Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh Thủ dương minh Đại trường

by Dieu Quang

Dùng khi Phế và Đại Trường bị rối loạn (theo nguyên tắc phối hợp huyệt Biểu – Lý, Trong – Ngoài, Âm – Dương).

1. Tổng quan kinh Thủ dương minh Đại trường

Dùng khi Phế và Đại Trường bị rối loạn (theo nguyên tắc phối hợp huyệt Biểu – Lý, Trong – Ngoài, Âm – Dương).

  • Vượng giờ Mão (5-7g), Hư giờ Thìn (7-9g) – Suy giờ Dậu (17-19g.
  • Nhiều Khí nhiều Huyết.

*Ấn đau huyệt Thiên Xu (Vi.25) và Đại Trường Du (Bq.25).

Tạng Phủ

Liên Hệ

Mối Quan Hệ Tác Dụng
 

 

 

 

 

Đ Ạ I

 

 

 

 

T R Ư

Ờ N

G

 

 

Phế

+ Biểu – Lý

 

 

 

+ Mẫu Tử theo giờ lưu chuyển khí.

+Dùng khi Phế và Đại Trường bị rối loạn (theo nguyên tắc phối hợp huyệt Biểu – Lý, Trong – Ngoài, Âm – Dương).

+Dùng khi kinh khí của Phế kinh suy.

 

Bàng Quang

 

Tỳ

+Tương Sinh (Đại Trường Kim sinh Bàng Quang Thủy).

 

+Tương Sinh (Tỳ Thổ sinh Đại Trường Kim)

+Dùng khi Bàng Quang quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu).

+Dùng khi Tỳ quá thực, theo nguyên tắc ‘Thực tả tử’

+Dùng khi Đại Trường quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’)

 

Đởm

Tương Khắc (Đại Trường Kim khắc Đởm Mộc) Dùng khi Đởm Thực , lấy Kim khắc Mộc.
Tâm

Bào

Tý Ngọ Đối Xứng Dùng khi thời khí của kinh

Đại Trường suy.

 

Vị

Đồng Danh (Thủ – Túc Dương Minh) Dùng khi Vị có thực tà (theo nguyên tắc chọn huyệt Đồng

danh hoặc Trên – Dưới .

Tiểu

Trường

Phu Thê Điều hòa Âm Dương giữa Đại

Trường và Tiểu Trường.

 

 

Can

 

 

Nghịch Khí

( Quyết Âm # Dương Minh)

Dùng khi Can thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên

phối hợp với kinh ở dưới :

 

1/ Kinh chính

Khởi đầu từ bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ, đi dọc theo mép trên của ngón tay, qua hố lào giải phẫu, đến nếp gấp bờ ngoài khuỷ tay, chạy dọc theo mé trước- ngoài cánh tay, đến đầu trên cánh tay, chỗ hõm khớp vai, * ra bờ sau vai, giao với kinh Tiểu Trường ở huyệt Bỉnh Phong, * hội với Đốc Mạch ở Đại Chùy và * đi sâu vào trong hõm xương đòn, từ đây phân ra 2 nhánh: + Một nhánh lặn vào Phế, qua cơ hoành để vào Đại Trường ; + Một nhánh từ hố xương đòn, lên cổ, hàm, đi vào giữa hàm răng dưới, vòng quanh mép miệng giao nhau ở Nhân Trung đến cánh mũi phía bên đối diện.

2/ Kinh biệt

Khởi từ huyệt Kiên Ngung, phân thành nhiều nhánh: * Một nhánh ra sau ngực hội ở Đại Chùy, * Một nhánh đến trước ngực phân nhánh vào Đại Trường, vào Phế, nổi lên ở hố trên xương đòn (ở huyệt Phù Đột) để hội với Kinh biệt Phế.

3/ Lạc dọc

Từ huyệt Lạc – Thiên Lịch chạy đến mỏm vai, lên cổ, vào hàm dưới, phân + một nhánh vào răng – tai và + một nhánh vào Phế.

4/ Lạc ngang

Từ huyệt Lạc – Thiên Lịch chạy theo bờ ngoài cẳng tay vào huyệt Nguyên của Phế là Thái Uyên.

5/ Kinh cân

Khởi lên ở bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ, đi dọc theo bờ ngoài cẳng tay, lên khuỷ tay đến đầu cánh tay, kết ở Kiên Ngung, * phân một nhánh vòng theo bả vai áp vào 2 bên cột sống, * còn một nhánh đi từ Kiên Ngung lên đến cổ, chia + một chi nhánh lên má kết ở trong xương gò má và + một chi nhánh lên trên đến góc trán, vào trong tóc, vòng quanh sọ, xuống phía hàm đối diện cùng kinh.

Thủ dương minh đại trường

Thủ dương minh đại trường (ảnh benhhoc.com)

2. Triệu chứng kinh Đại trường

  • Kinh Bệnh: Cổ sưng, răng hàm dưới đau, vai đau, cẳng tay đau, ngón tay trỏ khó cử động. Nếu tà khí ở kinh thịnh thì có thể sưng đau. Nếu kinh khí suy thì sợ lạnh ở nơi đường kinh đi qua.
  • Phủ Bệnh: Mắt vàng, miệng khô, họng đau, chảy máu mũi, bụng đau, bụng sôi. Nếu hàn thì tiêu chảy. Nếu nhiệt thì phân nhão, dính hoặc táo bón. Tà khí thịnh thì sốt cao, có thể phát cuồng.(Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Đại Trường khí Thực: dễ bị nhiệt và sưng thủng. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 3 lần.
  • Đại Trường khí Hư: Dễ bị hàn và run rẩy. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch Thốn Khẩu.
  • Đại Trường Hàn : Bụng đau, ruột sôi, đại tiện lỏng, lưỡi trắng, mạch Kết.
  • Đại Trường Nhiệt: Bụng đầy, bụng đau, táo bón, xích bạch lỵ, trường ung, rêu lưỡi vàng khô, mạch Sác, Thực.
  • Đại Trường Hư : Tiêu chảy lâu ngày không cầm, thoát giang, bụng lạnh, cơ thể tê, sắc mặt không tươi, lưỡi trắng, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
  • Đại Trường Thực: Bụng đau, không thích ấn, táo bón, lỵ, lưỡi hơi bệu, mạch Thực, có lực.

Kinh chính

  • Rối loạn do tà khí

+ Răng đau, Họng viêm, cổ sưng và đau.

Kinh biệt

. Đau từng cơn, Khó thở, Hen suyễn, Tai ù từng cơn, Nóng ở ngực và sưng bên ngực, . Đột ngột câm, lưỡi cứng.

Kinh cân

. Đau nhức hoặc co rút cơ theo đường kinh đi qua, Cánh tay không giơ lên cao được.

. Khớp tay viêm, Xoang mũi viêm, Cổ gáy không xoay trở được.

Lạc dọc

+ Thực: Răng sâu, Tai đau.

+ Hư: Răng lạnh, Ngực và hoành cách mô đau tức, bồn chồn (chứng tý cách)

Lạc ngang

  • Rối loạn do nội nhân:

Kinh Đại Trường chủ về tân dịch, vì vậy, có biểu hiện: Mắt vàng, Môi miệng khô, Chảy nước mũi hoặc chảy máu cam, Họng đau, cuống họng sưng, Ngón tay trỏ không cử dộng đươc.

  • Thực: Cảm giác nóng và sưng.
  • Hư: Rét run.

3. Điều trị kinh Đại trường

  • Đại Trường Hàn : Tán hàn, chỉ tả. Chọn Mộ huyệt của kinh Đại Trường + huyệt Hợp ở dưới làm chính. Châm tả, cứu nhiều.
  • Đại Trường Nhiệt: Thanh nhiệt, tả kết. Chọn huyệt ở kinh Vị hoặc huyệt Mộ của Đại Trường + huyệt Hợp ở cùng.` làm chủ. Châm tả hoặc dùng kim tam lăng châm ra máu. Không cứu.
  • Đại Trường Hư : Chỉ trường, cố thoát. Chọn huyệt ở mạch Nhâm, mạch Đốc, kinh Vị, kinh Tỳ làm chính. Châm bổ, cứu nhiều. Châm bổ huyệt Khúc Trì (Đtr.11) vào giờ Thìn [ 7-9g] (Đây là huyệt Thổ, Thổ sinh Kim – Hư bổ mẫu).
  • Đại Trường Thực: Hành khí, thông phủ. Chọn huyệt ở kinh Vị, mạch Nhâm và huyệt Hợp ở dưới của Đại Trường làm chính. Châm tả, không cứu. Châm tả huyệt Nhị Gian (Đtr.2) vào giờ Mão [5-7g], (đây là huyệt Thủy – Kim sinh Thủy – Thực tả tử).

Kinh chính

  • Thực: Tả: Nhị Gian (Đtr.2 + h.Tả), Hợp Cốc (Nguyên – Đtr.4), Thiên Lịch (Lạc – Đtr.6), Khúc Trì (Hợp – Đtr.11 ), Đại Trường Du (Bq. 25)

Phối: Xích Trạch (P.5), Thông Cốc (Bq.66), Nhiên Cốc (Th.2), Thiên Xu (Vị.25)

  • Hư: Bổ: Khúc Trì (huyệt Bổ), Hợp Cốc (Nguyên – Đtr.4), Thiên Lịch (Lạc – Đtr.6), Đại Trường Du (Bq. 25), Thiên Xu (Vị. 25), Thái Uyên (P.9),

Phối: Túc Tam Lý (Vị.36), Vị Du (Bq.21), Trung Quản (Nh.12), Khúc Tuyền (C.8).

Lạc ngang

  • Thực: Tả: Thiên Lịch (Lạc – Đtr.6), Bổ: Thái Uyên (Nguyên – P.9)
  • Hư: Bổ: Hợp Cốc (Nguyên – Đtr.4), Tả: Liệt Khuyết (Lạc – P.7)

Lạc dọc

  • Thực: Tả: Thiên Lịch (Đtr.6).
  • Hư: Bổ: Liệt Khuyết (P.7), Tả: Hợp Cốc (Đtr.4)

Kinh biệt

Rối loạn do tà khí:

  • Thực: Tả:

+ Phía đối bên bệnh: Trung Xung (Tb.9), Quan Xung (Ttu.1),

+ Phía bên bệnh: Đại Lăng (Tb.7), Trung Chử (Ttu.3) (không dùng huyệt kinh Đại Trường vì khí của Đại Trường thực sẽ tràn ra vùng ngực ở kinh Tâm Bào và Tam Tiêu)

Rối loạn do nội nhân:

Âm Khích (Khích   -Tm.6), Ôn Lưu (Khích – Đtr7), Túc Tam Lý (Hợp – Vị.36), Khúc Trì (Bổ-Đtr.11), Kiên Ngung (Đtr.15), Phù Đột (Đtr.18).

Kinh cân

Thực: Tả: A thị huyệt kinh Cân. Bổ : Khúc Trì (huyệt Hợp + huyệt Bổ), Thương Dương (Tỉnh)

Phối: Tam Gian (Du), Bản Thần (Đ)

Hư: Bổ: Cứu A thị huyệt kinh Cân, Thương Dương (Tỉnh – Đtr.1), Tả: Nhị Gian (Vinh + h.Tả – Đtr.2).

Phối: Tam Gian (Du – Đtr.3), Khúc Trì (Hợp – Đtr.11), Bản Thần (Đ.13).

4. Các huyệt kinh Thủ dương minh Đại trường

Thương dương LI 01 商 阳 Khúc trì LI 11 曲 池
Nhị gian LI 02 二 间 Trửu liêu LI 12 肘 髎
Tam gian LI 03 三 间 Thủ ngũ lý LI 13 手五里
Hợp cốc LI 04 合 谷 Tý nhu LI 14 臂 臑
Dương khê LI 05 阳 溪 Kiên ngung LI 15 肩 髃
Thiên lịch LI 06 偏 历 Cự cốt LI 16 巨 骨
Ôn lưu LI 07 温 溜 Thiên đỉnh LI 17 天 鼎
Hạ liêm LI 08 下 廉 Phù đột LI 18 扶突
Thượng liêm LI 09 上 廉 Hoà liêu LI 19 禾髎
Thủ tam lý LI 10 手 三 里 Nghinh hương 迎香 LI20

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm