Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Khí hải 气海

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Khí hải – Điều khí, ích nguyên, bồi Thận, bổ hư, hòa vinh huyết, lý kinh đới, ôn hạ tiêu, khử thấp trọc.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt được coi là bể (Hải ) của khí, vì vậy gọi là Khí Hải .

Tên Khác: Bột Anh, Đan Điền, Hạ Hoang.

Xuất Xứ: Thiên ‘ Tứ Thời Khí’ (Linh Khu.19).

Đặc Tính: Huyệt thứ 6 của mạch Nhâm.

2. Vị trí huyệt Khí hải

Xưa: Dưới rốn 1,5 th

Nay: Lỗ rốn thẳng xuống 1, 5 thốn. Huyệt là điểm nối 1,5/5 trên và 3,5/5 dưới.

huyệt Khí hải

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, vào sâu có ruột non khi không bí tiểu nhiều hoặc có thai còn nhỏ, có bàng quang khi bí tiểu nhiều, có tử cung khi thai 4-5 tháng.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Điều khí, ích nguyên, bồi Thận, bổ hư, hòa vinh huyết, lý kinh đới, ôn hạ tiêu, khử thấp trọc.

Chủ Trị: Trị bụng và quanh rốn đau, bệnh về sinh dục, đường tiểu, kinh nguyệt, tiểu dầm, tiểu nhiều, chân khí hư, ngũ tạng hư, tay chân quyết lạnh, hư thoát, thần kinh suy nhược.

Phối Huyệt:

  1. Phối Thạch Môn (Nh.5) trị băng lậu (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Tam Tiêu Du (Bàng quang.22) trị đới hạ (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Trung Đô (C.6) trị sau khi sinh máu ra không dứt (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Âm Giao (Nh.7) + Đại Cự (Ty.27) trị hành kinh không nằm được (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị sinh xong máu dơ ra không cầm, trị nấc cụt
  6. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị bạch trọc, di tinh, đau bụng dưới do ứ huyết sau sinh
  7. Phối Toàn Cơ (Nh.21) trị suyễn (Ngọc Long Ca).
  8. Phối Thuỷ Phân (Nh.9) trị phù thũng (Tịch Hoằng Phú).
  9. Phối Tam Lý, Huyết Hải (Ty.10) trị ngũ lâm .
  10. Phối Túc Tam Lý, Thận Du trị suy nhược
  11. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Môn (Tm.7) trị trúng phong thuộc chứng thoát (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  12. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị thống kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  13. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bàng 23) trị mồ hôi trộm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  14. Phối Âm Giao (Nh.6) + Đại Đôn (C.1) trị thống kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  15. Phối Trung Cực (Nh.3) trị bạch đới
  16. Phối Âm Bao, Duy Bào + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tử cung sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  17. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Đại Trường Du (Bàng quang.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ruột tắc, liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải)+ Lương Môn, Thiên Khu
  18. Phối Mệnh Môn (Đốc.4) + Yêu Du (Đốc.2) trị băng huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  19. Phối Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh sau kỳ (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  20. Phối Ủy Trung, Bách Hội trị khí hư
  21. Phối Tam Lý, Huyết Hải trị ngũ lâm
  22. Phối Trung Quản, Túc Tam Lý trị ỉa chảy
  23. Phối Chiên Trung, Thái Uyên trị khí ngắn
  24. Phối Quan Nguyên để tắng huyết áp + Túc Tam Lý đều cứu trị trung khí hạ hãm

Châm Cứu: Châm thẳng 0, 5 – 1, 5 thốn. Cứu 15 – 30 phút hoặc nhiều hơn.

Ghi Chú: Tiểu bí không châm sâu. Có thai không châm.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm