Đổng Thị Kỳ Huyệt là một môn châm cứu học được truyền lại từ hơn 10 đời tổ tiên của ông Đồng Cảnh Xương. Đây là một hệ thống châm cứu độc đáo và có những sự khác biệt với hệ thống châm cứu 14 chính kinh về huyệt vị, từ lý luận, chẩn đoán đến phương pháp châm cứu.
Dưới đây xin gửi tới bạn đọc loạt bài viết về các khái niệm cơ bản cần nắm trong châm cứu Đổng Thị kỳ huyệt, được dịch từ cuốn A-Study-on-Tung-s-Acupuncture-yong
Xem thêm:
Mục Lục
A1 Vết mờ và gân xanh
– Vết mờ
Vết mờ, một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự đổi màu tối của da, là những biểu hiện trên da của một số bệnh lý nội tạng. Khi các cơ quan hoặc kinh mạch nhất định có bệnh lý, vết mờ thường sẽ biểu hiện với sự đổi màu trên các bộ phận cơ thể tương ứng, mặc dù chúng có thể khó phát hiện nếu chúng không nằm trên lòng bàn tay hoặc khuôn mặt.
Vết mờ không chỉ hữu ích trong việc chẩn đoán vấn đề mà còn có thể cho chúng ta thấy các khu vực hiệu quả để châm cứu điều trị các bệnh lý liên quan. Thầy Đổng đã rất thành công khi sử dụng phương pháp, Ví dụ, ông ấy đã sử dụng huyệt Kim Hỏa điều trị khái suyễn, Ngũ Hổ điều trị đau tay chân, Trọng Tử, Trọng Tiên điều trị đau vai và lưng.
Nguyên tắc này có liên quan mật thiết đến nguyên tắc dùng trong xem thốn khẩu trong nhi khoa Đông y. Nguyên tắc này chủ yếu liên quan đến huyết áp trong tĩnh mạch. Huyết áp trong tĩnh mạch càng cao thì ‘vết mờ’ càng rõ rệt.. Nó cũng phản ánh sự thiếu hụt oxy tương đối trong cơ thể chúng ta. Tình trạng thiếu oxy càng nghiêm trọng, hàm lượng carbon dioxide trong máu càng cao thì vết mờ càng rõ. Các khu vực sẽ có phản ứng khác nhau, tùy thuộc vào áp lực của các cơ quan khác nhau.
– Gân xanh
Gân xanh tương đương với chứng ứ trệ ở tĩnh mạch, theo kinh nghiệm thì bệnh huyết áp, tim mạch và hô hấp thường gặp hơn, ngoài ra có thể gặp ở các hội chứng đau khác. Hình dạng của tĩnh mạch đặc biệt nổi bật rõ màu, đặc biệt là màu xanh tím, thường được gọi là ‘gân xanh’. Gân xanh thường xuất hiện ở vùng huyệt Ủy Trung, Xích Trạch và cánh tay trên; đôi khi ở ngoài các chi như vùng huyệt Ngư Tế, Nhiên Cốc. Nó cũng xảy ra ở phía trước xương chậu, bả vai và thành bụng.
Bất kỳ chỗ nào trên toàn bộ cơ thể đều có thể gây ra bệnh tật. Nếu không chú ý đến các chứng này, thì các vùng bị tổn thương sẽ không thể khỏi, nếu có thể chữa khỏi thì bệnh nhân thường sẽ khỏi bệnh sau một hoặc hai tuần, chậm nhất là một hoặc hai tháng mà không cần điều trị.
Thầy Đồng thường chẩn đoán bệnh dựa vào vết bầm tím ở lòng bàn tay và ngón tay, và phát triển ra môn “Đổng thị chưởng chẩn học ”.
A2 Toàn tức
Trong học thuyết thiên nhân hợp nhất trong Đông y, cho rằng mỗi bộ phận đều có liên quan đến tổng thể, mỗi bộ phận có thể phản ánh tổng thể, và cũng có thể trị liệu tổng thể. Đây cũng là quan điểm của thuyết ‘Toàn tức’.
Vì vậy, có rất nhiều phương pháp châm cứu như chưởng châm, nhãn châm, nhĩ châm, túc châm và đầu châm. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là ‘thể châm’. Mặc dù thể châm mười bốn kinh mạch tương ứng với ngũ tạng lục phủ, tuy nhiên, nếu phân biệt rõ hơn từng bộ phận tay, chân, thì mỗi bộ phận có thể điều trị các bệnh riêng biệt của toàn thân. Thực tế này phản ánh đầy đủ tương quan tổng thể của cơ thể con người. Sự xuất hiện của ‘toàn tức luận’ đã làm sâu sắc thêm khái niệm tổng thể của Đông y. Theo toàn tức luận, bất kỳ chi nào trên cơ thể con người đều là một mô hình thu nhỏ của tổng thể. Có các huyệt tương ứng với toàn cơ thể, ví dụ đốt bàn ngón tay hai, có các huyệt tương ứng các huyệt vị ở các bộ phận đầu, cổ, chi trên, phổi, gan, dạ dày, tá tràng (thập nhị chỉ tràng), thận, thắt lưng, các huyệt tại các vùng trên bụng dưới, cẳng chân, bàn chân, v.v.,
Ở mỗi chi và các bộ phận lớn hơn và tương đối độc lập khác, đều có cùng một mô hình phân huyệt như ở đốt bàn ngón tay hai. Sự phân bố các huyệt đạo trên mỗi chi cũng theo tỷ lệ tương tự như ở bàn ngón tay hai: Huyệt nối giữa huyệt đầu và chân là huyệt vị. Huyệt nối giữa huyệt vị và huyệt đầu là huyệt phế. Huyệt phế và huyệt đầu được chia thành ba phần bằng nhau, hai điểm giữa tính từ huyệt đầu là huyệt cổ và huyệt chi trên theo thứ tự. Sự kết nối giữa huyệt vị và huyệt chân được chia thành sáu phần bằng nhau, năm huyệt ở giữa tính từ huyệt vị là tá tràng, thận, thắt lưng, bụng dưới và đùi huyệt chân theo thứ tự. Các huyệt trên chỉ là các huyệt đại diện, các huyệt khác có thể lấy các huyệt này làm điểm tham khảo
Sự phân bố huyệt đạo của Đổng thị kỳ huyệt cũng rất giống với quy luật Toàn tức, thầy Đổng nhấn mạnh rằng bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể điều trị được các bệnh toàn thân. Dù thầy Đổng chia toàn bộ cơ thể thành 12 bộ phận điều trị, nhưng mỗi bộ phận đều có thể điều trị các bệnh độc lập của toàn cơ thể. Trong điều trị lâm sàng, bệnh nhân thường được điều trị bằng cách quyết định châm cứu ở tay hay chân. Các huyệt châm cứu có cùng tính chất tác dụng được phân bố ở tay và chân. Các huyệt Chỉ Ngũ Kim, Thủ Ngũ Kim, Túc Ngũ Kim; Chỉ Tứ Mã, Túc Tứ Mã là những ví dụ rõ ràng. Một ví dụ khác là bản thân một nhóm huyệt thường có ý nghĩa Toàn tức.
Ví dụ như Linh Cốt, Đại Bạch được Đổng sư sử dụng làm huyệt ôn dương bổ khí. Theo Toàn tức luận thì, Đại Bạch chủ thượng tiêu, Linh Cốt chủ hạ tiêu. Cả Đại Bạch và Linh Cốt chủ yếu là kim sâu, thấu qua cả tam tiêu thượng trung hạ. Do đó, hai kim bao phủ tam tiêu bất kể hướng dọc hay ngang. Hiệu quả là rõ ràng. Lại như huyệt Ngũ Hổ, từ đầu ngón tay đến lòng bàn tay, thứ tự là Ngũ Hổ một, Ngũ Hổ hai, Ngũ Hổ ba, Ngũ Hổ bốn, và Ngũ Hổ năm. Ngũ Hổ huyệt được Đổng sư điều trị toàn thân cốt thũng. Theo sự phân bố và chủ trị của 5 huyệt, theo ý Toàn tức, Ngũ Hổ một thường được dùng để chữa đau ngón tay, đau lòng bàn tay và viêm bao gân; Ngũ Hổ ba dùng để chữa đau ngón chân, (Ngũ Hổ hai là dùng để tăng cường cho Ngũ Hổ một, 2 huyệt cùng tác dụng); Ngũ Hổ bốn dùng chữa đau mu bàn chân; Ngũ Hổ năm dùng chữa đau gót chân.
Một số nhóm huyệt được sử dụng để điều trị các bệnh toàn thân ở Bát Bát (phần đùi) Thất Thất (phần bắp chân). Lại như Tứ Mã thượng, trung, hạ để điều trị các bệnh về phổi; Thiên Hoàng, Minh hoàng, Kỳ Hoàng điều trị bệnh của gan; Thận Quan, Nhân Hoàng, Địa Hoàng chữa bệnh thận.
Khi trên và dưới giao nhau, các tổn thương trên và dưới có thể được điều trị. Ví dụ, Linh Cốt có thể chữa đau gót chân cũng như chóng mặt. Khúc Trì có thể chữa chóng mặt và đau đầu gối ở phần dưới.
Phương pháp châm cứu Đảo mã của Đổng thị kỳ huyệt thường sử dụng song song hai hoặc ba kim, việc đặt cạnh nhau sẽ tăng cường hiệu quả điều trị. Đặc biệt là điều trị tạng phủ trong đó ba kim trên bộ vị được đặt cạnh nhau, càng liên quan chặt chẽ đến quy luật toàn tức. Ví dụ: Tứ Mã thượng, trung, hạ để chữa bệnh phổi; Thông Quan, Thông Sơn, Thông Thiên chữa bệnh tim; Thiên Hoàng, Minh hoàng, Kỳ Hoàng chữa bệnh gan; Thông Thận, Thông Vị, Thông Bối để điều trị các bệnh về thận. Chính có tác dụng thượng châm trị thượng bộ, trung châm trị trung bộ, hạ châm trị hạ bộ. Toàn thân hợp dụng, toàn thân được chăm sóc, điều trị tất nhiên là xuất sắc.
A3 Đối ứng
Tiêu u phú nói “ bệnh ở bên trái châm kim ở bên phải,…bệnh ở đầu châm kim ở châm” thầy Đổng dùng thượng bệnh hạ trị, hạ bệnh thượng trị , tả bệnh châm hữu , hữu bệnh châm tả, không châm cứu ở vùng cục bộ. Các huyệt đạo đối ứng thường được lựa chọn để điều trị, mang lại hiệu quả vượt trội. Có 8 phương pháp chọn huyệt đối ứng mà thầy Đông thường áp dụng:
– Đẳng cao đối ứng
Tức là, kim châm vào cùng một chỗ ở phía đối diện của điểm đau, bên trái có thể lấy cùng điểm bên phải, bên phải cũng có thể lấy điểm bên trái. Ví dụ, cơn đau Khúc Trì bên trái có thể được châm vào Khúc Trì bên phải. Điều này phù hợp với lý thuyết cộng hưởng của vật lý, việc phổ biến và áp dụng điều trị bệnh nội khoa cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu một bên hoặc hai bên tại các điểm khác nhau thay vì châm cứu hai bên cùng một điểm.
– Thủ túc thuận đối
Sắp xếp các chi trên và chi dưới thành một đường thẳng, tập trung từ khuỷu tay đến đầu gối. Có thể có các tương ứng sau: vai với hông, cánh tay trên với đùi, khuỷu tay đến đầu gối, cánh tay dưới đến bắp chân, bàn tay với bàn chân. Nếu bị bệnh ở hông thì lấy huyệt ở vai (ví dụ như huyệt Kiên Trung) để điều trị, nếu bị bệnh ở đầu gối thì lấy huyệt Khúc Trì hoặc Xích Trạch (trửu hậu ca ) để điều trị, (Ngược lại, nếu có bệnh ở vai thì bấm huyệt ở hông để trị, nếu có bệnh ở khuỷu tay thì cũng có thể bấm huyệt ở đầu gối để trị). Có người thường sử dụng huyệt Ngũ Hổ huyệt để điều trị đau ngón chân, và huyệt Tiểu Tiết để điều trị đau mắt cá chân, đây là một vận dụng của đối ứng.
– Thủ túc nghịch đối
Sắp xếp các chi trên và chi dưới theo hướng ngược lại, có thể tương ứng với các vị trí sau: đó là vai và bàn chân, cánh tay và bắp chân, khuỷu tay và đầu gối, cánh tay và đùi dưới, bàn tay và hông. Nếu bệnh ở bàn chân và mắt cá chân thì lấy huyệt ở vai, nếu bị bệnh ở đùi thì lấy huyệt ở bắp tay (Ngược lại, nếu có bệnh ở vai thì có thể chữa bằng huyệt ở chân, có bệnh ở cánh tay thì cũng có thể được chữa bằng huyệt ở đùi). Thầy Đổng thường lấy huyệt Linh Cốt và Hậu Khê trên tay để chữa đau thần kinh tọa, thường lấy Chi Câu, Ngoại Quan để chữa đau đùi, tất cả đều dựa trên việc áp dụng nguyên lý này.
– Thủ khu thuận đối pháp
Ngoài mối quan hệ tương ứng giữa chi trên và chi dưới, còn có mối quan hệ tương ứng với thân, nếu chi trên rủ xuống tự nhiên và thân xếp hướng về phía trước thì sự tương ứng như sau: và ngực (hoặc lưng), khuỷu tay và rốn (thắt lưng), cánh tay dưới và bụng dưới ( năm đốt sống thắt lưng, cùng xương cùng và xương cụt – Yêu để), bàn tay và bộ phận sinh dục (âm bộ). Nếu bị bệnh ở vùng hạ vị hoặc vùng bụng dưới thì có thể lấy huyệt dưới cánh tay để điều trị, bệnh thì có thể chữa bằng huyệt ở bàn tay (huyệt vùng bụng dưới hoặc vùng Yêu để để điều trị bệnh ở cánh tay dưới). Nguyên tắc chữa bệnh thoát vị của Đổng thị kỳ huyệt bằng huyệt Đại Gian là có liên quan đến nguyên tắc này.
– Thủ khu nghịch đối pháp
Sắp xếp các chi trên và thân mình theo chiều ngược lại, và các tương ứng sau có thể được thực hiện: bàn tay (cổ tay) và đầu (cổ), cẳng tay và ngực (lưng), khuỷu tay và (thắt lưng) cánh tay trên và bụng dưới (hoặc thân), vai và vùng âm bộ. Nếu bị bệnh ở khoang ngực, có thể dùng huyệt ở cẳng tay để điều trị, còn nếu bị bệnh ở vùng bụng dưới thì có thể dùng huyệt ở trên cánh tay để trị. (Nếu cẳng tay và cánh tay bị bệnh, cũng có thể ấn huyệt trên khoang ngực và vùng bụng dưới để điều trị.). Đổng sư điều trị bệnh viêm âm đạo phụ khoa bằng điểm Thiên Tông, Vân Bạch trên vai. Phương pháp châm cứu chữa bệnh ở đầu bằng châm ngón tay phổ biến hiện nay có liên quan đến nguyên lý này
– Túc khu thuận đối pháp
Chi dưới ngoài mối quan hệ tương ứng giữa chi trên, còn có mối quan hệ tương ứng với thân, các chi và thân đặt cạnh nhau có sự tương ứng như sau: đùi và ngực (lưng), đầu gối và rốn (thắt lưng), bắp chân và bụng dưới (yên để), bàn chân và âm bộ. Nếu ngực và lưng bị bệnh thì có thể bị bệnh ở đùi, nếu bị bệnh ở bụng dưới thì có thể bị ở bắp chân, ngược lại nếu bị bệnh ở đùi và ở bắp chân thì cũng có thể được chữa ở ngực và bụng. Lâm sàng Nội Đình thường được sử dụng để điều trị đau bụng kinh. Đại Đôn, Ẩn Bạch điều trị Băng Lậu, Phục Lưu điều trị đau lưng (yên để), Tam Âm Giao điều trị bụng dưới đau, v.v. và các ứng dụng của chúng phù hợp với nguyên tắc này.
– Túc khu nghịch đối pháp
Sắp xếp các chi dưới và thân mình theo hướng ngược lại, có thể có các mối quan hệ tương ứng sau: bàn chân và đầu, mắt cá và cổ, bắp chân và ngực (lưng), đầu gối và rốn ( eo lưng), đùi và bụng dưới (yên để). Nếu bị bệnh ở khoang ngực thì có thể châm ở bắp chân, nếu bị bệnh ở phần bụng dưới thì có thể châm ở phần đùi, ngược lại thì phần khoang ngực và phần bụng dưới cũng có thể chữa được phần chân trên và dưới. Trên lâm sàng, Lâm Khấp thường được dùng chữa thiên đầu thống,Hãm Cốc để trị chứng Dương minh đau đầu, Thúc Cốt trị đau đầu. Thầy Đổng cũng dùng Chính Cân, Chính Tông điều trị chứng cổ không thỏai mái, đều liên quan đến phương pháp tương ứng này.
– Đầu để đối ứng pháp
Ngoài sự tương ứng trên, thì đầu mặt và phần xương cùng cụt cũng hình thành sự đối ứng. Ví dụ như lâm sàng điều trị bệnh đầu não bằng huyệt Trường Cường vùng xương cùng, chữa sa hậu môn bằng huyệt Bách Hội ở đầu là một ví dụ phổ biến. Thầy Đổng thường dùng huyệt Xung Tiêu để trị chứng đau đầu, đó cũng là cùng vận dụng một nguyên tắc.
– Thủ túc đối ứng
Bạch Hội trên đỉnh đầu cũng tương ứng với Dũng Tuyền ở lòng bàn chân, gọi là “thiên đỉnh đối địa môn”, vì vậy Dũng Tuyền được dùng để chữa các chứng đau nhức đầu và các bệnh về não.
– Tiền hậu đối ứng
Giữa mặt trước và mặt sau cơ thể con người cũng có mối quan hệ tương ứng như ngực-lưng, eo-bụng, cổ-miệng,… Thầy Đổng thường dùng Tổng Xu ở cổ để điều trị chứng phát âm yếu và nôn mửa, v.v… Sử dụng Thừa Tương để điều trị cổ cứng, đó là ứng dụng tương ứng này.
A4 Thể ứng
Thể ứng là phương diện phát minh và ứng dụng điều trị nhiều nhất của Đổng thị kỳ huyệt, nắm vững nguyên lý này không những có thể tác dụng huyệt Đồng sâu hơn, hiệu quả hơn, mà mười bốn kinh mạch cũng có thể củng cố và làm nổi bật tác dụng của nó. Các điểm chính của phản ứng cơ thể là: lấy cốt trị cốt; lấy cân trị cân; lấy nhục trị nhục; lấy mạch trị mạch.
– Dĩ cốt trị cốt
Gai xương thường dùng Cốt châm để trị, Tứ Hoa Trung và Hạ Tam Thốn trong đảo mã, hai kim áp sát đầu xương mới có tác dụng. Nhóm huyệt này rất hiệu quả trong việc điều trị tràn dịch khớp gối, phì đại khớp xương và thoái hóa khớp. Thầy Đổng chọc kim, áp sát xương nhiều nhất càng tốt, chẳng hạn như Linh Cốt, Hỏa Chủ, Đại Bạch và các huyệt khác châm sát vào xương, không chỉ châm tăng cảm giác mà còn có tác dụng chữa bệnh cao. Một ví dụ khác là huyệt Cửu Lý (Phong Thị) thường được sử dụng sâu đến tận xương để điều trị các bệnh phong bệnh, đau nhức và liệt nửa người hiệu quả rất tốt. Hiện nay, có giả thuyết nhấn mạnh sự dẫn truyền của màng xương và cho rằng màng xương có tác dụng dẫn truyền, do đó, khi châm kim vào xương hoặc sát xương càng tốt thì hiệu quả càng cao.
– Dĩ cân trị cân
Châm sát gân có thể chữa các bệnh về gân, ví dụ: Xích Trạch sát cạnh gân lớn có tác dụng chữa các bệnh về gân trên toàn thân, vận dụng có hiệu quả tốt. Lại như Chính Cân, Chính Tông (gân Achilles) là một gân lớn Châm cứu vào Chính Cân, Chính Tông có thể điều trị nhiều loại bệnh về cơ như gân cổ, gân bắp chân căng cứng.
– Dĩ nhục trị nhục
Ví dụ như Tứ Mã và Kiên Trung đều có rất nhiều cơ, được dùng nhiều nhất để chữa các bệnh về cơ, đặc biệt là bệnh teo cơ, cho kết quả rất tốt. Trong mười bốn đường kinh, Khúc Trì, Thủ Tam Lý, Hợp Cốc đều là nơi có nhiều cơ nhục, tác dụng chữa bệnh về cơ nhục cũng tốt hơn. Đương nhiên, bệnh teo cơ phần lớn là dương minh thấp nhiệt hoặc hỏa thước phế kim, châm cứu tại các huyệt này có tác dụng cao đối với thanh dương minh và phế kim. Tứ Mã, Kiên Trung, Khúc Trì, Thủ Tam Lý, Hợp Cốc và các huyệt khác cũng có hiệu quả chữa bệnh ngoài da cũng rất tốt.
– Dĩ mạch trị mạch
Các huyệt gần mạch có thể chữa các bệnh về mạch, như châm kim ở Nhân Tông, Địa Tông, vì nó gần mạch máu, điều chỉnh lưu thông máu, chữa bệnh tim và xơ cứng động mạch rất hiệu quả. Huyệt Thái Uyên của kinh phế là nơi mạch hội bên cạnh mạch, có tác dụng chữa các bệnh về mạch máu.
____
Ngoài ra, theo nguyên lý tương sinh của ngũ hành, có thể lấy cốt trị thận, lấy gân bổ gan, lấy mạch trị tỳ, lấy bì phu để trị phổi, … có thể thấy ở khắp nơi trong sách của thầy Đổng. Vì vậy sẽ không có thêm ví dụ ở đây.
A5 Đổng thị kỳ huyệt và kinh lạc
– Tuần kinh
Chọn huyệt theo kinh mạch là nguyên tắc cơ bản nhất và phương pháp châm cứu, chọn huyệt dựa vào biện chứng. Đổng thị kỳ huyệt cũng không ngoại lệ. Bởi vì thầy Đổng được biết đến là người rất thành công trong việc sử dụng hệ thống kỳ huyệt, nên nhiều người không nhận ra rằng ông cũng là một bậc thầy trong việc vận dụng 14 kinh lạc, tìm hiểu và phát hiện ra nhiều kỳ huyệt 14 đường kinh. Chẳng hạn như dùng Tỳ Quan để trị cảm lạnh, Phục Miễn trị tim đập nhanh và các bệnh tim, Độc Tị trị Herpes, Công Tôn điều trị đau thắt lưng và tê tay, Tam Âm Giao trị đau thắt lưng và cứng cổ, Âm Lăng Tuyền trị đau đầu, Uyển cốt trị bệnh mắt, Kiên Ngoại Du điều trị đau bắp chân, Chích máu Cao Hoang trị đau đầu gối, Thừa Phù trị loa dịch scrofula, Phong Thị chữa đau vai gáy, sườn đau, liệt nửa người, Hãm Cốc trị đau đầu và tiêu chảy, Phong Thị trị chứng nôn mửa… v.v…
Mặc dù huyệt của thầy Đổng được gọi là “kỳ huyệt”, nhưng thầy Đổng vẫn thường gọi các huyệt này là “chính kinh kỳ huyệt”, các huyệt của thầy Đổng có mối quan hệ mật thiết với 14 đường kinh. Sau đây xin đưa thêm một số ví dụ khác: Thầy Đổng thường dùng Can Môn chữa bệnh gan, Trung y cho rằng gan bệnh phần nhiều do thấp, tiểu trường là cơ quan phân bố nước. Uyển Cốt là huyệt nguyên trên kinh tiểu trường, nên dùng tiểu trường chữa Hoàng đản. (Thông huyền chỉ yếu phú, Ngọc long ca, Ngọc long phú ). Điểm Can Môn nằm giữa kinh tiểu trường của cánh tay. Nó cũng phù hợp với lỳ thuyết trị can bệnh trung tiêu trong Toàn tức luận, hiệu quả rất tốt.
Một ví dụ khác là Chính Cân, Chính Tông điều trị chứng cổ cứng và có liên quan đến kinh bàng quang. Một ví dụ khác là Bác Cầu điều trị đau lưng; Kỳ Môn, Kỳ Chính, Kỳ Giác trị bệnh trĩ; Thiên hoàng, Minh hoàng, Kỳ hoàng điều trị bệnh gan; Hạ Tam Huỳnh điều trị các bệnh tiết niệu, tỳ vị và phụ khoa bao gồm cả huyệt Tam Âm Giao; Nhân Sĩ, Địa Sĩ, Thiên Sĩ, Khúc Lăng điều trị bệnh hen suyễn cảm lạnh, có liên quan đến kinh Phế; Môn Kim điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, có liên quan đến kinh vị … v.v … Còn nhiều nữa.
Ngoài việc chọn huyệt theo kinh mạch, còn có các huyệt biểu lý với kinh, ví dụ như huyệt Hỏa Cúc của kinh mạch tỳ dùng để trị đau trước đầu (Dương minh đau đầu); Nội Quan trị bộ máy tam tiêu khí cơ không lợi; chích máu huyệt Tứ Hoa trung, ngoại, Phong Long trị đờm (tỳ tụ đờm thấp) v.v…..
– Giao kinh
Giao kinh còn được gọi là thông kinh thủ huyệt pháp, trong đó tam âm thông tam dương; thái âm thông thái âm, dương minh thông dương minh, thiếu âm thông thiếu âm, thái dương thông thái dương, quyết âm thông quyết âm, thiếu dương thông thiếu dương, trên thực tế, sáu kinh mạch đều thông với nhau. Mối quan hệ này có ảnh hưởng đến sinh lý bệnh của cơ thể con người.
Thầy Đổng cũng thường dùng thông kinh pháp. Ví dụ, huyệt Uyển Thuận một, hai có thể dùng để chữa đau thắt lưng kinh bàng quang, và cũng có thể trị được chứng đau chân bên tương ứng. Một ví dụ khác là Ngư Tế khả có thể trị Công Tôn (thủ thái âm thông túc thái âm ), Ngũ Hổ huyệt để trị đau ngón chân cái. Phương pháp này đôi khi không cần bấm huyệt cố định để trị bệnh, chỉ cần bạn nắm vững kinh lạc và tỷ lệ tương ứng.
A6 Ngũ tạng biệt thông dụng
Đây là phần nổi bật nhất, bao quát nhất và tinh túy nhất trong ứng dụng huyệt độc đáo của Đổng thị kỳ huyệt. Ngũ tạng biệt thông được phát triển từ sự thay đổi từ sự đóng mở của lục kinh. Linh khu căn kết thiên nói: “Thái dương vi khai, dương minh vi hợp, thiếu dương vi khu, lại nói: “thái âm vi khai, quyết âm vi hợp, thiếu âm vi khu” Tam âm tam dương đồng khí tương cầu.
Theo cách này, phế kết nối với bàng quang, tỳ kết nối với tiểu trường, tâm kết nối với đởm, thận kết nối với tam tiêu, và can kết nối với đại trường, vị còn thông với bào lạc. Từ nguyên lý này có thể tìm hiểu sâu hơn nguyên lý ứng dụng của huyệt Đổng thị kỳ huyệt.
Ví dụ Trọng Tử, Trọng Tiên nằm trên kinh phế, nhưng có thể chữa đau lưng ở kinh bàng quang và đau vai. Huyệt Can Môn nằm trên kinh tiểu trường, tiểu trường là cơ quan phân tách nước, có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, nên chữa được bệnh viêm gan. Huyệt Nhãn Hoàng nằm trên kinh tâm, tâm đởm thông nhau nên chữa được bệnh vàng mắt. Huyệt Hoàn Sào nằm trên kinh tam tiêu, do kinh kinh tam tiêu thông với thận, nên có thể sơ can bổ thận, chữa các bệnh phụ khoa, vô sinh, …
Một ví dụ khác là huyệt Hỏa Bao thuộc kinh vị, vị và tâm bào thông nhau, nên có tác dụng chữa đau tim rất hiệu quả. Thông Quan, Thông Sơn nằm trên kinh vị cũng có tác dụng chữa bệnh ở tim. Huyệt Mộc nằm trên kinh Thái dương, nhưng có thể chữa thoát vị trên kinh gan. Đại, trung, tiểu Phù Gian nằm trên kinh đại trường, có thể chữa đau do thoát vị. Đau vai phần lớn nằm ở tiểu trường, châm Thận Quan. (trên kinh tỳ ) có tác dụng đặc biệt.
Lựa chọn huyệt của mười bốn điểm kinh lạc dựa trên nguyên lý của ngũ tạng, hiệu quả rất tốt, ví dụ như việc sử dụng Khúc Trì để điều trị chứng chóng mặt, là thông qua ứng dụng của đại trường và can tương thông. Uyển Cốt nằm trên kinh tiểu trường, có thể thanh tỳ thấp, chữa bệnh vàng da. Trung Chử trên kinh tam tiêu rất hiệu quả trong việc điều trị chứng thận hư và đau thắt lưng. Nội Quan là huyệt của kinh tâm bào, nhưng chữa đau đầu gối rất hiệu quả. Ứng dụng của phương pháp này cực kỳ linh hoạt, có rất nhiều ví dụ và hiệu quả rất tuyệt vời.
Link GJW: https://www.ganjing.com//co-ban-cham-cuu-dong-thi-phan-1-dong-thi-ky-huyet-thu-dung