Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Học thuyết Kinh Lạc (phần 3) – Mười hai kinh mạch

by BBT Yhctvn

Mười hai kinh mạch là bộ phận hạch tâm (trung tâm) của hệ kinh lạc. 12 kinh biệt và lạc mạch đều là phân nhánh từ 12 kinh chính có tác dụng hợp đồng nhau để cùng phát huy tác dụng.

1. Tên gọi của Thập nhị kinh mạch

Mười hai kinh mạch phân bố đối xứng hai bên cơ thể, phân biệt đi ở mặt trong hoặc mặt ngoài của chi trên và dưới. Mỗi một đường kinh đều phân thuộc một tặng hoặc một phủ và do vậy mỗi một đường kinh phải dựa vào âm dương, tay chân, tạng phủ mà đặt tên. Sự phân loại âm dương của cơ thể qui định như: tạng là âm, phủ là dương, mặt trong là âm, mặt ngoài là dương. Âm thì có phân thái âm, quyết âm, thiếu âm, dương phân dương minh, thiếu dương, thái dương. Mỗi đường kinh dựa vào sự lạc thuộc tạng phủ, kết hợp với vị trí tuần hành ở tay chân mà xác định tên gọi. Kinh âm thuộc tạng, đi ở mặt trong tứ chi, kinh dương thuộc phủ đi ở mặt ngoài tứ chi, phân bố ở mặt trong trước gọi là thái dương kinh, mặt trong giữa là quyết âm kinh, mặt trong sau là thiếu âm kinh. Phân bố mặt ngoài trước là dương minh kinh, mặt ngoài giữa là thiếu dương kinh, mặt ngoài sau là thái dương kinh. Sơ đồ tên gọi và phân loại 12 kinh

2. Vị trí tuần hành của Thập nhị kinh mạch

2.1. Thủ thái âm phế kinh

thủ thái âm phếThủ thái âm phế kinh Bắt đầu từ trung tiêu đi xuống, lạc đại trường, quay ngược lên ngang qua thượng vị (vị khẩu), xuyên qua cơ hoành trực tiếp vào phế, đi lên vùng hầu sau đó đi ngang ra trên ngoài ngực (huyệt trung phủ), ra dưới nách đi dọc mặt trong đường trước chi trên xuống dưới, qua hõm khủy vào thốn khẩu (nơi bắt mạch) lên ngũ tế thẳng ra đầu ngón cái (huyệt thiếu thương).

Phân nhánh: Phía sau cổ tay (huyệt liệt khuyết) phân nhánh đi theo mặt lưng bàn tay ra trước đi về huyệt thương dương, ngón tay trỏ giao với thủ dương minh đại trường kinh (hình 4-1)

 

 

2.2. Thủ dương minh đại trường kinh

Thư dương minh đại trườngThủ dương minh đại trường kinh; Khởi đầu từ đầu ngón trỏ (phía xương quay) huyệt thương dương đi dọc theo ngón trỏ lên qua huyệt hợp cốc, đi theo mặt duỗi trước đến phía trước khớp vai vòng ra sau đến gai sau đốt cổ 7 (huyệt đại chùy)- lại đi ra trước xuống dưới hõm trên xương đòn (huyệt khuyết bồn) chui vào khoang ngực lạc phế, đi xuống qua cách mô tới đại tràng.

Phân nhánh: Từ hõm trên đòn (huyệt khuyết bồn) đi lên qua cổ má và huyệt đại nghinh đi vào hàm dưới, quay ngược lại và đi ra hai góc mép qua địa thương vòng lên môi trên qua thủy câu, hai đường phải trái giao thoa nhau tại nhân trung (nhánh phải đi về phía trái, nhánh trái đi về phải) và giao với túc dương minh vị tại cánh mũi huyệt nghinh hương 

 

2.3. Túc dương minh vị kinh

Túc dương minh vịTúc dương minh vị kinh; Khởi từ cánh mũi hai bên (huyệt nghinh hương) đi dọc theo mũi lên phần gốc mũi, ngang qua tới mống mắt trong huyệt tình minh kết hợp với túc thái dương, đi xuống dọc phía ngoài mũi qua thừa khấp, cự liêu chui vào lợi răng hàm trên vòng qua mép xuống môi dưới phải trái giao thoa tại thừa tương, lại vòng ra sau góc hàm đến huyệt đại nghinh đi lên tới trước tai qua huyệt thượng quan, theo mép tóc đến đầu duy.

Phân nhánh: Từ huyệt đại nghinh phân nhánh đi xuống nhân nghinh, đi xuống sau ra tới đại chùy bẻ ngược lại vào khuyết bồn, vào sâu trong ngực đi xuống qua cơ hoành, trực thuộc vị mà lạc tỳ. Nhánh thẳng: Từ khuyết bồn đi ra ngoài đi dọc theo đường vú giữa xuống hai bên rốn (cách hai thốn) đi xuống rãnh bẹn chỗ huyệt khí nhai.

Phân nhánh: Từ hạ vị có một nhánh đi trong ổ bụng tới khí nhai hợp với đường đi từ khuyết bồn xuống và sau đó đi ra sau dưới trước ngoài đùi qua bánh chè xuống dọc trước ngoài xương chày xuống lưng bàn chân đi vào phía ngoài đầu ngón hai huyệt lệ đoài.

Phân nhánh: Từ dưới bánh chè ba thốn(huyệt túc tam lý) phân nhánh đi xuống ngoài đầu ngón ba.

Phân nhánh: Từ lưng bàn chân huyệt xung dương phân nhánh đi vào phía trong ngón cái huyệt ẩn bạch giao với túc thái âm tỳ.

2.4. Túc thái âm tỳ Kinh

Túc thái âm tỳTúc thái âm tỳ; Xuất phát từ phần trong đầu ngón cái (ẩn bạch) đi dọc theo phía trong lưng bàn chân chỗ trắng đỏ giao nhau(da gan và da lưng bàn) đi lên qua trước mắt cá trong huyệt thương khâu đi lên dọc phía trong cẳng chân (đường giữa).

Giao thoa nhau cách mắt cá trong 8 thốn, đi phía trước từ quyết âm can kinh đi lên dọc mặt trong trước đùi đến huyệt xung môn chui vào ổ bụng thuộc tỳ lạc vị, tiếp tục đi lên xuyên qua cơ hoành dọc hai bên thực quản đi lên hầu liên lạc với gốc lưỡi và phân tán dưới lưỡi.

Phân nhánh: Từ Vị phân ra đi lên qua cánh vào tâm giao với thủ thiếu âm tâm kinh 

 

2.5. Thủ thiếu âm tâm kinh

thủ thiếu âm tâmThủ thiếu âm tâm kinh; Xuất phát từ tâm, sau khi xuất hành (đi ra) thuộc tâm, đi xuống qua cách mô lạc tiểu trường. Phân nhánh: Từ tâm hệ phân ra kẹp theo hai bên thực quản đi lên qua cổ mặt đi vào mục hệ (hệ mắt).Nhánh thẳng (trực hành) từ tâm hệ phân ra qua phế đi ra nách huyệt cực tuyền đi dọc theo mặt trong sau cánh tay qua khủy qua cổ tay đi vào bàn tay phía trong sau đi thẳng đến phía xương trụ ngón tay út trong huyệt thiếu xung giao thủ thái dương tiểu trường kinh (hình 4-5).

 

 

 

2.6. Thủ thái dương tiểu trường kinh

thủ thái dương tiểu trườngThủ thái dương tiểu trường kinh; Xuất phát từ phía ngoài ngón út huyệt thiếu trạch đi thẳng lên qua phía ngoài cổ tay huyệt dương cốc dọc theo chi trên phía sau ngoài qua khủy tay từ phía sau khớp vai vùng huyệt kiên trinh, đi vòng theo xương bả vòng lên huyệt kiên trung du và giao hội với đại chùy, đi ra trước qua khuyết bồn (hõm trên đòn) đi vào trong ngực xuống lạc tâm, lại dọc theo thực quản qua các mô đến vị đi xuống thuộc tiểu trường.

Phân nhánh: Từ khuyết bồn phân ra dọc cổ đi lên hàm mặt đến mống mắt ngoài sau đó đi vào tai.

Phân nhánh: Từ hàm mặt phân ra đi xéo xuống hốc mắt dưới đến gốc mũi, đến mống mắt trong (huyệt tình minh) giao túc thái dương bàng quang kinh.

2.7. Túc thái dương bàng quang kinh

thái dương Bàng quangTúc thái dương bàng quang kinh; Xuất phát từ mống mắt trong (huyệt tình minh) đi lên trán đến đỉnh đầu, phải trái giao nhau tại huyệt bách hội. Phân nhánh: Từ đỉnh đầu phân ra đi đến góc trái tai. Nhánh thẳng (trực hành) cũng từ đỉnh đầu phân ra đi xuống phía sau đến xương chẩm chui vào trong sọ lạc não lại quay lại đi ra xuống cổ (huyệt thiên trụ) lại giao hội huyệt đại chùy sau đó lại phân phải trái đi dọc theo phía trong xương bả vai xuống dọc theo cột sống (cách đường giữa khoảng 1.5 thốn) đi đến lưng (huyệt thận du), chui vào vùng cơ hai bên cột sống và đi vào ổ bụng lạc thận thuộc bàng quang.

Phân nhánh: Từ vùng lưng tiếp tục dọc hai bên cột sống đi xuống xuyên qua vùng mông từ phía sau ngoài đùi đi xuống hõm kheo (ủy trung).

Phân nhánh: Từ vùng cổ phân nhánh đi xuống qua bờ trong xương bả vai từ huyệt phụ phân chạy dọc hai bên cột sống cách cột sống 3 thốn qua vùng mông xuống hõm kheo và hợp với nhánh trước, sau đó chui qua lớp cơ bụng chân (cơ phì trường) đi ra phía sau mắt cá ngoài huyệt côn lôn tại khu vực gót chân quay ra trước dọc theo phía ngoài lưng bàn chân tới bờ ngoài ngón út(huyệt chí âm) giao với túc thiếu âm thận kinh.

2.8. Túc thiếu âm thận kinh

kinh-tuc-thieu-am-thanTúc thiếu âm thận kinh; Xuất phát từ đầu dưới ngón út đi xéo tới giữa bàn chân (huyệt dũng tuyền)đi ra dưới lồi củ xương thuyền chỗ huyệt nhiên cốc, đi dọc bờ sau mắt cá trong phân ra đi vào gót và đi lên mặt trong sau cẳng chân đến phía trong hõm kheo, đi thẳng lên trong sau mông đến xương cụt (huyệt trường cường),xuyên qua cột sống đi vào thuộc thận lạc bàng quang.

Nhánh thẳng: Từ thận đi lên xuyên qua can và cách mô đi vào phế, đi dọc hầu lên tới hai bên gốc lưỡi.

Phân nhánh: Từ phải trái đường trong sau mông phân nhánh đi ra trước vùng hai bên âm bộ đi tới bụng, đi dọc theo đường giữa bụng (hai bên cách đường giữa 0.5 thốn) đi lên hai bên rốn đến trước ngực thẳng lên dưới xương đòn (huyệt du phủ).Phân nhánh: Từ phế đi ra lạc với tâm đi vào ngực (huyệt đản trung) và giao với thủ quyết âm tâm bào kinh.

2.9. Thủ quyết âm tâm bào kinh

thủ quyết âm tâm bào kinhThủ quyết âm tâm bào kinh; Xuất phát trong ngực ra thuộc tâm bào lạc, đi xuống, xuyên cách mô và cứ như vậy lạc với thượng, trung, hạ tiêu.

Phân nhánh: Từ trong ngực phân ra, đi ra ở phần nông hai bên mạn sườn cách đường nách sau khoảng 3 thốn (huyệt thiên trì), hướng lên nách, đi dọc chi trên đường giữa mặt trong tới khủy, đi qua huyệt nội quan cổ tay và lòng bàn tay (huyệt lao cung) đi dọc ngón giữa phía xương quay tới đầu ngón (huyệt trung xung).

Phân nhánh: Từ lòng bàn tay (huyệt lao cung) phân ra đi theo ngón đeo nhẫn (vô danh) phía trụ đến thẳng đầu ngón huyệt quan xung giao với thủ thiếu dương tam tiêu kinh 

2.10. Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Thủ thiếu dương tam tiêu kinhThủ thiếu dương tam tiêu kinh; Xuất phát từ đầu ngón vô danh phía trụ (huyệt quan xung) đi dọc lên đến cổ tay phía ngoài lưng bàn tay (huyệt dương trì) đi lên phía ngoài giữa hai xương qua chỏm khủy đi mặt ngoài cánh tay tới vai (huyệt kiên liêu) đi ra trước vào khuyết bồn tới đản trung, tán lạc tâm bào, đi xuống xuyên cách mô là lần lượt thuộc thượng trung hạ tiêu.

Phân nhánh: Từ đản trung phân ra, đi lên khuyết bồn đi lên vai và sau cổ,phải trái giao thoa tại đại chùy huyệt, tiếp tục lên trên, vòng sau tai (huyệt ế phong) đi thẳng lên góc trái tai sau đó bẻ quặt xuống vùng mặt má tới dưới hốc mắt.

Phân nhánh: Từ sau tai huyệt ế phong phân ra đi vào trong tai chui ra phía trước tai qua phía trước huyệt thượng quan, giao với nhánh trước tại khu vực má, đi tới mống mắt ngoài (huyệt đồng tử liêu) giao với túc thiếu dương đởm kinh.

2.11. Túc thiếu dương đởm kinh

thieu dương đởm kinh

Nguồn ảnh Benhhoc.com

Túc thiếu dương đởm kinh; Xuất phát từ mống mắt ngoài(huyệt đồng tử liêu)đi lên góc đầu(huyệt Hàm yếm) lại đi xuống sau tai(huyệt nguyên cốt)lại bẻ ngược lên vùng trán (huyệt dương bạch), sau đó vòng ra sau quặt vào sau tai huyệt phong trì, chạy dọc theo cổ đi xuống vùng vai (huyệt kiên liêu), hai nhánh phải trái giao hội tại đại chùy, sau đó vòng ra trước vào khuyết bồn.

Phân nhánh: Từ sau tai huyệt nguyên cốt phân ra, qua ế phong huyệt đi vào tai lại chui ra trước tai qua huyệt thính cung đến phía sau mống mắt ngoài.

Phân nhánh: Từ mống mắt ngoài phân ra đi xuống hàm dưới chỗ huyệt đại nghinh, tương hợp với nhánh của thủ thiếu dương phân nhánh tại mặt, lại đi xuống dưới hốc mắt, lại đi xuống qua góc xương hàm dưới (huyệt giáp xa),đi xuống cổ, qua huyệt nhân nghinh phía trước cổ cùng hợp với nhánh trước tại khuyết bồn, đi xuống ngực, qua cách mô lạc can thuộc đởm, đi dọc phía ngoài (nông) vùng sườn ra ở huyệt khí nhai, vòng bờ trên mu, đi ngay qua khớp háng huyệt hoàn khiêu.

Nhánh thẳng: Từ khuyết bồn phân ra đi xuống tới nách, qua huyệt uyên dịch đi phía bên ngực (huyệt nhật nguyệt), qua bẹ sườn thẳng xuống hoàn khiêu cùng hợp với nhánh trước, lại đi xuống dọc mặt ngoài đùi, bờ ngoài xương bánh chè, xuống bờ trước xương mác thẳng xuống, ra ở trước mắt cá ngoài, đi dọc theo lưng bàn chân tới phía ngoài ngón 4 (huyệt khiếu âm).Phân nhánh: Từ lưng bàn chân (huyệt lâm khấp) phân ra, đi ra trước phía ngoài đầu ngón cái, vòng lại qua móng chân phân bố tại móng chân giao với túc quyết âm can kinh.

2.12. Túc quyết âm can kinh

Kinh túc quyết âm can

Kinh túc quyết âm can (Nguồn ảnh benhhoc.com)

Túc quyết âm can kinh; Xuất phát từ sau móng ngón cái (nơi mọc nhiều lông) đi xuống mặt ngoài móng ngón cái (huyệt đại đôn) đi dọc lưng bàn chân lên đến trước mắt cá trong một thốn chỗ huyệt trung phong, lại đi lên dọc xương bờ trong trước xương mác, tại nơi cách mắt cá trong lên trên 8 thốn sau khi giao xuất với túc thái âm tỳ kinh đi lên mặt trong bánh chè dọc mặt trong đường giữa đùi đi vào vùng lông mu, vòng quanh âm khí đến đến bụng dưới lại lên trên đến huyệt chương môn, kỳ môn và đi vào bụng, đi hai bên dạ dày, thuộc cung lạc đởm. Hướng lên xuyên cách mô phân bố ở hai mạn sườn, lên trên bầu vào mũi hầu, tiếp tục đi lên đến mắt (mục hệ), đi ra trán đi thẳng tới đỉnh đầu, giao hội với đốc mạch tại bách hội.

Phân nhánh: Từ mắt phân ra đi xuống má vòng quanh môi.

Phân nhánh: Từ can phân ra, xuyên cách mô đi thẳng lên vào phế và giao với thủ thái âm phế kinh.

3. Quy luật vận hành

Căn cứ vào vị trí và lộ tuyến tuần hành 12 kinh có thể qui nạp: hướng đi của nó, giao tiếp, quan hệ biểu lý, thứ tự (trật tự)… có những quy luật nhất định.

3.1. Quy luật về hướng đi và giao tiếp

“Linh khu – Nghịch thuận phì sấu (béo gầy)” có nói: “Thủ chi tam âm, tùng tạng tẩu thủ; thủ chi tam dương, tùng thủ tẩu đầu; túc chi tam dương, tùng đầu tẩu túc; túc chi tam âm, tùng túc tẩu phúc” tức là ba kinh âm ở tay đều xuất phát từ ngực đi tới tay, giao hội với ba kinh dương tương ứng biểu lý ở tây tại các ngón tay; ba kinh dương ở tay đều xuất phát từ các ngón tay đi tới đầu và giao hội với ba kinh dương cùng tên ở đầu; ba kinh dương ở chân xuất phát từ đầu mặt đi xuống chân, và giao hội với ba kinh âm tương ứng biểu lý ở chân; ba kinh âm ở chân đều xuất phát từ ngón chân đi lên ngực bụng(đồng thời tiếp tục kéo dài tới đầu), giao hội với ba kinh âm ở tay tại ngực.

Như vậy, 12 kinh đã cấu thành như Linh khu đã nói: Âm dương tương quán, thành một vòng liên tục.12 kinh dựa vào hướng đi nhất định, liên hệ với nhau giao tiếp nhau được thể hiện đại để như sau:

Âm kinh và dương kinh có quan hệ biểu lý giao tiếp nhau tại tứ chi, như: thủ thái âm phế kinh giao tiếp nhau tại ngón trỏ (giao thủ dương minh đại trường). Thủ thiếu âm tâm kinh giao nhau với thủ thái dương tiểu trường ở ngón út. Thủ quyết âm tâm bào kinh giao tiếp với thủ thiếu dương tam tiêu kinh tại ngón vô danh, túc dương minh vị kinh giao tiếp với túc thái âm tỳ kinh tại ngón chân cái, túc thái dương bàng quang kinh giao tiếp với túc thiếu âm thận kinh tại ngón út, túc thiếu dương đởm kinh giao tiếp với túc quyết âm can kinh tại sau móng ngón cái (chỗ mọc lông).

Các kinh dương cùng tên ở tay và chân giao tiếp nhau tại đầu mặt; như thủ dương minh đại trường giao tiếp với túc dương minh vị tại cạnh mũi, thủ thái dương tiểu trường và túc thái dương bàng quang giao nhau tại mống mắt trong, thủ thiếu dương tam tiêu giao nhau với túc thiếu dương đởm kinh tại mống mắt ngoài. Do thủ tam dương kinh và tam kinh dương chân đều giao hội an tại đầu cho nên gọi “Đầu vi chư dương chi hội”.

Kinh âm tay chân giao tiếp nhau tại ngực, như túc thái âm tỳ giáo với thủ thiếu âm tâm tại tâm, túc thiếu âm thận và thủ quyết âm tâm tại ngực, túc quyết âm can và thủ thái âm phế tại phế.

3.2. Quy luật phân bố

12 kinh mạch phân bố toàn cơ thể và lộ tuyến chia thành đường đi bên trong và đường đi ở ngoài. 12 kinh mạch phân bố trong cơ thể cơ bản là đi lên (thượng tung). Nhưng mỗi một đường kinh tuần hành trong cơ thể đều có hoặc nhiều hoặc ít những khúc cua, bẻ quặt, giao tiếp nhau và xuất nhập. Do Đó giữa 12 kinh với nhau và giữa 12 kinh với kinh biệt, kỳ kinh, lạc mạch thường có nhiều những chỗ giao thoa và giao hội nhau. Giao thoa thì thường sau khi giao nhau đường kinh sẽ đi sang hướng đối diện. Giao hội đa số sau khi tương giao thì vẫn đi theo hướng cũ. Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, và như vậy nó càng gia tăng sự liên hệ phức tạp của các vị trí bộ phận trong cơ thể, cấu thành một chỉnh thể thống nhất.12 kinh đi ngoài thể biểu (phân bố) có quy luật nhất định.

Ở tứ chi: âm kinh phân bố ở mặt trong, dương kinh phân bố ở mặt ngoài. Mặt trong có 3 kinh âm. Phía ngoài có 3 kinh dương. Trên đại thể, thái âm, dương minh ở đường trước; thiếu âm, thái dương phân bố ở đường sau; quyết âm, thiếu dương đi ở đường giữa. Kinh mạch phân bố ở mặt trong chi trên là: Thái âm đi ở phía (đường) trước, quyết âm đường giữa, thiếu âm sau. Mặt ngoài ba kinh dương có dương minh phía trước, thiếu dương đường giữa, thái âm đường sau. Chi dưới mặt trong phân bố như sau: Phần dưới của mắt cá trong đo lên 8 thốn thì quyết âm đi đường trước, thái âm giữa, thiếu lâm đường sau. Phần trên điểm mắt cá trong 8 thốn sẽ phân bố như sau: Thái âm lại ra trước, quyết âm ở đường giữa, thiếu âm ra sau. Phía ngoài chân phân bố như sau: Dương minh đường trước, thiếu dương giữa, thái dương đường sau.

Khu vực đầu mặt: Dương minh kinh đi ở vùng mặt, trán; thái dương kinhđi ở mặt má, đỉnh đầu và vùng sau đầu; thiếu dương kinh đi ở hai bên đầu.

Khu vực thân mình: Thủ tam dương đi ở vùng vai bả. Thủ tam âm đều từ nách đi ra. Túc tam dương thì dương minh đi phía trước (ngực, bụng); thái dương đi ở phía sau (lưng); thiếu dương đi ở bên. Túc tam âm đều đi ở vùng bụng. Tuần hành ở bụng thì theo thứ tự từ trong ra ngoài là túc thiếu âm, túc dương minh, túc thiếu âm, túc quyết âm.

12 kinh tuần hành ở ngực, lưng, đầu mặt, tứ chi đều là phải trái đối xứng phân bố hai bên cơ thể, tổng cộng có 24 đường. Trong đó mỗi đường kinh âm đều có cùng một đường kinh dương tương quan biểu lý cùng lạc thuộc với tạng phủ bên trong cơ thể, ở tứ chi thì đi ở mặt trong và mặt ngoài đối ứng nhau.

3.3. Quan hệ biểu lý

Ba kinh âm và dương tay và chân thông qua kinh biệt và biệt lạc mà câu thông với nhau thành sáu cặp có quan hệ “biểu lý tương hợp”. “Tố vấn – Huyết Khí hình chí” nói “Túc thiếu dương và thiếu âm là biểu lý, thiếu dương và quyết tâm là biểu lý, dương minh và thái âm là biểu lý, thủ thái dương và thiếu âm là biểu lý, thiếu dương và tâm chủ là biểu lý, dương minh và thái âm là biểu lý.

12 kinh mạch quan hệ ngoài thể biểu, là hai đường kinh mạch có quan hệ biểu lý với nhau và đều giao tiếp nhau ở mạt đoạn (ngón) tay chân, phân biệt chạy hai mặt trong ngoài cơ thể (túc quyết âm can kinh và túc thái âm tỳ sau khi giao thoa tại điểm cách mắt cá trong lên trên 8 thốn sẽ chuyển hướng trước sau: Túc thái âm đường trước, túc quyết âm đường giữa) đồng thời chúng cũng có những mạch lạc liên hệ nhau. Trong cơ thể (thể nội) phân biệt thuộc lạc những tạng phủ tương quan biểu lý như túc thái dương bàng quang kinh lạc thận, túc thiếu âm thận lạc bàng quang… Những biệt kinh của chúng ngoài việc cùng thông qua những tạng phủ mà nó lạc thuộc ra, sáu kinh âm kinh biệt sau khi từ trong đi ra thể biểu lại hợp nhập với biệt kinh của sáu kinh dương tương quan biểu lý. Như vậy do sự phân bố của kinh lạc mà hình thành quan hệ biểu lý với nhau.

Quan hệ biểu lý của 12 kinh mạch không chỉ do hai đường kinh có quan hệ biểu lý giao tiếp nhau để tăng cường quan hệ nhau mà còn do nó có sự lạc thuộc tương hỗ với cùng một tạng phủ. Do vậy làm cho chức năng sinh lý biểu lý một tạng một phủ sẽ phối hợp tương hỗ. Trong bệnh lý cũng có ảnh hưởng qua lại. Ví dụ tỳ chủ vận hóa, thăng thanh; vị chủ thu nạp, giáng trọc; tâm hỏa có thể đi xuống tiểu trường… trong điều trị những du huyệt của hai đường kinh tương quan biểu lý có thể giao thoa sử dụng. Ví dụ huyệt của phế kinh có thể dùng để điều trị bệnh đại tràng của bệnh của kinh đại tràng.

3.4. Thứ tự lưu chú

Khí huyết là do thủy cốc tinh khí trung tiêu hóa thành. 12 kinh mạch là thông đạo chủ yếu của sự vận hành khí huyết. 12 kinh mạch phân bố ở mọi vị trí trong cơ thể. Khí huyết trong nó cũng tuần hoàn theo một trật tự nhất định, tức là sau khi nhận được khí của trung tiêu, khí sẽ được đem lên phế, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, sẽ truyền theo thứ tự đến túc quyết âm can kinh và lại tiếp tục một vòng nữa, tạo thành vòng tuần hoàn kín trong 12 kinh mạch. Khí huyết trong quá trình chảy trong 12 kinh, mạch và khí giao tiếp chủ yếu thông qua hai hình thức. Thứ nhất là do có quan hệ “lạc” thuộc giữa các tạng phủ sẽ làm cho mạch và khí tương thông. Thứ hai tại thể biểu thông qua các nhánh hoặc các lạc mạch mà có sự giao tiếp với một kinh mạch sau nó. Ví dụ thủ thái âm phế kinh ở trong thuộc phế lạc đại trường, ở ngoài thì phân nhánh của nó sẽ nối với đầu ngón trỏ của kinh đại trường. Đây không phải là phương thức tuần hành duy nhất của khí huyết mà còn những phương cách khác, ví dụ dinh khí đi theo hướng đi của 12 kinh nhưng theo giờ nhất định. Vệ khí đi ở ngoài mạch ban ngày đi ở phần mạch dương, ban đêm ở phần mạch âm nối nhau đủ một vòng.

Nguồn: Giáo trình yhct Đại học y dược Cần Thơ

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm