Kinh Túc dương minh Vị – Là kinh thứ 3 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.
Mục Lục
1. Tổng quan kinh Túc dương minh Vị
Giải quyết xáo trộn của Tỳ-Vị theo nguyên tắc chọn huyệt Trong -Ngoài.
- Vượng giờ Thìn (7 – 9g) – Hư giờ Tỵ (9 -11g) – Suy giờ Tuất (19 – 21g).
- Nhiều Khí, nhiều Huyết.
- Ấn đau huyệt Trung Quản (Nh.12) và Vị Du (Bq.21 – Bối Du Huyệt).
Tạng Phủ Liên Hệ | Mối Quan Hệ | Tác Dụng | |
Tỳ |
Biểu – Lý |
Giải quyết xáo trộn của Tỳ-Vị theo nguyên tắc chọn huyệt
Trong -Ngoài. |
|
V |
.Đại Trường .Tiểu Trường. |
.Tương Sinh (Vị Thổ sinh Đại Trường Kim). . Tương Sinh (Tiểu Trường Hỏa sinh Vị Thổ). |
. Dùng khi Đại Trường quá hư, theo nguyên tắc ‘Hư Bổ Mẫu’.
. Dùng khi Vị quá Hư , theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu). . Dùng khi Tiểu Trường quá thực, theo nguyên tắc ‘Thực tả tử’. |
Ị | Bàng
Quang |
Tương khắc (Vị Thổ khắc
Bàng Quang Thủy) |
Dùng khi Bàng Quang Thực,
lấy Thổ khắc Thủy. |
Đởm | Phu Thê | Điều chỉnh Âm Dương giữa 2
kinh Vị – Đởm. |
|
Thận | Tý Ngọ đối xứng | Dùng khi thời khí của kinh Vị
bị suy. |
|
Đại Trường |
+ Đồng Danh (Túc và Thủ Dương Minh).
+ Mẫu tử theo giờ thịnh. |
. Dùng khi Vị bị xáo trộn, theo nguyên tắc phối hợp huyệt Đồng Danh hoặc Trên – Dưới.
. Dùng khi kinh khí của Vị suy. |
|
Tâm Bào |
Nghịch Khí ( Dương Minh # Quyết Âm) giữa Phủ và Tạng |
Dùng khi Vị quá thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Đại Lăng (Tb.7) + Xung Dương
(Vi.42). |
1.1/Kinh chính
Khởi đầu từ cạnh cánh mũi (huyệt Nghênh Hương – Đtr) đi lên, giao ở hõm góc trong mắt – gốc mũi (huyệt Tinh Minh – Bq), vòng trở xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm trên, rồi quanh ra môi miệng, * giao chéo nhau tại môi trên với Đốc Mạch (huyệt Nhân Trung), * vòng môi dưới giao với Nhâm Mạch (huyệt Thừa Tương), * đoạn dọc theo hàm dưới ra sau huyệt Đại Nghênh đến góc hàm dưới, vòng lên trước tai qua h. Thượng Quan (Đởm), theo bờ trước tóc mai giao với kinh Đởm (huyệt Huyền Lư + Hàm Yến) lên trên bờ góc trán rồi theo chân tóc ra gặp Đốc Mạch (huyệt Thần Đình).
Một nhánh khác từ huyệt Đại Nghênh đi xuống dọc theo thanh quản vào hố trên đòn, tại đây phân 2 nhánh: + Một nhánh từ hố trên đòn qua cơ hoành đến liên lạc với Tỳ và Vị ; + Một nhánh từ hố trên đòn, thẳng qua đầu ngực, đi song song với Nhâm Mạch, đến vùng bẹn.
Từ môn vị dạ dày có nhánh đi xuống bụng dưới hợp với Kinh chính ở bẹn, rồi cùng đi theo cơ thẳng trước ở đùi xuống gối, dọc theo phía ngoài xương chầy, đến cổ chân, mu bàn chân, đến kết ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai. * Một nhánh phụ từ Túc Tam Lý đi ngoài đường Kinh chính xuống tận ngón chân giữa. * Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh Túc Thái Âm Tỳ.
1.2 Kinh biệt
Khởi từ huyệt Khí Xung, ở vùng bẹn, cùng với kinh Tỳ đi theo vào vùng bụng để liên lạc với Vị, Tỳ, thông lên Tâm, dọc theo cổ họng, ra miệng lên đến chỗ lõm gốc mũi, vào góc trong của mắt ở huyệt Tinh Minh (Bq).
1.3 Lạc dọc
Khởi từ huyệt Lạc – Phong Long, đi dọc theo phía trước ngoài cẳng chân, hướng lên phía trên thân thể theo Kinh chính lên đầu, đến huyệt Bá Hội (Đc), để hội với khí của các kinh khác, rồi vòng xuống mặt, đi sâu vào họng.
1.4 Lạc ngang
Khởi từ huyệt Lạc – Phong Long, vòng ngang đầu xương chầy để đến kinh Tỳ ở huyệt Nguyên là Thái Bạch.
1.5 Kinh cân
Khởi từ góc ngoài ngón chân thứ 2, 3, 4 đi đến cổ chân phân thành 2 nhánh: * Một nhánh ngoài đi dọc theo phía ngoài cẳng chân, theo đùi đến mấu chuyển lớn xương đùi (huyệt Hoàn Khiêu – Đ.30), rồi lên dọc theo cạnh trước ngoài ngực, trên sườn cụt, vào phần dưới ngực vòng qua lưng, kết ở cột sống từ đốt sống lưng 1 đến 9. * Một nhánh trong từ mu chân, chạy dọc theo bờ xương chày, đến trước hõm gối, trong đường chi khớp, + tại đây rẽ một nhánh phụ, trở xuống phía ngoài bờ xương chầy, để gặp Kinh chính Đởm.
Nhánh chính đi thẳng lên đùi, qua vùng Phục Thố, tới vùng bẹn, đến phía trước bụng hội với 3 kinh Cân Âm ở chân tại h. Khúc Cốt (Nh.2) và Trung Cực (Nh.3). * Nhánh trong này của kinh đi ngoài đường giữa, trên mặt bụng vách ngực trước, đến hõm trên xương đòn (huyệt Khuyết Bồn) thì kết lại và lên cổ, tới hàm dưới. * Từ đó, nó chia 2 nhánh: + Một nhánh vào miệng và + Một nhánh đến xương gò má, mũi để gặp kinh Cân Bàng Quang; rồi nhánh này chia thành nhiều mao quản tỏa quanh vùng mi dưới. (Kinh Cân Bàng Quang thì chia thành nhiều mao quản phủ vùng mi trên, nên 2 kinh Cân này rất quan trọng để trị các bệnh ở vùng mắt và bệnh mất ngủ). – * Một nhánh khác đi từ hàm dưới và kết ở trước tai.
2. Triệu chứng Kinh Vị
- Kinh Bệnh: Mũi chảy máu, miệng môi mọc mụn, họng đau, cổ sưng, miệng méo, ngực đau, chân sưng đau hoặc teo lạnh. Nếu tà khí thịnh thì sốt cao, ra mồ hôi, có thể phát cuồng.
- Phủ Bệnh: Vị nhiệt, ăn nhiều, tiểu vàng, bồn chồn, có thể phát cuồng. Nếu Vị hàn: bụng đầy, ăn ít (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Vị Thực: Phía trước cơ thể bị nhiệt, mau đói, nước tiểu vàng. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 3 lần (Nội Kinh Linh Khu).
- Vị Hư: Phía trước cơ thể bị hàn, run, bụng đầy trướng. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh (Nội Kinh Linh Khu).
- Vị Hàn: dạ dày đau, thích ấm, không thích ấn vào, nôn mửa, nấc, lưỡi trắng trơn, mạch Trì (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
- Vị Nhiệt: dạ dày đau nóng, nuốt chua, ợ hôi, mau đói, khát, thích uống nước lạnh, miệng hôi, nướu răng sưng đau, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
2.1 Kinh chính
- RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
+ Cảm giác như bị dội nước lạnh
+ Thích ưỡn ngực và duỗi chân
+ Ngáp nhiều lần
+ Chán đời, hay rên rỉ
+ Thích nơi yên Tỉnh, dễ phát cuồng, ghét ánh sáng
+ Lo âu, ưu tư
+ Trường hợp nặng thì leo trèo lên nơi cao để ca hát, cởi quần áo mà chạy, bụng trướng, sôi bụng, gọi là chứng “Cán Quyết”.
2.2 Lạc ngang
- RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN
Gây rối loạn quân bình về huyết dịch:
+ Sốt và rét (ôn bệnh)
+ Hôn mê, điên cuồng với cơn sốt dữ dội
+ Tự đổ mồ hôi
+ Mũi chảy nước trong, chảy máu cam
+ Cổ sưng, họng tê, miệng méo lệch
+ Mụn nhọt ở môi, miệng
+ Bụng trướng
+ Đầu gối viêm
+ Đau nhức theo đường kinh đi từ ngực đến mu chân, ngón chân thứ 2 bất động.
- THỰC:
Nóng vùng ngực, bụng, mau đói, nước tiểu vàng
- HƯ:
+ Phía trước ngực bụng đều lạnh
+ Vị hàn gây đầy trướng
2.3 Lạc dọc
- THỰC:
+ Điên cuồng
+ Động kinh
- HƯ:
+ Cơ cẳng chân teo
+ Các khớp xương buông thõng, khó cử động.
2.4 Kinh biệt
- ĐAU TỪNG CƠN:
+ Cảm giác lạnh ở môi và răng
+ Chảy máu mũi
+ Đầu đau, ngực đầy, không thở nổi.
2.5 Kinh cân
+ Đau và co rút cơ theo đường kinh đi qua
+ Co cứng ngón chân thứ 2, gót chân co rút và cứng đờ
+ Khớp háng viêm, dịch hoàn viêm
+ Cơ bụng co rút, đau ran đến hõm trên xương đòn và má, vùng đầu đau.
+ Đột nhiên miệng méo lệch.
+ Liệt thần kinh VII, thần kinh tọa đau
3. Điều trị kinh Vị
- Vị Hư: châm bổ huyệt Giải Khê vào giờ Tỵ [9-11g] (đây là huyệt Kinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
- Vị Thực: châm tả huyệt Lệ Đoài vào giờ Thìn [7-9g] (đây là huyệt Tỉnh Kim, Thổ sinh Kim – Thực tả Tử) (Châm Cứu Đại Thành).
- Vị Hàn: Ôn Vị, tán hàn, lấy kinh huyệt du và Mộ của kinh túc Dương Minh làm chính. Châm bổ, có thể cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
- Vị Nhiệt: Thanh tả Vị nhiệt. Chọn huyệt Du + Mộ của kinh thủ Dương Minh (Đại Trường) và túc Dương Minh (Vị) làm chính. Châm tả hoặc dùng kim Tam lăng châm ra máu, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
3.1 Kinh chính
- THỰC:
Tả : Lệ Đoài (Tỉnh + h.Tả – Vi.45 ), Xung Dương (Nguyên – Vi.42 ), Phong Long (Lạc – Vi.40 ), Vị Du (Bq.21 )
Phối: Nhị Gian (Đtr.2), Thương Dương (Đtr.1), Thiên Tỉnh (Ttu. 10 ), Chương Môn (C.13 )
- HƯ:
Bổ: Giải Khê (Kinh + h.Bổ – Vi.41 ), Xung Dương (Nguyên – Vi.42 ), Phong Long (Lạc – Vi.40 ), Trung Quản (Nh.12 ), Khúc Trì (Đtr.11 ), Vị Du (Bq. 21 )
Phối: Dương Cốc (Ttr.5 ), Thiên Xu (Vi.25 ), Trung Xung (Tb.9 ), Quan Nguyên (Nh.4), Tiểu Trường Du (Bq.27)
3.2 Lạc dọc
- THỰC: Tả : Phong Long (Lạc – Vi.40). Bổ: Thái Bạch (Nguyên – 3)
- HƯ: Bổ: Xung Dương (Nguyên – Vi.42). Tả : Công Tôn (Lạc – 4)
3.3 Lạc ngang
- THỰC: Tả: Phong Long (Lạc – Vi.40)
- HƯ: Bổ: Công Tôn (Lạc – Ty.4), Tả : Xung Dương (Nguyên – Vi.42).
3.4 Kinh biệt
- RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:
+ Phía đối bên bệnh: Lệ Đoài (Vị.45), Ẩn Bạch (Ty.1ø).
+ Phía bên bệnh: . Hãm Cốc (Vị. 43), . Thái Bạch (Ty.3).
- RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:
Âm khích (Tm.6), Lương Khâu (Vị.34), Túc Tam Lý (Vị.36), Giải Khê (Vị.41), Khí Xung (Vị.30),
Nhân Nghênh (Vị.9)
3.5 Kinh cân
- THỰC:
Tả : A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Giải Khê (Vi.41), Lệ Đoài (Vi.45). Phối: Túc Tam Lý (Vi.36), Hãm Cốc (Vi.43), Tứ Bạch (Vi.2).
- HƯ: Bổ: Cứu A thị huyệt kinh cân, Tả Lệ Đoài (Vi.45).
Phối: Túc Tam Lý (Vi.36) + Hãm Cốc (Vi.41) + Tứ Bạch (Vị.2).
4. Các huyệt trên kinh Túc dương minh Vỵ
Xem thêm: