Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Hội chứng bệnh âm hư trong Đông y

by Dieu Quang

Chứng âm hư là tên gọi chung cho các trường hợp tinh huyết bất túc, tân dịch hao tổn. Nguyên nhân: Đa số do tiên thiên suy tổn, ốm lâu ngày, giai đoạn cuối bệnh nhiệt gây nên âm dịch hao thương. 

1. Phần Âm trong cơ thể là gì? 

Âm trong âm dương là 2 phạm trù đối lập mà thống nhất trong vạn sự vạn vật. Trong thân thể người đều không tách rời khỏi 2 phạm trù âm dương này. Bất kỳ là sự cấu tạo hay công năng sinh lý nào của cơ thể cũng đều có thể dùng âm dương để nói rõ vấn đề. Như thiên Kim quỹ chân ngôn luận – Tố-vấn chép: Nói về âm dương của người thì phần ngoài là dương, phần trong là âm; nói về âm dương của thân thể thì lưng là dương, bụng là âm; nói về âm dương trong tạng phủ của thân thể thì Tạng là âm, phủ là dương; 

Xét về công năng sinh lý thì động là dương, tĩnh là âm; khí là dương, huyết và tân dịch là âm v.v…

Có thể thấy âm dương trong cơ thể con người rất phức tạp.

2. Tổng quan chứng âm hư

Khái niệm: Chứng âm hư là tên gọi chung cho các trường hợp tinh huyết bất túc, tân dịch hao tổn.

Nguyên nhân: Đa số do tiên thiên suy tổn, ốm lâu ngày, giai đoạn cuối bệnh nhiệt gây nên âm dịch hao thương. 

Chứng trạng lâm sàng: Thể trạng gầy còm, miệng khô họng, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, tiểu tiện lượng ít sắc vàng sậm, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

Gây bệnh: Gây bệnh trên nhiều mặt, trong đó có hư lao, tiêu khát, huyễn vậng, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ v.v…

3. Phân tích chứng âm hư

Chứng âm hư có thể gặp trong nhiều loại bệnh tật, tại các bộ vị khác nhau, dẫn đến biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ không khác nhau.

Chứng âm hư thường gặp trong các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính; người hay đồ ăn xào rán nướng cũng; dùng thuốc nhiệt lâu ngày; bệnh ôn nhiệt giai đoạn cuối. Ngô cúc thông nói ; “ Nhiệt mà thái quá, phần âm ắt bị tổn thương”

Trong quá trình diễn biến của chứng âm hư có ba tình huống: 

+ Âm hư dịch ít, không tiềm được dương, dương cang hóa phong gây chứng âm hư động phong. Lâm sàng có chứng  đau đầu chóng mặt, chân tay tê dại lẩy bẩy hoặc như có kiến bò, khó nói. 

+ Hai là chứng âm hư lâu ngày, âm lụy đến dương mà hình thành chứng âm dương lưỡng hư. Lâm sàng vừa có chứng trạng âm hư như mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt; lại có chứng của dương hư như mỏi mệt yếu sức, sợ lạnh, chân tay lạnh. 

+ Thời kỳ cuối của bệnh ôn nhiệt, hoặc nội thương tạp bệnh làm âm dịch hao tổn, nguyên khí cũng hư. Xuất hiện chứng khí âm đều hư, có chứng trạng mệt mỏi yếu sức, thiểu khí biếng nói, miệng khô họng ráo, triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, tự hãn, đạo hãn, mạch hư sác..v.v..

4. Chứng âm hư ở tạng phủ

Các hội chứng âm hư ở tạng phủ sẽ nêu kỹ ở các mục cụ thể, ở đây chỉ xin khái quát. Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu giống chứng âm hư trong Đông y

Tâm âm hư

Lâm sàng có chứng: Tâm quý, chính xung, vùng ngực khó chịu, hay quên, mất ngủ, ngủ hay mê, ngũ Tâm phiền nhiệt, họng khô miệng ráo, sốt nhẹ, đạo han, lưỡi đỏ, ít rêu mạch Tế Sác… 

Can âm hư

Lâm sàng có chứng: Đau đầu chóng mặt, mắt khô, sợ ánh sáng, mắt mờ, hoặc quáng gà, sườn đau, hay cáu giận, bắp thịt máy động, miệng ráo họng khô, gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt đạo hãn, mất ngủ hay mê, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền tế sác. Phụ nữ kinh nguyệt muộn, 

Tỳ âm hư

Lâm sàng có chứng: Không thiết ăn uống, bụng cồn cào, vị thống, miệng khô, loét miệng, đại táo, cơ bắp teo gầy, lưỡi đỏ rêu  vàng không nhuận mạch Tế Sác. 

Phế âm hư

Lâm sàng có chứng: ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có dây máu, họng khô, khản tiếng, thể trạng gầy, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn, lưỡi đỏ ít rêu, da lông khô, mạch Tế Sác.

Thận âm hư

Lâm sàng có chứng: Ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, miệng khô họng ráo,, lưng gối mỏi, di tinh, phụ nữ thì băng lậu, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác, cốt chưng lao nhiệt. 

Vị âm hư 

Lâm sàng có chứng: Không thiết ăn uống,, miệng khô họng ráo, tâm phiền sốt nhẹ, lưỡi đỏ ít rêu, đại tiện táo, mạch Tế Sác.

Ngoài ra các tạng phủ cũng có thể cùng mắc chứng âm hư như can thận âm hư, tỳ phế âm hư; Hoặc âm dương lưỡng hư, khí âm lưỡng hư .…

5. Bài thuốc chữa chứng âm hư

Bạch hổ gia nhân sâm thang

Bách hợp cố kim thang

Bổ can thang

Đại bổ âm tiễn

Đại định phong châu thang

Đương quy bổ huyết thang

Giao thái hoàn

Hoàng liên a giao thang

Ích vị thang

Lục vị địa hoàng thang

Lục vị kỷ cúc+ đương quy

Lục vị tri bá

Mạch đông dưỡng vinh thang + ma tử nhân hoàn, ngũ nhân hoàn ( nếu tiện táo)

Minh mục địa hoàng thang

Ngũ chấp ẩm

Nhất quán tiễn

Phục mệnh thang

Sa sâm mạch môn đông thang

Tần giao miết giáp thang

Thanh hải hoàn+ hoa nhị thanh tán

Thanh táo cứu phế thang+ mạch môn đông thang

Tỳ giải phân thanh ẩm

6. Trích dẫn y văn 

–  Hoàng để hỏi: Thế nào là âm hư sinh nội nhiệt? 

Kỳ Bá đáp: Cơ thể có phần nhọc mệt, hình khí giảm sút, không ăn được, thượng tiêu không lưu thông, vùng hạ quản cũng không thông, Vị khí nóng, nhiệt khí hun hun đốt trong ngực cho nên nội nhiệt (Điều Kinh luận – Tố Vấn)

– Nói âm hư tức là chân âm của Thận tinh bị hư, phát bệnh phần nhiều sốt cao, trách cứ ở chỗ không có thuỷ, phép chữa trong loại thuốc bổ huyết phải gia Tri mẫu, Hoàng bá hoặc Đại bổ âm hoàn, Tư âm đại bổ hoàn (Y học hoặc vấn – Y học chính truyền). 

– Âm hư có chứng mửa, đó không phải chỉ riêng bệnh của Vị gia, nên mới nói không có âm là mửa là thế (Ầu thổ – Chứng trị vậng bổ) 

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ