Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Trung phong 中封

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Trung phong – Huyệt ở giữa là trung mắt cá chân, bị phong bế bởi 2 gân lớn là gân cơ chày trước và duỗi dài ngón cái vì vậy gọi là Trung Phong.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ở giữa là trung mắt cá chân, bị phong bế bởi 2 gân lớn là gân cơ chày trước và duỗi dài ngón cái vì vậy gọi là Trung Phong.

Tên Khác : Huyền Tuyền.

Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 4 của kinh Can.

+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.

2. Vị trí huyệt Trung phong

Xưa: Trước mắt cá chân trong 1 th

Nay: Ở phía trước bờ dưới mắt cá trong 1 thốn, nơi chỗ lõm ở bờ trong gân cơ chày trước, khe khớp xương sên và xương gót, giữa huyệt Giải Khê (Vị) và Thương Khâu (Tỳ).

huyệt Trung phong

Giải Phẫu : Dưới da là bờ trong gân cơ chầy trước, khe khớp của xương sên và xương gót.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Sơ Can, thông lạc.

Chủ trị: Trị vùng bụng dưới đau, thoát vị (sán khí), tiểu không được, dương vật đau, di tinh, gan viêm.

Phối Huyệt:

  1. Phối Hành Gian (C.2) trị tiểu buốt (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Tứ Mãn (Th.14) trị cổ trướng (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Thần Khuyết (Th.8) + Thuỷ Phân (Nh.9) trị vùng rốn đau (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Thái Xung (C.3) trị chân đau, đi đứng khó khăn (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị gan viêm vàng da (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Can Du (Bq.18) + Ế Minh trị gan viêm siêu vi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Dương Phụ trị chóng mặt
  8. Phối Giải Khê, Côn Lôn trị đau hoặc chấn thương khớp

Châm Cứu: Châm thẳng 0,5-1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo : Thiên ‘Thích Ngược Luận’ : “Bệnh sốt rét, phát từ Can, sắc mặt tái xanh, hay thở dài như người sắp chết, nên thích Túc Quyết Âm (huyệt Trung Phong) cho ra máu” (TVấn.36, 9).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm