Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Học thuyết âm dương cơ bản và nâng cao

by BBT Yhctvn

Học thuyết Âm dương của Trung y cho rằng bất kỳ sự vật gì đều có đủ hai phương diện âm dương đã đối lập và lại thống nhất với nhau mà sự tác dụng lẫn nhau và vận động không ngừng của âm dương đối lập ấy lại là nguồn gốc của vạn vật sinh hóa không ngừng trong vũ trụ.

hoc thuyet am dương1

1. Khái niệm

Học thuyết Âm dương của Trung y cho rằng bất kỳ sự vật gì đều có đủ hai phương diện âm dương đã đối lập và lại thống nhất với nhau mà sự tác dụng lẫn nhau và vận động không ngừng của âm dương đối lập ấy lại là nguồn gốc của vạn vật sinh hóa không ngừng trong vũ trụ.

Thiên âm dương ứng trọng đại luận sách Tô-vãn nói: âm dương là quy luật của vũ trụ (phép tắc căn bản về đối lập mà thống nhất của tự nhiên giới), là cường kỷ của vạn vật (tất cả sự vật chỉ có thể theo phép tắc này, không thể trải ngược lại dược), là nguồn gốc của Quy biến hóa (tất cả sự vật đều căn cứ ở phép tắc này mà biến hóa) là căn bản của sự sinh sát (mọi sự sinh thành, hủy, diệt đều mở đầu ở phép tắc này) là phủ của thần minh (đày tức là chỗ tập hợp tất cả sự mầu nhiệm trong tự nhiên giới); chữa bệnh phải tìm căn bản (người là một sinh vật trong tự nhiên giới, chữa bệnh cần phải tìm phép tắc căn bản này).

Ở đây nêu ra rõ rệt sự sinh trưởng, phát triển và diệt vong của tất cả sự vật trong vũ trụ đều căn cứ vào phép tắc biến hóa Âm dương mà vận động không ngừng, vì thế nói âm dương là cương lĩnh của vạn vật, căn bản của sự biến hóa. Mà học thuyết âm dương cũng thành là một phương pháp tư tưởng để nhận thức và nắm vững quy luật tự nhiên. Nói về y học thì sinh lý hoạt động của thân thể, sự phát sinh và phát triển của bệnh cũng không ngoài lẽ biến hóa của âm dương. Muốn nắm vững chính xác quy luật của tật bệnh, suy tim bản chất của tật bệnh, căn cứ vào đó mà chữa bệnh, thu được hiệu quả, thì trước hết phải hiểu rõ nội dung cơ bản đối lập, thống nhất và vận động biến hóa của âm dương.

2. Các quy luật cơ bản trong thuyết âm dương

2.1. Sự đối lập và thống nhất (hỗ căn) của Âm dương

Âm dương là hai phương diện đối lập lẫn nhau mà lại thống nhất lẫn nhau, tồn tại phổ biến ở trong các sự vật và hiện tượng của tự nhiên giới, vì thế âm dương là hiện tượng đối lập và thống nhất, có thể nói bất kỳ đâu đâu cũng thế, như trời là dương, đất là âm, ngày là dương, đêm là âm ; đàn ông là dương, đàn bà là âm; khí là dương, vị là âm v.v… những ví dụ trên nói rõ bất kỳ một sự vật nào đều là đối lập mà tồn tại ở trong vũ trụ, mà đều có thể theo vào thuộc tính nhất định của nó mà phân biệt làm hai phương diện âm và dương. Nếu suy luận hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đối như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa vải đen tối, hưng phấn với ức chế, ở ngoài với ở trong, vô hình với hữu hình, hàn lương với ôn nhiệt, v.v… không một cái gì không phải là quan hệ đối lập của âm dương, do có thể biết âm dương tuy là một khái niệm trừu lượng, nhưng nó có sản cơ sở vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả thành là khái quát đối lập và thống nhất của tất cả sự vật. Cho nên, thiên âm dương hệ nhật nguyệt thiên sách Linh-khu nói: “ âm dương có tên mà không có hình. cho nên tính có mười mà suy ra đến trăm, tính có nghìn mà suy ra đến van.  

Nhưng sự đối lập và tồn tại của âm dương đều không phải rất đơn giản như thế, mỗi một sự vật đều có đủ hai phương diện âm dương đối lập | mà ở nội bộ âm dương còn bao hàm sẵn sự đối lập của âm dương nữa. Thí dụ: ngày là dương, ban đêm là am, mà ban ngày lại có phân biệt dương ở trong | trong và âm ở trong dương: ban đêm cũng có phân biệt dương ở trong âm vì âm ở trong âm. Cho nên thiên Kim-quỹ chân ngôn luận sách Tố – vấn nói:

Trong âm có âm, trong dương có dương, từ tảng sáng đến giữa trưa là phần dương của ngày, thuộc phần dương trong dương, từ giữa trưa đến mờ tối là phần dương của ngày, thuộc phần âm trong dương. Từ mờ tối đến gà gáy (nửa đêm) là phần âm của ngày, thuộc phần âm trong âm, từ nửa đêm đến tảng sáng là phần âm của ngày, thuộc phần dương trong âm”. Do đó thấy trong âm dương còn có lý luận của âm dương nữa. Suy diễn đến sinh vật khác thì cũng có thể nói tính phức tạp mâu thuẫn nội tại của sự vật. 

Vì thế âm dương không phải tuyệt đối mà là tương đối, không phải đại biểu cố định cho một sự vật nào, mà là tùy sự chuyển biến đối lập của sự vật mà biển đồi. Nó chẳng những đại biểu cho hai sự vật có quan hệ đối lập, mà cũng có thể đại biểu cho hai phương diện đối lập lẫn nhau của sự vật tồn tại ở trong nội bộ một sự vật. 

Sự vật tuy có khách quan tồn tại của âm dương đối lập, nhưng sự đối lập ở đây không có thể xem là không nương tựa lẫn nhau hoặc chia cắt ra một cách tuyệt đối giữa sự vật với sự vật là có sẵn quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau, bất kỳ một mặt nào đều không có thể tách rời mặt kia mà tồn tại một mình được. Vì thế theo trên quan hệ lẫn nhau của âm và dương mà xét thì nó là một khối chính thể thống nhất. Dựa vào sinh lý của thân thể người ta mà nói thì cơ năng hoạt động cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của vật chất dinh dưỡng mới có thể phát huy tác dụng đầy đủ. trái lại, đồ ăn uống cũng cần phải nhờ vào sự hoạt động của đang phủ mới có thể biến hóa thành vật chất dinh dưỡng, cần thiết cho thân thể, làm đầy đủ cho tổ chức tạng phủ. Vì thế vật chất dinh dưỡng là nguồn gốc sinh ra cơ năng hoạt động, mà cơ năng hoạt động lại là động lực chế tạo ra vật chất dinh dưỡng. Cơ năng thuộc dương, vật chất thuộc âm, cơ chế và tác dụng lẫn nhau, xúc tiến lẫn nhau, đó tức là biểu hiện cụ thể của sự giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố-vấn nói:  “âm ở trong giữ gìn cho dương, trong ở ngoài giúp đỡ cho âm”. Đó cũng là dựa trên sinh lý mà nói rõ quan hệ nương tựa lẫn nhau của âm dương. Âm khí (bao gồm những vật chất hữu hình như tinh huyết, tân dịch, v,v…) chửa ở trong là để cung dưỡng cho dương khí (chỉ vào cơ năng hoạt động và công năng bảo vệ bên ngoài); dương khỉ lưu hành ở bài là đề bảo vệ cho âm khí; hai cái đó là để nương tựa lẫn nhau. còn mất cùng nhau. Như thế có âm không dương hoặc có dương không âm thì tất nhiên ( một mình âm không sinh, một mình dương không trưởng ) thì sự vật sẽ đến chỗ đình trệ và hủy diệt.

2.2 Sự tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương

Quan hệ đối lập lẫn nhau của âm dương đều không phải đứng yên không biến hóa mà là chống đỡ lẫn nhau; tác dụng lẫn nhau; luôn luôn phát ra hiện tượng bên này kém, bên kia hơi, bên này tiễn, bên kia lùi, đó là quá trình vận động phát triển và biến hóa của sự vật. 

Quá trình phát triển của sự vật cũng tức là quá trình đấu tranh tiểu trưởng biến hóa của âm dương. Cho nên thiên âm tương ứng tượng đại luận sách Tố-vấn nói: “âm dương là năng lực nguyên thủy của vạn vật”. Lại nói: “ âm dương xen lẫn nhau mà sinh ra biên hòa , Nhưng trong tình trạng bình thường vì tác dụng luôn luôn chế ước lâu nhau giữa âm và dương nên không làm cho âm dương biến hóa mà phát ra hiện tượng thiên thắng thiên suy . Bởi vì dương được âm giúp đỡ thì không đến nỗi cang thịnh quá, âm được dương điều hòa thì không đến nỗi suy bại quá. Cho nên âm dương tuy nhiên có biến hóa tiêu trưởng, nhưng không vượt được khỏi mức độ nhất định; tóm lại, duy trì ở trong phạm vi tương đối thăng bằng. 

Nói về hiện tượng tự nhiên như bốn mùa thay đổi nhau, mùa Xuân ấm, mùa Hạ nóng, mùa Thu mát, mùa Đông rét, tức là một hình thức âm dương liệu trưởng.

Thiên Mạch yếu tinh vi luận sách Tố-vấn nói : “Từ Đông chỉ đến 45 ngày (Lập Xuân) dương khí lên dần dần, âm khi xuống dần dần, sau Ha chỉ 45 ngày (Làm Thu), âm khi lên dần dần, dương khi xuống dần dần”. Câu trên là dương khi lớn lên thì âm khí kém đi, cầu dưới là âm khí lớn lên thì dương khí kém đi, tìm dương thay đổi lẫn nhau, cho nên có sự thay đổi về nóng lạnh. Nhưng khí hậu biến hòa bình thường đều không mất nhức độ của nó, nếu có sự biến hóa trải thường thì sẽ sinh ra tai hại, vì thế vạn vật tất nhiên có sự biến hóa tiêu trưởng của âm dương mà trong sự biến hóa lại cốt ở điều hòa và thăng bằng. Không có sự biến hóa tiêu trưởng âm dương thì không có sự vận động phát triển của sự vật, sự biến hóa tiêu trưởng mất thăng bằng với nhau thì không thể duy trì được trạng thái bình thường.

Suy luận đến sinh lý của thân thể người ta cũng cần phải giữ gìn sự thăng bằng giữa âm và dương, không thể có sự thiên thịnh thiên suy bất kỳ về một mặt nào. Đương nhiên sự thăng bằng của sinh lý không phải là thăng bằng một cách tuyệt đối đứng yên mà là sự thăng bằng tương đối duy trì được ở trong một quá trình biến hóa tiêu trưởng, vận động không ngừng. Thí dụ: trong khi các cơ năng của thân thể người ta hoạt động, thì tất nhiên sẽ tiêu hao thể dịch và phần dinh dưỡng với một số lượng nhất định, do tức là quá trình của dương trưởng âm tiêu; trong khi hóa sinh các phần dinh dưỡng tất nhiên lại phải tiêu hao đến năng lượng nhất định, đỏ tức là quá trình của âm trưởng dương tiêu.

Có thể thấy rằng sự biến hóa tiêu trưởng ở đây chính là điều kiện tất yếu để thúc đẩy sự phát triển trưởng thành không ngừng của thân thể người ta, đồng thời lại duy trì một quá trình tất nhiên về thăng bằng sinh lý của thân thể. –

Tóm lại, sự  “đối lập và hỗ căn”, “tiêu trưởng” và “thăng bằng” của âm dương có thể nói rõ quan hệ nội tại của sự vật cho đến nguồn gốc và vận động phát triển và biến hóa của nó nữa. Trong y học kết hợp khái niệm cơ bản này để giải thích những vấn đề sinh lý, bệnh lý của thân thể người ta và dùng nó để chỉ đạo công tác chẩn đoán và trị liệu trong lâm sàng, căn cứ vào đó mà xây dựng học thuyết âm dương của Trung y, hình thành một thế hệ lý luận độc đáo của Trung y học.

3. Các phạm trù trong học thuyết Âm Dương

Từ 4 quy luật trên, khi vận dụng trong y học người ta còn thấy một số phạm trù sau:

a, Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương:

Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối. Thí dụ: hàn thuộc âm  đối lập với nhiệt thuộc dương, nhưng lượng (là mát) thuộc âm đối lập với ôn (là ấm) thuộc dương. Trên lâm sàng tuy sốt (là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý thuộc lý dùng thuốc hàn, sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lượng).

b, Trong âm có dương và trong dương có âm:

Âm và dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ nhau trong sự phát triển. Như sự phân chia thời gian trong một ngày (24 giờ): ban ngày thuộc dương, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của dương. Từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âm của dương; ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ – 24 giờ là phần âm của âm từ 0 giờ đến 6 giờ là phần dương của âm.

Trên lâm sàng, khi có thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt, cần chú ý tránh cho ra mồ hôi nhiều gây mất nước và điện giải. Về triệu chứng thấy xuất hiện các chứng hư thực, hàn nhiệt lẫn lộn. Về cấu trúc của cơ thể, tạng thuộc âm như can, thận có can âm (can huyết), can dương (can khí), thận âm (thận thuỷ), thận dương (thận hoả) v.v…

c, Bản chất và hiện tượng:

Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất bệnh; như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.

Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “thật giả” (chân giả) trên lâm sàng, khi chẩn đoán phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa bệnh đúng nguyên nhân.

Thí dụ: bệnh truyền nhiệm gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây truỵ mạch ngoại biên làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) phải dùng thuốc để chữa bệnh.

– Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng các thuốc nóng, ấm để chữa nguyên nhân.

Các quy định âm dương, các phạm trù của nó được biểu hiện bằng một hình tròn có hai hình cong chia diện tích làm hai phần bằng nhau: một phần là âm, một phần là dương. Trong phần âm có nhân dương và trong phần dương có nhân âm (xem hình 1).

4. Ứng dụng trong y học

4.1 Quan hệ âm dương đối với sinh lý, bệnh lý trong thân thể người

Khái niệm của Trung y học cho rằng tất cả trong thân thể người ta đều không tách rời khỏi âm dương, cho nên bất kỳ là sự cấu tạo của cơ thể hay công năng sinh lý cũng đều có thể dùng lẽ âm dương để nói rõ vấn đề. Như thiên Kim-quỹ chân ngôn luận sách Tố-vấn chép : Nói về âm dương của người thì phản ngoài là dương, phần trong là âm; nói về âm dương của thân thể thi lung là dương, bụng là âm: nói về âm dương trong tạng phủ của thân thể thì Tạng là âm, phủ là dương; ngũ tạng: Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận đều là âm; lục phủ : đởm, vị, đại trường tiểu trường, bàng quang, tam tiểu đều là dương

Lại nói: “Lưng thuộc dương, tâm là dương ở trong phần dương; Lưng thuộc dương, phế là âm ở trong phần dương. Bụng thuộc âm, thận là âm ở trong phần âm; Bụng thuộc âm, can là dương ở trong phần âm; Bụng thuộc âm, tỳ là chi âm ở trong phần âm”.

Theo đấy có thể nói rõ thân thể người ta là tổ chức hữu cơ phức tạp, không kể về bộ vị cấu tạo hoặc về thuộc tính tạng phủ đều bao hàm và thể hiện sẵn lý luận đối lập mà lại thống nhất của âm dương và ý nghĩa thực tiễn của nó.

Như trên đã trình bày, âm, dương ở trong thân thể người ta cần phải thường xuyên giữ gìn mức thăng bằng tương đối của nó, thì mới có thể duy trì được trạng thái sinh lý bình thường, nếu một khi âm dương không điều hòa thì tất nhiên mất thăng bằng mà sinh ra Thiên thắng đó là cơ chế phát sinh ra tật bệnh. Vì thế sau khi hiện tượng của bệnh lý sinh ra, không kể trên chứng trạng hiện ra phức tạp như thế nào, đem quy nạp lại thì không ngoài sự thiên thẳng hoặc thiên suy của âm dương. 

Thiên âm dương ứng trọng đại luận sách Tố  vấn nói : “ âm thắng thì dương bệnh, dương thắng thì âm bệnh, dương thắng thì nhiệt, âm thẳng thi hàn, hàn thịnh quá thì biến ra nhiệt, nhiệt thịnh quá thì biến ra hàn ). Dó tức là trạng thái cơ bản của bệnh lo âm dương mất điều hòa mà gây ra hiện thắng. Bất kỳ một mặt nào bị bệnh, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến một mặt khác, âm khí thiên thắng thì tổn hại đến dương khí, dương khí thiên thắng thì tổn hại đến âm khí ; Do âm dương thiện thắng mà biểu hiện ra hiện tượng rất rõ rệt tức là chứng trạng về hàn nhiệt, dương khí thịnh thì thấy nhiệt chứng, âm khí thịnh thì thấy hàn chửng Nếu phát triển đến một trình độ nhất định thi hàn thịnh quả có thể hiện ra hiện tượng nhiệt, nhiệt thinh quả thì có thể hiện ra hiện tượng hàn, đó lại là âm dương thiên thắng đến cực độ mà chuyển ra hiện tượng phải thường. Vì thế có thể biết được âm dương thăng bằng là điều kiện tất yếu để giữ gìn sức khỏe, mà âm dương mất điều hòa là nguyên nhân căn bản đề gây ra tật bệnh. 

Cho nên thiên Sinh khí thông thiên luận sách Tố – vấn nói: “âm khí hòa bình, dương khí kín đáo thì tinh thần giữ được bình thường, âm dương chia rẽ nhau thì tinh khí sẽ tuyệt mất.”

4.2 Quan hệ âm dương đối với việc chẩn đoán và trị liệu

Âm dương mất điều hòa đã là mấu chốt của bệnh lý biến hóa, thể thì việc chẩn đoán tật bệnh cũng cần phải dựa vào phương diện biến hóa của âm dương đề dò xét bệnh tình mới có thể nhận thức được bản chất của tát bệnh. Phép chẩn đoán của Trung y tuy có phương pháp biện chứng về bát cương là âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, nhưng trong bát cương thực ra lấy âm dương làm lồng trong Phim biến chứng, nhiệt chứng, thực chứng đều thuộc về dương; lý chứng, hàn chứng, hư chứng đều thuộc về âm, cho nên bệnh tinh tuy nhiên biến vạn hóa mà tóm lại không ra ngoài phạm vi của hai chữ, âm, dương. Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố-vấn nói: “Người giỏi chần bệnh, xem sắc án mạch, trước tiên phải phân biệt âm dương, xét thanh (lương), trọc (nm) mà biết được bộ phận… án bộ xích bộ thốn để xem mạch Phù (dương), Trầm (âm), Hoạt (dương), Sáp (âm) mà biết bệnh sinh ra để chữa, chẩn đoán không nhầm thì chữa bệnh không sai”. Đó đều là nói rõ sự hiểu biết âm dương là mấu chốt chủ yếu đầu tiên của việc chẩn đoán.

Thông qua việc chẩn đoán đã biết được tật bệnh kết ở chỗ nào mới có thể áp dụng chữa bệnh đúng đắn, nhằm đúng sự thiện thắng của âm dương thịnh suy để tiến hành bồ cứu làm cho trở lại thăng bằng. Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố- vấn nói: “Cần thận xem xét âm dương ở đâu mà điều hòa cho thăng bằng là được”.
Ở đây nêu ra điều hòa âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh. Như dương nhiệt thịnh quả mà tổn hại âm dịch (dương thắng thì âm bệnh) thì có thể làm bớt phần dương có thừa, dùng phép “bệnh nhiệt thì chữa bằng thuốc hàn”; nếu âm hàn thịnh quá mà tổn hại đến dương khí (âm thắng thì dương bệnh) thì có thể làm bớt phần âm có thừa, dùng phép “bệnh hàn thì chữa bằng thuốc nhiệt”. Trái lại, nếu vì âm dịch không đủ, không thể chế ngự được dương mà gây thành chứng dương cang; hoặc vì dương khí không đủ không thể chế ngự được âm mà gây thành chứng âm thịnh thì cần phải bổ mặt không đủ của nó.

Sách Nội kinh nói: “Bệnh dương chữa âm, bệnh âm chữa dương” và lý luận của Vương Bằng nói “Làm mạnh nguồn gốc của thủy để chế dương quang (dương hỏa quá nóng), bộ thêm căn bản của hỏa đề tiêu âm ế (âm hỏa quá mạnh)”. Như thế đều là phép tắc chữa bệnh nhìn hẳn vào mặt điều trị âm dương, làm cho khôi phục được thăng bằng.

4.3. Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh

a, Phương pháp chữa bệnh:

Chữa bệnh là điều hoà lại sự mất thăng bằng về âm lượng của cơ thể tuỳ theo tình trạng hư thực, hàn, nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau: thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công v.v…

b, Về thuốc được chia làm hai loại:

– Thuốc lạnh, mát (hàn, lượng) thuộc âm để chữa bệnh nhiệt thuộc dương.

– Thuốc nóng, ấm (nhiệt, ôn) thuộc dương để chữa bệnh hàn thuộc âm.

c, Về châm cứu:

– Bệnh nhiệt dùng châm, bệnh hàn dùng cứu; bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả.

– Bệnh thuộc tạng (thuộc âm) thì dùng các huyệt Du sau lưng (thuộc dương); bệnh thuộc phủ (thuộc dương) thì dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng (thuộc âm), theo nguyên tắc: “theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương”.

4.4 Quan hệ âm dương đối với phép dưỡng sinh và phòng bệnh

Con người cùng với tự nhiên giới có quan hệ chặt chẽ với nhau, âm dương ở trong thân thể người ta luôn luôn chịu ảnh hưởng của tự nhiên giới mà có sự biến hóa, vì thế muốn giữ gìn sự thăng bằng của âm dương trong thân thể con người thì phải thích ứng với sự biến hóa âm dương của tự nhiên giới. Thiên Thượng-cổ thiên chân luận sách Tố – vấn nói: “ Điều hòa với âm dương bốn mùa”. Thiên tứ khí điều thần đại luận sách Tố-vấn lại nói: “ Bốn mùa âm dương là căn bản của vạn vật, cho nên thánh nhân đến mùa Xuân mùa Hạ thì bảo dưỡng dương khí; mùa Thu, mùa đông thì bảo dưỡng âm khí đề theo căn bản, cho nên cùng chìm nối với vạn vật trong quy luật sinh trưởng, nếu trái lẽ đó thì tổn hại đến căn bản của sinh mệnh, bại hoại đến chân khí. Cho nên âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, là nguồn gốc của sự sinh tử, trái lẽ đó Thị tai hại sinh ra, theo lẽ đó thì tật bệnh không sinh ra được… Theo lẽ âm dương thì sống, trái lẽ đó thì chết, theo lẽ đó thì bình yên, trái lẽ đó thì rối loạn”.

Những câu đó đều là nói rõ sự thích ứng với âm dương biến hóa của tự nhiên giới để duy trì sự thống nhất của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài, không để cho âm dương thiên thịnh thiên suy, là vấn đề mấu chốt của phép dưỡng sinh và phòng bệnh. Phàm người không khéo dưỡng sinh thì không thể thích ứng với sự thay đổi của bốn mùa âm dương, như thế thì rất dễ bị tà khí xâm phạm mà phát sinh bệnh tật, thậm chí sinh và nguy hiểm đến tính mệnh.

Ngoài nhân tố ngoại lai của bốn mùa âm dương có thể ảnh hưởng đến sự biến hóa của âm dương trong thân thể con người mà sinh bệnh như đã nói trên. Thì nhân tố nội tại của thân thể người ta cũng đều có thể làm cho âm dương thiên thắng mà gây ra bệnh. Như thiên m dương ứng trọng đại luận sách Tố-vấn nói: “Bỗng nhiên giận quá hại âm, bỗng nhiên mừng quá hại dương”, đó cũng là một ví dụ. Vì thế muốn giữ gìn sự thăng bằng của âm dương trong thân thể người ta cũng cần phải chú ý điều tiết sự hoạt động về phương diện tình chỉ nữa.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ