngũ tâm phiền nhiệt; ù tai, di tinh, đạo hãn. Lưng gối mềm yếu; mạch trầm tế sác. Pháp trị: tư dưỡng Thận tinh thanh nhiệt. Phương trị: Tả quy hoàn gia Địa cốt bì. Bịch vi, Lục vị hoàn …

Trên lâm sàng âm hư của 3 tạng Phế Can Thận thường xuất hiện cùng lúc, và ảnh hưởng lẫn nhau.

Pháp trị chung là dưỡng âm thanh nhiệt trừ phiền. Phương trị dùng Thanh cốt tán, tùy chứng mà gia giảm.

– Chứng do huyết hư:

Thường gặp ở cả Can và Tỳ đều hư. Tỳ là gốc hậu thiên, phân tán tinh khí của ngũ cốc; hóa sinh ra khí huyệt. Can lại tàng huyết. Khi Can Tỳ hư, sự sinh và chứa huyết mất chức năng dẫn đến huyết hư.

Bên ngoài không làm tươi tốt bì mao nên sắc mặt và da dẻ xanh nhạt. Can hỏa thịnh thì ngũ tâm phiền nhiệt, mặt đỏ bừng. Huyết không dâng lên để nuôi đầu, mắt khiến đầu choáng mắt hoa. Tâm huyết không đầy đủ nên hồi hộp; chất lưỡi nhợt; mạch Tế Nhược.

Can là “Cái gốc của bĩ cực”. Can hư không chịu nổi mệt nhọc nên hễ chút mệt nhọc là sinh ra sốt nhẹ.

Pháp trị nên điều Can, lý Tỳ. Phương trị dùng Bổ Can thang gia Địa cốt bì…

– Chứng do tà khí ẩn náu ở âm phần

Phần nhiều do ngoại cảm không điều trị hoặc trị nhầm. Dư tà lưu lại ẩn náu ở Doanh âm gây nên.

Yếu điểm chẩn đoán phân biệt ở chỗ đêm nóng, sáng mát, nhiệt lui mà vẫn mật không ra mồ hôi, ăn được mà thể trạng vẫn gầy còn. Ban đêm thì Doanh khí công với tà khí đạt ra ngoài dương phận nên phát nhiệt. Sáng sớm bệnh tà lại trở về âm phạn chứ không rải ra ngoài, cho nên nhiệt lui mà không ra mồ hôi. Dư tà lưu lại lâu ngày, doanh âm tổn thương không làm đầy chắc cơ bắp cho nên ăn nhiều mà vẫn gầy còm. 

Ôn bệnh điều biện nói: “Ban đêm đi vào âm phận mà nhiệt, ban ngày đi vào dương phận mà mát. Như vậy có thể biết tà khí vào sâu âm phận; nhiệt lui mà không mồ hôi. Tà không ra biểu mà lại quay về âm phận lại càng biết rõ”.

Pháp trị: Tư âm thấu tà. Phương trị Thanh cao miết giáp thang.

– Chứng do hỏa uất:

Phần nhiều do cơ chuyển không lợi; hoặc dương uất không đạt ra được; hoặc ngoại tà chưa giải lại dùng quá nhiều thuốc hàn lương, khiến tà khí giá lạnh mai phục; Hoặc ăn quá nhiều đồ lạnh lấn át Vị dương.

Có chứng Ngũ tâm phiền nhiệt, tứ chi cũng nóng; tiểu tiện đỏ; phiền táo dễ nóng giận; lưỡi đỏ rêu vàng; mạch huyền sác. Pháp trị: Thanh Can tán hỏa giải uất. Phương trị: Hỏa uất thang gia giảm.

Nếu Vị thương bị lạnh chèn ép, dương khi không phân tán ra được, uất lại mà sinh nhiệt. Có các chứng ngũ tâm phiền nhiệt; chân tay rã rời; phiền muộn không mồ hôi. Pháp trị: Thăng dương tán hỏa. Phương trị: Thăng dương tán hỏa thang.

Lòng bàn tay, bàn chân và vùng Tâm hung thuộc lý thuộc âm. Âm hư thì nội nhiệt cho nên biểu hiện ngũ tâm phiền nhiệt. Nội nhiệt uất át không tiết ra ngoài được nên cảm thấy Tâm phiền. Trên lâm sàng tuy chứng lòng bàn tay bàn chân đồng thời phát nhiệt. Nhưng cũng có trường hợp lòng bàn tay nóng mà lòng bàn chân nóng ít. Hoặc lòng bàn chân nóng nhiều mà lòng bàn tay nóng ít. Phép điều trị cơ bản chủ yêu là lấy tư âm thanh nhiệt trừ phiền. Không được mới thấy phiền nhiệt đã vội dùng các thuốc đắng lạnh, thanh tiết.

4. Trích dẫn y văn

– Chứng hư lao lý cấp hồi hộp có máu mũi, đau bụng, chân tay đau mỏi, tứ chi phiền nhiệt, họng khô miệng ráo. Tiểu Kiến trung thang chủ chữa bệnh ấy (Huyết tí hư lao bệnh mạch tính trị – Kim quỹ yếu lược).

– Bàn về chứng tâm phiền nhiệt là do Thủ Thiếu âm kinh hữu dư gây nên. Nếu bất túc cũng có thể làm cho người ta hư phiên (Thánh tễ tổng lục – Quyển 43).

Triệu Tùng

Chẩn đoán phân biệt chứng trạng

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ