Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Âm lăng tuyền 阴陵泉 (tổng hợp)

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Âm lăng tuyền – “Âm” Trái với dương, chỉ bản chất của kinh, cũng như bản chất của Tỳ. Nó là âm ở trong âm.  “Lăng” có nghĩa chỗ nhô lên, cái gò. “Tuyền” có nghĩa là suối.

1. Đại cương

Tên Huyệt :

Vị trí huyệt Âm lăng tuyền – “Âm” Trái với dương, chỉ bản chất của kinh, cũng như bản chất của Tỳ. Nó là âm ở trong âm.  “Lăng” có nghĩa chỗ nhô lên, cái gò. “Tuyền” có nghĩa là suối.

Huyệt thuộc huyệt “Hợp” hành “Thủy” của kinh Tỳ, nằm trên mặt trong của chân phía dưới đầu gối cao và nhô lên giống như cái gò. “Hợp thủy” là huyệt nước, nước dưới gò biểu hiện một dòng suối. Do đó mà có tên là Âm Lăng-tuyền.

Theo “Hội nguyên” giải thích huyệt Âm Lăng tuyền rằng: “Âm lăng là gò âm ở phía mặt trong, cân kết suối ngọt thăng nhuận tông cân, bên trên đạt tới hung cách để nuôi Phế nguyên”.

Tên Khác : Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng.

Xuất Xứ : <<Linh khu – Nhiệt bệnh>>.

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.

+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .

2. Vị trí huyệt Âm lăng tuyền

Xưa: Ở mé trong phía đầu gối chỗ lõm dưới xương ống chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

Nay: Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

Sách của Từ điển châm cứu viết: Khi điểm huyệt để ngay chân, điểm gặp nhau của chỗ hõm phía sau bờ sau trong đầu rên xương chày với đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của củ cơ cẳng chân trước xương chày.

Cách lấy huyệt:

C1: từ chính giữa xương bánh chè thẳng xuống, giữa mặt trước của xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của xương chày dưới đầu gối, từ đó chiếu ngang vào 4 th, ở phía trong sau đầu mẩu xương chày.

C2: lấy ở điểm gặp nhau của chỗ lõm bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của xương chày chỗ dưới đầu gối.

Huyệt âm lăng tuyền

Vị trí huyệt âm lăng tuyền

Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau-trong và mặt sau đầu xương chầy, chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

3. Tác dụng của huyệt Âm Lăng Tuyền

Tác Dụng, Chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng : Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.

Tại chỗ: Viêm đầu gối.

Theo kinh: Bí đái, cước khí, đái khó, đái dầm, đái không tự chủ, ngực sườn căng tức.

Toàn thân: Viêm thận, viêm ruột, đau chân, ăn ít, lạnh trong bụng, cổ trướng, di tinh.

Chủ trị : Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, tiểu dầm.

Phối Huyệt :

  1. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị bụng bị lạnh (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Thiếu Phủ (T.8) trị tâm thống (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) trị trong ngực nóng, thình lình tiêu chảy (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị tiểu bí, tiểu không tự chủ, sưng đầu gối.
  5. Phối Địa Cơ (Ty.8) + Hạ Quản (Nh.11) trị bụng cứng (Tư Sinh Kinh).
  6. Phối Giải Khê (Vi.41) + Thái Bạch (Ty.4) + Thừa Sơn (Bq.57) trị thổ tả (Châm Cứu Đại Thành).
  7. Phối Thừa Sơn, Giải Khê, Thái Bạch trị thổ tả.
  8. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tiểu bí, bụng trướng nước (Châm Cứu Học Giản Biên).
  9. Phối Chí Âm (Bq.67) + Nhật Nguyệt 24) + Dương Cương (Bq.48) + Đởm Du (Bq.19) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị hoàng đản (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  10. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Đôn (C.1) trị tiểu khó (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
  11. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
  12. Phối Địa Cơ, Hạ Quan trị cứng bụng.
  13. Phối Khí Hải, Tam Âm Giao trị tiểu tiện không thông.

Châm Cứu : Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1-3 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có thể lan truyền xuống dưới. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

4. Tài liệu tham Khảo

+ <<Linh khu – Nhiệt bệnh>> ghi rằng: “Nhiệt bệnh đau từ vùng rốn rất kịch liệt, ngực và hông sườn đầy tức, chọn huyệt Dũng tuyền và Âm Lăng-tuyền”.

+ <<Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Trong bụng khí trướng đầy, nói nhiều lời, không muốn ăn, đầy tức dưới sườn, dùng Âm Lăng-tuyền làm chủ,…. đau thận, vùng thắt lưng không cúi ngửng được, dùng Âm Lăng-tuyền làm chủ”.

+ <<Giáp ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ đau trong âm hộ, bụng dưới cứng đau kịch liệt, dùng Âm Lăng-tuyền làm chủ”.

+ <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: ” Âm Lăng-tuyền chủ về trong bụng lạnh, không muốn ăn, đầy dưới sườn, bụng cứng trướng nước, suyễn khó thở không nằm được, đau thắt lưng không cúi ngửng được, hoắc loạn, sán hà, di tinh, đái không tự chủ, tiểu không thông, đái lắt nhắt đau buốt, sốt lạnh không chừng, đau vùng sinh dục, nóng trong ngực, ỉa chảy, ỉa ra thức ăn”.

+ <<Thiên tinh bí quyết ca>> ghi rằng: “Đau Tiểu trường xuyên tới rốn, trước hết châm Âm Lăng-tuyền sau đó châm Dũng tuyền” (Như thị Tiểu-trường liên tề thống, tiên thích Âm lăng hậu Dũng tuyền).

+ <<Bách chứng phú>> ghi rằng: ” Âm Lăng- tuyền, Thủy phân trừ phù thủng ở bụng” (Âm Lăng-tuyền, Thủy phân khử thủy thũng chỉ tề doanh), 7. Căn cứ theo “Linh khu Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Hợp” huyệt của Túc Thái âm kinh.

+ Huyệt này trong “Linh khu – Bản du” gọi là “Âm chi Lăng-tuyền”.

+ Âm Lăng-tuyền là huyệt tương đối thường dùng ở hạ chi. Chủ trị hội chứng ở hai kinh Tỳ Thận, có công năng ôn vận trung tiêu, lợi thủy tiêu thủng. Hễ bệnh do tỳ vị hư hàn và hạ tiêu thấp nhiệt gây ra đều có thể dùng Âm Lăng-Tuyền để trị.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm