Vị trí huyệt Lệ đoài – Lệ là nghiêm khắc, Đoài là một quẻ, ý chỉ cái cửa. Đây là huyệt tỉnh của kinh, là một trong những nơi quan trọng mà khí phải qua đó, ở đây hiểu là, vì vậy gọi là Lệ Đoài.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt :
Lệ là nghiêm khắc, Đoài là một quẻ, ý chỉ cái cửa. Đây là huyệt tỉnh của kinh, là một trong những nơi quan trọng mà khí phải qua đó, ở đây hiểu là, vì vậy gọi là Lệ Đoài.
– “Lệ” có nghĩa là nghiêm khắc. Ở đây, đặc biệt nói tới Vị.
– “Đoài” có nghĩa là một quẻ trong Bát quái, có nghĩa là cửa.
Huyệt là huyệt “Tỉnh” của kinh Túc Dương minh Vị, và là một trong những nơi quan trọng mà khí phải đi ngang qua đó, nên có tên là Lệ đoài (Cửa cơ bản).
Có người cho rằng, nơi bờ nguy hiểm gọi là “Lệ”, “Đoài” là huyệt. Ở đây ví dụ về huyệt ở nơi bờ nguy hiểm, huyệt này thông với Tỳ mạch. Đoài là miệng, chủ trị bệnh tật của miệng, nên gọi là Lệ đoài.
Tên Khác : Thần Thượng Đoan, Tráng Cốt.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 45 của kinh Vị.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.
+ Huyệt Tả của kinh Vị.
+ Do huyệt Kim sinh Thuỷ nên được dùng trong bệnh nhiệt bốc lên phần trên thân thể. Huyệt này có tác dụng dẫn nhiệt xuống phần dưới cơ thể.
2. Vị trí huyệt Lệ đoài
Xưa: Huyệt Lệ đoài nằm ở Đầu ngón chân thứ 2 phía ngón út, cách móng chân bằng lá hẹ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
Nay: Huyệt Lệ đoài nằm cách móng chân độ 0,1 – 0,2 thốn, phía ngoài góc móng chân 2, trên đường tiếp giáp với da gan chân với da mu chân.
Giải Phẫu : Dưới da là xương đốt 3 ngón chân thứ 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng : Thông kinh chống quyết nghịch, hòa vị thanh thần, sơ tiết tà nhiệt ở Dương-minh.
Chủ trị : Trị mất ngủ, răng đau, chảy máu cam, sốt cao, bàn chân lạnh.
Tại chỗ: Lạnh bàn chân.
Theo kinh: Viêm amydal, chảy máu cam, đau răng.
Toàn thân: Suy nhược thần kinh, thiếu máu não, tiêu hóa kém, viêm gan, It-tê-ri.
Phối Huyệt :
- Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Tiền Cốc (Ttr.2) trị mũi không thông, mũi chảy nước vàng (Thiên Kim Phương).
- Phối Điều Khẩu (Vi.38) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị khó ngủ do kinh bị hàn (Thiên Kim Phương). Lạnh cẳng chân.
- Phối Nội Đình (Vi.44) trị sốt rét, sợ lạnh, ăn kém (Thiên Kim Phương).
- Phối Nội Đình (Vi.44) + Thiên Khu (Vi.25) trị biếng ăn, ăn không tiêu (Thiên Kim Phương).
- Phối Đại Đôn (C.1) trị thích ngủ (Tư Sinh Kinh).
- Phối Ẩn Bạch (Ty.1) trị ngủ bị mơ nhiều (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Dương Trì (Ttu.4) + Giải Khê (Vi.41) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị thương hàn mà mồ hôi không ra (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Giải Khê (Vi.41) + Hãm Cốc (Vi.43) + Nội Đình (Vi.44) + Xung Dương (Vi.42) trị mụn nhọt mọc ở râu, quanh miệng (Ngoại Khoa Lý Lệ).
- Phối Lậu Cốc trị đầy tức thượng vị.
- Phối Ấn bạch trị mộng mị không an (Bách chứng).
- Phối Nội đình trị sốt rét ăn kém, sợ lạnh (Tư sinh).
- Phối Đại đơn trị từ đủ thích ngủ (Tư sinh).
- Phối Lậu cốc trị đầy tức ở thượng vị (Tư sinh).
- Phôi Trung Quản, Túc Tam Lý trị bệnh thuộc vị.
- Phối Bách Hội, Thủy Câu, Trung Xung trị trúng nắng, trúng hong, hôn mê bất tỉnh. (+ Nhân Trung, Nội )
- Phối Khí Xung, Phục Thỏ trị ăn vào đói liền, nước tiểu vàng, chân đau.
- Phối Thiên Khu, Lan Vĩ trị ung ruột.
- Phối Ẩn bạch trị ngủ đêm nhiều mộng mị.
- Phối Trung quản, Túc Tam lý trị bệnh thuộc dạ dày.
- Phối Bách hội, Thủy câu, Trung xung trị trúng phong, trúng nắng, hồn mê bất tỉnh nhân sự.
Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên 0,1 – 0,2 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.
Huyệt Lệ Đoài trị tà ở dương minh gây chả máu mũi, vô hãn.
4. Trích dẫn Y văn
1. <<Tố vấn – Mậu thích luận thiên>> ghi rằng: “Tà bám ở kinh mạch Túc Dương minh, khiển người máu chảy ra dằng mũi, châm ở chỗ thịt giáp liền với móng hai ngón chân giữa và ngón vô danh, đều một “vĩ”. Bệnh bên tả châm ở bên hữu, bệnh bên hữu châm ở bên tả”.
2. <<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Bệnh sốt mồ hôi không ra, chảy máu cam, chóng mặt hoa mắt, phù thũng đột ngột, cẳng chân lạnh, không nằm được, lạnh, sợ người và tiếng ồn, cổ họng sưng tắc, sâu lỗ cối răng, sợ gió nghẹt mũi, hay sợ sệt hồi hộp, dùng huyệt Lệ đoài làm chủ”.
3. <<Thiên kim>> ghi rằng: “Lệ đoài, Điều khẩu, Tam-âm giao chủ trị lạnh cẳng chân không nằm được”
4. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Lệ đoài chủ về thì quyết, cấm khẩu khí tuyệt như dạng trúng ác, ngực tìm trưởng đẩy, phù thũng, sốt mổ hội không ra, sốt rét lạnh không muốn ăn, mặt thũng, cẳng chân lạnh, sưng tắc họng, sâu cối răng hàm trên, sợ lạnh mũi nghẹt, hay hồi hộp thích nằm, nổi cuồng thích trèo cao là hết, cởi truồng mà chạy, vàng da, chảy máu cam, miệng méo, rách môi, sưng gáy, sưng đau đầu gối, đau hông vú. Dùng kết hợp Khí xung, Phục thổ, trị bờ ngoài chân, trên mu bàn chân đều đau, ăn vào đói liên, đái vàng”,
5. <<Bách chứng phú>> ghi rằng: “Mộng mà quý tâm thần bất định, dùng Lệ đoài, Ẩn bạch” (Mộng quý bất định, Lệ đoài tương hài vu Ẩn bạch)
6. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Tính” huyệt của Túc Dương minh kinh
7. Phía ngón chân út, đầu ngón chân thứ 3 gọi là Đệ nhị Lệ đoài, huyệt này đại biểu cho Bát du kinh. Theo Xích Vũ Hạnh Binh Vệ (Kobe Akabane) ngoài những đường kinh chính, còn có Cách đi hình và Bát-du kinh, Bát du kinh bắt đầu ở huyệt Đệ nhị Lệ đoài, chạy bên dưới dài bờ sau qua hai bên sống lưng đến ngang xương sống lưng 8. Huyệt ấy gọi là Bát du hay Vị quản hạ du.
Xem thêm: