Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Dương khê 阳 溪

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Dương khê – Huyệt ở chỗ lõm (giống khe suối = khê) tại cổ tay, ở mu bàn tay (mu = mặt ngoài = Dương), vì vậy gọi là Dương Khê.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (giống khe suối = khê) tại cổ tay, ở mu bàn tay (mu = mặt ngoài = Dương), vì vậy gọi là Dương Khê.

“Dương” nói đến kinh dương, đại biểu mặt ngoài.

“Khê” có nghĩa là khe, giống nước trong núi ở giữa 2 ngọn đồi (như đã đề cập trong Hợp cốc). “Khê” cũng có nghĩa nói đến một bộ phận của cơ thể nơi có ít bắp thịt.

Khi ngón tay cái được vểnh đứng lên, huyệt này sẽ nằm trong chỗ hõm trên mặt bên ngoài của cổ tay, như thế hình tượng huyệt như ở trong một dòng suối ở giữa hai ngọn đồi. Do đó mà có tên là Dương khí.

Tên Khác: Trung Khôi.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 5 của kinh Đại Trường.

+ Huyệt Kinh, thuộc hành Hoả.

+ Huyệt dùng để châm trong bệnh cơ, xương, da.

2. Vị trí huyệt Dương khê

Xưa: Nơi chỗ hõm của cổ tay giữa 2 đường gân.

Nay: Nghiêng bàn tay, đưa ngón tay thẳng về mu bàn tay để hiện rõ hố lào giữa gân cơ duỗi và dạng ngón cái, huyệt ở sát đầu mỏ trâm xương quay.

huyệt dương khê

Vị trí huyệt Dương Khê

Giải Phẫu : Dưới da là đầu mỏm châm-xương quay, bờ trên xương thuyền, ngoài có gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngón tay cái, trong có gân cơ duỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1.

Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Công năng: Khu phong tiết hoả, sơ tán nhiệt ở kinh Dương Minh.

Chủ Trị:

Tại chỗ: Dau do viêm cổ tay.

Theo kinh: Nhức thần kinh răng, nhức khớp vai, nhức cánh tay, đau họng, ù tai, đỏ mắt.

Toàn thân: Trẻ con tiêu hóa kém, sốt cao, tức ngực, nhức đầu, phát cuồng, thở khó.

Phối huyệt

  1. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị mắt sưng đỏ (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhị Gian (Đtr.2) + Thiếu Thương (P.11) + Tiền Cốc (Ttr.2) + Xích Trạch (P.5) trị họng đau (Châm Cứu Đại Thành).(+ Nhị Gian trị răng đau)
  3. Phối Kiên Ngung (Đtr.15) trị sốt (Bách Chứng Phú).
  4. Phối Liệt Khuyết (P.7) trị bệnh ở cổ tay (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  5. Phối Giải Khê, Thần Môn trị kinh sợ, hồi hộp
  6. Phối Dương trì, Hợp Cốc trị tay co rút, đau cổ
  7. Phối Tam Gian, Giản Sử, Cách Du trị nấc cụt.

Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

4. Tham khảo huyệt Dương Khê

Tham khảo

  1. <<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Chảy máu cam ở mũi, nhiệt bệnh mồ hôi không ra, mắt nhìn không rõ, đau trong mắt, đau lợi răng, chảy nước mắt, quyết nghịch đau đầu, tức ngực khó thở, dùng huyệt Dương khê làm chủ”.
  2. <<Giáp ất>> quyển thứ 11 ghi rằng: “Vảy lở dùng huyệt Dương khê làm chủ”.
  3. <<Tư sinh>> ghi rằng: “Đau răng, co ngón tay cái sẽ lộ lỗ hõm (tức huyệt Dương khê), cứu 3 lửa, bước đầu cứu có cảm giác đau răng, cứu tiếp lại có cảm giác răng kêu nhúc nhúc, sau 3 lần cứu thì giảm đau, vĩnh viễn không bị lại, đau bên trái cứu bên phải và ngược lại”.
  4. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Dương khê chủ về bệnh nói cuồng bậy hay cười, thấy quí, nhiệt bệnh nóng nảy, trong tâm bức rức, đỏ toét mắt có vẩy, nghịch quyết đau đầu, tức đầy ngực khó thở, sốt rét khi nóng khi lạnh, ho lạnh nôn ra bọt, sưng tắc họng, ù tai điếc, sợ sệt, cánh tay khuỷu tay không cử động lên được, vẩy lở”.
  5. <<Tịch hoằng phú>> ghi rằng: “Răng đau sưng tấy đồng thời họng sưng tắc, dùng huyệt Nhị gian, Dương khê” (Nha thống thủng thống tinh hầu lý, Nhị gian, Dương khê tật chẩm đào).
  6. <<Tố vấn – Khí huyệt thận>> ghi rằng: “Hội nhỏ ở bắp thịt là khe” (Nhục chi tiểu hội vi khế).
  7.  <<Giáp ất>> ghi rằng: “Huyệt này còn gọi là Trung khôi”.
  1. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” thì huyệt này là “Kinh” huyệt của Thủ Dương minh kinh.
  2. Dương khê có công hiệu thanh nhiệt tán phong, thông kinh hoạt lạc, hay dùng trên lâm sàng. Ngoài việc có thể trị bệnh tật tuần hành theo bộ vị của kinh mạch, đối với các bệnh sưng tắc họng, bệnh thuộc thực đạo cũng có hiệu quả.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm