Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Lậu cốc 漏谷

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Lậu cốc – Vì huyệt có tác dụng thấm lợi tiểu tiện (lậu), trị thấp tý, lại nằm ở giữa chỗ lõm của xương, giống hình cái hang vì vậy gọi là Lậu Cốc

1. Đại cương

Tên Huyệt : Vì huyệt có tác dụng thấm lợi tiểu tiện (lậu), trị thấp tý, lại nằm ở giữa chỗ lõm của xương, giống hình cái hang vì vậy gọi là Lậu Cốc (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác : Thái Âm Lạc, Túc Thái Âm Lạc.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính : Huyệt thứ 7 của kinh Tỳ.

 2. Vị trí huyệt Lậu cốc

Xưa:Trên Mắt cá trong 6 th, ở chỗ hõm dưới xương.

Nay: Ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, từ đỉnh cao của mắt cá trong đo thẳng lên 6 thốn.

huyệt lậu cốc

Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau – trong xương chầy, bờ trong cơ dép, cơ gấp dài các ngón chân, cơ cẳng sau chân.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau. Da vùng huy ệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ trị : Trị cẳng chân đau, chi dưới liệt, bụng trướng, ruột sôi.

Phối Huyệt :

  1. Phối Hội Dương (Bq.35) trị đau do lạnh (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Khúc Tuyền (C.8) trị huyết tích, trưng hà [bụng có hòn cục] (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Thái Xung trị tiểu tiện không thông.
  4. Phối Huyết Hải, Lương Khâu, Túc Tam Lý, Tam Âm Giao trị đùi tê mất cảm giác.
  5. Tả Lậu Cốc trị ăn uống không làm da thịt.

Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm