Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh Túc thái âm Tỳ

by BBT Yhctvn

Kinh Túc dương minh Vị – Là kinh thứ 4 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan kinh Túc thái âm Tỳ

Điều chỉnh rối loạn ở Tỳ và Vị theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài (Biểu Lý), Âm – Dương.

+ Vượng giờ T (9 – 11 g). Hư giờ Ngọ (11 – 13g). Suy giờ Hợi (21 – 23g).

+ Nhiều Khí, ít huyết.

+ Ấn đau huyệt Chương Môn và Tỳ Du .

Tạng Phủ Liên Hệ Mối Quan Hệ Tác Dụng
 

 

Vị

 

+ Biểu – Lý

 

 

+ Mẫu tử theo giờ thịnh.

+Điều chỉnh rối loạn ở Tỳ và Vị theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài (Biểu Lý), Âm

– Dương.

+Dùng khi kinh khí của Tỳ suy.

 

 

T

Phế

 

 

 

Tâm

+Tương Sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim).

 

 

+Tương Sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ)

+Dùng khi Phế quá Hư theo nguyên tắc ‘Hư Bổ Mẫu’.

+Dùng khi Tỳ Thực, theo nguyên tắc ‘Thực tả Tử’.

+Dùng khi Tỳ quá Hư theo nguyên tắc ‘Hư Bổ Mẫu’.

Thận +Tương Khắc (Tỳ Thổ

khắc Thận Thủy)

+Dùng khi Thận Thực, lấy

Thổ khắc Thủy.

 

Phế

 

+Đồng Danh (Túc + Thủ Thái Âm )

+Dùng khi Tỳ và Phế có rối loạn theo nguyên tắc phối hợp huyệt Đồng +Danh hoặc Trên

– Dưới

Can +Phu Thê +Điều hòa Âm Dương giữa Tỳ

và Can.

Tam Tiêu +Tý Ngọ đối xứng +Dùng khi thời khí của Tỳ

suy.

 

Tiểu Trường

 

+Nghịch Khí (Thái Âm Thái Dương) giữa Tạng và Phủ.

+Dùng khi Tỳ quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm

+Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới.

1.1/Kinh chính

Khởi lên từ góc móng chân ngón cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân – mu chân, qua chỗ lõm trước mắt cá trong lên mặt trong cạnh xương chày, giao chéo qua trước kinh Túc Quyết Âm Can. đến mặt trong đầu gối và đùi trong, nhập vào bụng, để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị, rồi lên trên xuyên qua cơ hoành, đi dọc theo hai bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tán ra dưới lưỡi. Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.

1.2 Kinh biệt

Khởi lên từ háng (ở huyệt Xung Môn), nối với kinh Vị ở huyệt Khí Xung, rồi cùng kinh Biệt Vị lặn vào trong thành bụng, lên trên qua Tâm. Đến đây, đường kinh đi tiếp nổi lên ở họng, xuyên qua lưỡi, đến góc mắt trong, hội với kinh Biệt Vị ở huyệt Tình Minh (Bq.1).

1.3 Lạc dọc

Từ huyệt Lạc – Công Tôn (Ty.4) theo Kinh chính l ên bụng vào Vị và Đại Trường.

1.4 Lạc ngang

Từ huyệt Lạc – Công Tôn (Ty.4) chạy ngang đầu xương chày đến huyệt Nguyên của kinh Vị là Xung Dương (Vi.42).

1.5 Kinh cân

Khởi lên ở góc trong móng ngón chân cái, qua mắt cá trong, theo mặt trong xương chày, lên vùng háng, tụ ở bộ phận sinh dục, rồi lên trên bụng, đến rốn, đi ra cạnh sườn và tán vào giữa ngực. Một chi nhánh từ bộ phận sinh dục đi lên bên trong bụng và bám vào cột sống ở D5.

2. Triệu chứng Kinh Tỳ

Kinh Bệnh: Cơ thể ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo.

Tạng Bệnh: Bụng trên đau, bụng đầy, ăn không tiêu, nôn, nuốt khó, vùng tâm vị đau cấp, tiêu chảy, tiểu không thông.

Tỳ Thực: Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh. Tỳ Hư: Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.

Túc thái âm tỳ

Túc thái âm tỳ kinh (ảnh benhhoc.com)

2.1 Kinh chính

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ

+ Cuống lưỡi cứng đờ, Vị quản đau, ăn vào thì nôn. Bụng trướng, ợ hơi thường xuyên. Toàn thân đau nhức, nặng nề, nếu đại tiện, trung tiện được thì nhẹ nhàng hơn.

2.2 Lạc ngang

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:

+ Đau nhức cuống lưỡi. Cơ thể cứng đờ, khó xoay trở. Ăn không được. Tiêu chảy hoặc lỵ. Tâm phiền, dưới tim đau ran. Toàn thân phù nề, hoàng đản. Không thể nằm yên. Bờ trong đầu gối đau sưng, quyết lãnh.

2.3 Lạc dọc

THỰC: Đau như dao cắt ở ruột. HƯ: Bụng đầy trướng, sình hơi.

2.4 Kinh biệt

Đau Từng Cơn: Đau ở vùng thắt lưng lan xuống bụng dưới và 2 bên hông sườn không thể nằm ngửa được. Đầu đau, hay quên.

2.5 Kinh cân

+ Đau và co rút cơ dọc theo đường kinh đi. Co cứng và co rút ngón chân cái lan đến mắt cá trong

+ Khớp gối, khớp háng viêm. Vùng rốn và hông sườn đau. Đau lan toả mặt trong ngực và cột sống lưng. Bộ phận sinh dục đau không chịu nổi

3. Điều trị kinh Tỳ

Tỳ Hư:

+ Châm bổ huyệt Đại Đô (Ty.2) vào giờ Ngọ [11-13g], đây là huyệt Vinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).

+ Ích Khí, kiện Tỳ: chọn Bối Du + Mộ huyệt của kinh túc Thái Âm Tỳ làm chính. Châm bổ, có thể dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tỳ Thực: Châm tả huyệt Thương Khâu (Ty.5) vào giờ Tỵ [9-11g] (đây là huyệt Kinh Kim, Thổ sinh Kim – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).

3.1 Kinh chính

THỰC

Tả Thương Khâu (Ty.5), Thái Bạch (Ty.3), Công Tôn (Ty.4), Lệ Đoài (Vi.45), HƯ: Bổ huyệt Đại Đô ( Ty.2), Thái Bạch (Ty.3), Công Tôn (Ty.4), Tỳ Du (Bq.20), Chương Môn (C.13), Giải Khê (Vi.41).

Phối:

Thiếu Phủ (Tm.8), Tâm Du (Bq.15), Cự Khuyết (Nh.14), Hậu Khê (Ttr.3)

3.2 Lạc dọc

THỰC: Tả: Công Tôn ( Ty.4), Bổ: Xung Dương (Vi.42) HƯ: Bổ: Thái Bạch (Ty.3), Tả: Phong Long (Vi.40).

3.3 Lạc ngang

THỰC: Tả: Công Tôn (Ty.4)

HƯ: Bổ: Phong Long ( Vi.40), Tả: Thái Bạch (Ty.3)

3.4 Kinh biệt

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ

Châm: + Phiá đối bên bệnh: Ẩn Bạch (Ty.1), Lệ Đoài (Vi.45).

+ Phiá bên bệnh: Hãm Cốc (Vi.43), Thái Bạch (Ty.3)

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN

Âm Khích (Tm.6), Thương Khâu (Ty.5), Túc Tam Lý (Vi.36), Đại Đô (Ty.2), Xung Môn (Ty.12), Nhân Nghênh (Vi.9)

3.5 Kinh cân

THỰC

Tả: A Thị Huyệt Kinh Cân, Bổ: Đại Đô (Ty.2), Ẩn Bạch (Ty.1) Phối: Thái Bạch (Ty.3), Thương Khâu (Ty.6), Khúc Cốt (Nh.2) HƯ

Bổ: Cứu A Thị Huyệt kinh Cân, Ẩn Bạch (Ty.1). Tả: Thương Khâu (Ty.5) Phối: Thái Bạch (Ty.3), Khúc Cốt (Nh.2)

CÁC HUYỆT TRÊN KINH TÚC THÁI ÂM TỲ

4. Các huyệt trên kinh Túc thái âm Tỳ

Ẩn bạch 隐白 Xung môn 冲门
Đại đô 大都 Phủ xá 府舍
Thái bạch 太白 Phúc Kết 腹结
Công tôn 公孙 Đại hoành 大横
Thương Khâu 商丘 Phúc Ai 腹哀
Tam âm giao 三阴交 Thực đậu 食窦
Lậu cốc 漏谷 Thiên khê 天溪
Địa cơ 地机 Hung hương 胸乡
Âm lăng tuyền 阴陵泉 Chu Vinh 周荣
Huyết hải 血海 Đại bao 大包
Cơ môn 箕门

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm