Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Mạch học chẩn đoán: Mạch Tâm và Tiểu trường

by Nguyễn Đức Hai

Mạch học thuộc phần “thiết chẩn” trong Đông y. Chẩn đoán mạch học chưa bao giờ là điều dễ giàng với người thấy thuốc. Ngoài phép chẩn mạch phổ biến còn có những pháp chẩn mạch kỳ lạ của nhiều lương y khác nhau.

Chúng tôi xin được gửi tới quý độc giả loạt bài viết về phép chẩn mạch của L/Y Nguyễn Đức Hai gồm 10 phần.

Vị trí Mạch ở bộ thốn tay trái

1. Mạch tiểu trường (mạch phủ)

Mạch biểu lý của mạch tâm, ấn nhẹ ngón tay xuống bộ thốn thấy mạch động là mạch tiểu trường làm chuẩn rồi lăn nhẹ nghiêng tay từ quan sang thốn nếu thấy:

a. Mạch xác: là tiểu trường nhiệt, tuỳ mức xác 6 nhịp động trong một nhịp thở ra hít vào (gọi là một hô một hấp) thì nước tiểu đỏ, 5 nhịp thì nước tiểu vàng, kèm theo mạch sáp thì tiểu vừa đục vừa đỏ hay vừa vàng vừa đục. Người nào tiểu trường mạch xác thường hay mỏi lưng, thoái hoá đốt sống lưng, đau lưng.

b. Mạch hoạt cả thì tốt, cuối mạch thốn mà trầm hay trì thì hay đau bụng đi ngoài do ăn tanh, lạnh, thức ăn kém chất lượng.

c. Mạnh xác khổng hay sôi bụng đi ngoài có bọt, phân sống. d. Mạch đoản thường cơn đau quặn ruột do tắc ruột.

f. Mạch trầm trường ăn khó tiêu, bệnh mạn thể hàn.

g. Mạch trì trường bệnh đường ruột nặng, người xanh thiếu máu.

2. Mạch tâm (mạch tạng)

Ấn tay gần sát xương hay sát tới xương sau đó mới nhẹ lên thấy mạch là được. Mạch này cũng bất dọc có tay quan sáng thốn, gồm mạch tâm huyết, mạch tâm khí, mạch tâm mạch, mạch tâm mọc.

a. Mạch tâm huyết
Năm nửa ngoài nửa trong đầu ngón tay nếu thấy:
– Mạch hóng là huyết đủ, ngủ tốt khoẻ người.
Mạch hồng xác là tâm huyết nhiệt, ngủ không sâu hay mê, có khi giật mình, gần sáng để tỉnh (đối với người trên 40 tuổi) ngủ nói mê.
– Mạch hóng trầm hay tức ngực hoa mắt, huyết áp thấp.
– Mạch đoản hay vi đoản ngủ hay giật mình.
– Mạch hồng đại hơi huyền là áp huyết cao.

Chẩn đoán mạch học = sơ đồ mạch tâm

Sơ đồ mạch Tâm (ảnh chụp sách Phương pháp xem mạch của L/y N.Đ.Hai)

b. Mạch tâm khí
Nằm cạnh mạch tâm huyết gần giữa ngón tay:
– Nếu mạch hồng phù thì khí đủ, dễ ngủ, ngủ sâu, khoẻ.
– Thấy mạch phù trám là khí thiếu (máu thiếu O,) ngủ hay bóng đè, khó ngủ, ngủ dậy mệt mỏi, hay ra mồ hôi.

c. Mạch tâm mạch
Nam bên trên mạch tâm huyết và mạch tâm khí gần đầu ngón tay:
– Thấy mạch trường vững là thành mạch vững.
– Thấy mạch sáp là đường trong máu cao.
– Thấy mạch vi thạch là acid uric máu cao.
– Thấy mạch nhu nhược là lượng lipid trong máu cao.
Thấy mạch đoản là trong mạch và tim có sợi máu đông (gọi là huyết khối) mạch trường đoản là xơ vữa mạch.

d. Mạch tâm mộc
Nằm vuông góc cổ tay phía cuối thốn.
– Thấy mạch hồng hơi huyền là cơ tim khỏe, trương lực cơ tim đưa máu lên não và đi nuôi tạng phủ, tứ chi tốt.
– Thấy mạch trầm đoản là có sợi máu trong tim rất dễ nhồi máu cơ tim do huyết khối.
– Thấy mạch tế sác là xơ hoá (vôi hoá) tim, tuỳ vị trí.
– Thấy mạch nhược là thấp tim, mạch trầm nhu hay tức ngực, hai thể này hay buốt tim.
– Thấy mạch trầm đại là tim to, hay khó thở tức ngực nhất là khi trở thời tiết suy tim.
– Mạch hồng đại là tim lúc nhanh lúc chậm.
– Đầu mạch tâm mộc mạch xác là hở van tim, hay hồi hộp đánh trống ngực,
– Đầu mạch tâm mộc mạch trầm tế là hẹp van tim hay buốt thót tim.
– Đầu mạch tâm mộc mạch vi tế là hay viêm tắc mạch chỉ.

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ