Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Cự liêu 巨髎

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Cự liêu – Cự = to; Liêu = chỗ lõm. Huyệt ở chỗ lõm bên dưới xương gò má (xương to), vì vậy gọi là Cự Liêu (Trung Y Cương Mục).

1. Đại cương

Tên Huyệt: Cự = to; Liêu = chỗ lõm. Huyệt ở chỗ lõm bên dưới xương gò má (xương to), vì vậy gọi là Cự Liêu (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 3 của kinh Vị.

+ Huyệt giao hội của Kinh Vị với Mạch Dương Kiều.

2. Vị trí huyệt Cự liêu

Xưa: Ở cạnh ngoài lỗ mũi 0,8 phân, thẳng con ngươi xuống.

Nay: Tại nơi gặp nhau của đường giữa mắt kéo xuống và chân cánh mũi kéo ra, ngay dưới huyệt Tứ Bạch.

Huyệt cự liêu

Giải Phẫu : Dưới da là cơ gò má nhỏ, cơ nâng cánh mũi và môi trên ( cơ vuông môi trên), vào sâu có cơ nanh, xương hàm trên.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Chủ trị: Trị liệt mặt, răng đau, môi và má sưng đau.

Phối Huyệt :

  1. Phối Thiên Song (Ttr.16) trị má sưng (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Tình Minh, Giáp Xa, Quyền Liêu trị liệt mặt
  3. Phối Hạ Quan, Hợp Cốc trị đau răng trên.
  4. Phối Dương Bạch, Thông Nghi, Toản Trúc, Đầu Duy trị sụp mi.

Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên 0,3 – 0,5 thốn, Ôn cứu 3 – 5 phút.

Ghi Chú : Không cứu thành sẹo.

Tham Khảo:

Ứ huyết đình lưu ở hung ngực châm Thận Du, Cự Liêu làm chủ(Bách chứng phú). Trị hay lắc và nhìn ngược lên.

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm