Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh túc thái dương Bàng quang

by Dieu Quang

Kinh túc thái dương Bàng quang – Là kinh thứ 7 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan Kinh túc thái dương Bàng quang

Điều chỉnh rối loạn khí của Thận và Bàng Quang, dùng theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài, Âm – Dương. Thường dùng cặp huyệt Nguyên – Lạc.

Vượng giờ Thân (15 – 17g) – Hư giờ Dậu (17 – 19g) – Suy giờ Dần (3-5g). Nhiều Huyết, ít Khí.

Ấn đau huyệt Trung Cực (Nh.3) và Bàng Quang Du (Bq.28).

Tạng Phủ Liên Hệ Mối Quan Hệ Tác Dụng
 

Thận

 

Biểu – Lý

Điều chỉnh rối loạn khí của Thận và Bàng Quang, dùng theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài, Âm – Dương.

Thường dùng cặp huyệt Nguyên – Lạc.

 

 

 

B À N G

 

 

Đởm

 

 

 

Phế

+ Tương Sinh (Bàng Quang Thủy sinh Đởm Mộc)

 

 

+ Tương Sinh (Phế Kim sinh Bàng Quang Thủy).

+ Tý Ngọ đối xứng

. Dùng khi Đởm quá hư (theo nguyên tắc : Hư bổ Mẫu).

. Dùng khi Bàng Quang quá Thực, theo nguyên tắc : Thực tả tử.

 

. Dùng khi Bàng Quang quá hư (theo nguyên tắc Hư bổ mẫu).

 

. Dùng khi thời khí của kinh Bàng Quang suy.

 

Q U A N G

 

Tiểu Trường

 

 

 

Vị

. Tương Khắc (Bàng Quang Thủy khắc Tiểu Trường Hỏa).

. Mẫu tử theo giờ thịnh.

. Tương khắc (Vị Thổ khắc Bàng Quang

Thủy).

. Dùng khi Tiểu Trường quá thực (theo nguyên tắc tương khắc, lấy Thủy khắc Hỏa).

. Dùng khi kinh khí của Bàng Quang suy.

. Dùng khi Bàng Quang quá thực (theo nguyên tắc tương khắc, lấy Thổ khắc

Thủy).

Tam Tiêu Phu Thê Điều chỉnh Âm Dương của 2 kinh Bàng

Quang và Tam Tiêu.

Tiểu Trường Đồng Danh (Túc + Thủ Thái Dương ) Dùng khi Tiểu Trường bị rối loạn

( theo nguyên tắc chọn huyệt Trên – Dưới, Đồng Danh).

Phế Nghịch Khí (Thái

Dương # Thái Âm), giữa Phủ và Tạng. Hoặc nguyên tắc Âm Dương Kinh Khí Tương Cầu

Dùng khi Phế quá Thực (theo nguyên

tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Thái Uyên (P.9) phối Kinh Cốt (Bq.64).

 

1.1/Kinh chính

Khởi đầu ở góc trong mắt từ huyệt Tình Minh lên trán, thẳng lên đỉnh đầu giao hội với Đốc Mạch ở huyệt Bách Hội, phân nhánh vào não, rồi đi tiếp ra sau gáy. Từ gáy phân ra hai nhánh: Một nhánh đi dọc theo cột sống (cách 1, 5 thốn) đến vùng thắt lưng vào Thận và Bàng Quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.

Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân. Từ nhượng chân đi tiếp xuống mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để kết hợp với kinh Túc Thiếu Âm Thận.

1.2 Kinh biệt

Khởi từ nhượng chân, kinh Biệt đi lên phía sau đùi đến mông, tới xương cùng thì đi theo giang môn, lặn sâu vào trong để đến Bàng Quang rồi tán vào Thận. Từ Thận theo mép bên của cột sống lên đến cổ gáy gặp Kinh chính Túc Thái Dương Bàng Quang ở huyệt Thiên Trụ.

1.3 Lạc dọc

Từ huyệt Lạc – Phi Dương, theo đường đi của Kinh chính lên gáy, vòng lên đầu đến huyệt Tình Minh rồi tán vào miệng.

1.4 Lạc ngang

Khởi từ huyệt Lạc – Phi Dương vòng theo phần mặt sau cẳng chân, đổ vào Kinh chính Túc Thiếu Âm Thận ở huyệt Nguyên – Thái Khê.

1.5 Kinh cân

Khởi lên ở góc ngoài móng ngón chân út, lên đến mắt cá ngoài, đi chếch lên phía ngoài đầu gối, rồi vòng xuống dọc theo mặt ngoài cẳng chân đến gót chân. Từ bờ ngoài gót chân lại đi trở lên theo mặt sau cẳng chân đến hốc nhượng chân. Tại đây có một nhánh khác trở xuống miền sau ngoài bắp chân rồi lại lên đến mép trong giữa nhượng chân.

Từ đoạn giữa nhượng chân chạy lên trên đến mông, và đi lên song song cạnh cột sống lưng, đến cổ gáy. Một nhánh chính thẳng tới vùng chẩm xương vòng lên bên vòm sọ, xuống mặt, tới huyệt Tứ Bạch (Vị), kết ở mũi và phân thành mạng lưới ở mí mắt trên.

Một nhánh tách ra từ mỏm bên trước vai, vùng huyệt Kiên Ngung (Đtr), vào ngực, đến hõm xương đòn, lên trên tới trước cơ chũm. Một nhánh khác từ hõm xương đòn đi chếch lên góc hàm dưới và phân thành nhiều nhánh nhỏ quanh cơ gò má dưới mắt.

2. Triệu chứng Kinh Bàng quang

thái dương Bàng quang

Túc thái dương Bàng quang (ảnh benhhoc.com)

  Kinh Bệnh: Mắt đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chảy máu cam, đầu đau, gáy đau, lưng đau, cột sống đau, mặt sau chi dưới đau, sốt.

Phủ Bệnh: Tiểu không thông, tiểu dầm, bụng dưới đau tức.

Bàng Quang Thực : Tiểu bí, bụng dưới đầy, bụng dưới đau xoắn. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 2 lần. Mạch Sác.

Bàng Quang Hư: Tiểu không tự chủ, tiểu són. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn Thốn Khẩu. Mạch Huyền Tế.

2.1 Kinh chính

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ

+ Cảm giác khí nghịch lên, Đầu đau, tròng mắt như lồi ra. Cổ gáy đau như bị lôi kéo, Cột sống đau nhức, vùng thắt lưng như muốn gãy, Khớp háng không co duỗi được, Cảm giác như thắt nút ở nhượng chân, Cảm giác như vỡ tung cơ phía mặt ngoài bắp chân.

2.2 Lạc ngang

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN (gây rối loạn về gân cơ):

Trĩ, Sốt rét, hôn mê, điên cuồng, Mắt vàng, chảy nước mắt, chảy nước mũi, Đầu và cổ gáy đau, Lưng, thắt lưng, vùng xương cùng đau, nhượng chân, phần ngoài bắp chân và gót chân đau, Ngón chân út bất động.

2.3 Lạc dọc

THỰC:

Mũi nghẹt, mũi chảy nước, Đau đầu và lưng yếu mõi, Chảy nước mũi trong, Chảy máu cam.

2.4 Kinh biệt

ĐAU TỪNG CƠN:

+ Cổ gáy đau, đầu đau, chóng mặt, Co cứng và đau mỏi, ê ẩm vùng lưng và thắt lưng.

2.5 Kinh cân

+ Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi, 1/2 đầu đau, thần kinh mắt đau, Thần kinh tọa đau. Cơ nhượng chân co cứng. Cột sống lưng đau như gãy Co cứng cân cơ cổ gáy. Vai không nâng lên được, vùng nách đau lan đến hõm trên xương đòn.

3. Điều trị kinh Bàng quang

Bàng Quang Hư:

Châm bổ huyệt Chí Âm (Bq.67) vào giờ Dậu [17-19g] (đây là huyệt Tỉnh Kim, Kim sinh Thủy – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).

Ôn Thận, cố phao. Dùng huyệt Bàng Quang Du + Mộ Huyệt (Trung Cực – Nh.3) và Du huyệt của Thận (Thận Du – Bq.23). Thường dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Bàng Quang Thực (Nhiệt):

.Châm tả huyệt Thúc Cốt – Bq.65 (đây là huyệt Du Mộc, Thủy sinh Mộc – Thực tả tử).

(Châm Cứu Đại Thành).

Thanh lợi thấp nhiệt. Dùng Mộ Huyệt của Bàng Quang và huyệt ở mạch Nhâm làm chính. Dùng phép tả, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

3.1 Kinh chính

THỰC: Tả: Thúc Cốt (Du + h.Tả – Bq.65), Kinh Cốt (Nguyên – Bq.64), Phi Dương (Lạc – Bq.58), Bàng Quang Du (Bq.26).

Phối: Tiểu Hải (Ttr.8), Túc Lâm Khấp (Đ.41), Thiên Tỉnh (Ttu.10), Xích Trạch (P.5)

HƯ: Bổ: Chí Âm (Tỉnh + huyệt Bổ – Bq.67)Kinh Cốt (Nguyên – Bq.64), Phi Dương (Lạc – Bq.58), Trung Cực (Nh.3, ), Hậu Khê (Ttr.3), Bàng Quang Du (Bq.26),

Phối: Thương Dương (Đtr.1), Thiên Xu (Vị.25), Đại Trường Du (Bq.25), Đại Hách (Th.12), Trung Chử (Ttu.3), Thái Uyên (P.5)

3.2 Lạc ngang

THỰC: Tả: Phi Dương (Lạc – Bq.58), Bổ: Thái Khê (Nguyên – Th.3) HƯ: Bổ: Kinh Cốt (Nguyên – Bq.64), Tả: Đại Chung (Lạc – Th.4)

3.3 Lạc dọc

THỰC: Tả: Phi Dương (Lạc – Bq.58),

HƯ: Bổ: Đại Chung (Lạc – Th.4.), Tả: Kinh Cốt (Nguyên – Bq.64)

3.4 Kinh biệt

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:

Châm: Phía đối bên bệnh: Chí Âm (Bq.67), Dũng Tuyền (Th.1).

+ Phía bên bệnh: Thúc Cốt (Bq.65), Thái Khê (Th.3). RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN

Âm Khích (Tm.6), Kim Môn (Bq.63), Túc Tam Lý (Vị.36), Chí Âm (h. Bổ – Bq.67), Thiên Trụ (Bq.10)

3.5 Kinh cân

THỰC: Tả: A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Chí Âm (huyệt Bổ -Bq.67), Phối: Thúc Cốt (Bq.65), Uỷ Trung (Bq.40), Tứ Bạch (Vị.2),

HƯ: Bổ: Cứu A thị huyệt kinh Cân, Chí Âm (Bq.67), Tả: Thúc Cốt (Bq.65) Phối: Uỷ Trung (Bq.40), Tứ Bạch (Vị.2).

4. Các huyệt trên kinh túc thái dương Bàng quang

Tình minh 睛明 Can du 肝俞 Hội dương 会阳 Chí thất 志室
Toàn trúc 攒竹 Đởm du 胆俞 Thừa phù 承扶 Bào hoang 胞肓
My xung 眉冲 Tỳ du 脾俞 Ân môn 殷门 Trật biên 秩边
Khúc sai 曲差 Vị du 胃俞 Phù khích 浮郄 Hợp dương 合阳
Ngũ xứ 五处 Tam tiêu du 三焦俞 Ủy dương 委阳 Thừa cân 承筋
Thừa quang 承光 Thận du 肾俞 Ủy trung 委中 Thừa sơn 承山
Thông thiên 通天 Khí hải du 气海俞 Phụ phân 附分 Phi dương飞扬
Lạc khước 络却 Đại trường du 大肠俞 Phách hộ 魄户 Phụ dương  跗阳
Ngọc chẩm 玉枕 Quan nguyên du 关元俞 Cao hoang 膏肓 Côn lôn 昆仑
Thiên trụ 天柱 Tiểu trường du 小肠俞 Thần đường 神堂 Bộc tham 仆参
Đại trữ 大杼 Bàng quang du 膀胱俞 Y hy 譩嘻 Thân mạch 申脉
Phong môn 风门 Trung lữ du 中膂俞 Cách quan 膈关 Kim môn 金门
Phế du 肺俞 Bạch hoàn du 白环俞 Hồn môn 魂门 Kinh cốt 京骨
Quyết âm du 厥阴俞 Thượng liêu 上髎 Dương cương 阳纲 Thúc cốt 束骨
Tâm du 心俞 Thứ liêu 次髎 Ý xá 意舍
Đốc du 督俞 Trung liêu 中髎 Vị thương 胃仓 Chí âm 至阴
Cách du 膈俞 Hạ liêu 下髎 Hoang môn 肓门

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm