Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh túc quyết âm Can

by Dieu Quang

Kinh túc quyết âm Can – Là kinh thứ 12 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan Kinh túc quyết âm Can

Điều chỉnh rối loạn ở Can và Đởm, theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài, Âm – Dương.

Vượng giờ Sửu (1-3g) – Hư giờ Dần (3-5g) – Suy giờ Mùi (13-15g). Huyết nhiều, Khí ít.

Ấn đau huyệt Kỳ Môn (C.13) và Can Du (Bq.18).

  Tạng Phủ Liên Hệ Mối Quan Hệ Tác Dụng
   

 

Đởm

+ Biểu – Lý

 

 

+ Mẫu tử theo giờ thịnh.

+ Điều chỉnh rối loạn ở Can và Đởm, theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài, Âm – Dương.

+ Dùng khi kinh khí của Can suy.

 

 

C

Tâm + Tương Sinh (Can Mộc sinh Tâm Hỏa).

 

 

+ Tý Ngọ đối xứng.

+ Dùng khi Tâm quá Hư (theo nguyên tắc Hư bổ mẫu).

+ Dùng khi Can quá thực (theo nguyên tắc ‘Thực Tả Tử).

+ Dùng khi thời khí của Can suy.

  Thận Tương Sinh (Thận

Thủy sinh Can Mộc).

+ Dùng khi Can quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’).
 

A

 

.Tỳ

+ Tương Khắc (Can Mộc khắc Tỳ Thổ).

+ Phu Thê

+ Dùng khi Tỳ quá Thực (lấy Mộc khắc Thổ).

+ Dùng điều chỉnh Âm Dương của kinh Can và Tỳ.

  . Phế . Tương khắc (Phế

Kim khắc Can Mộc).

+ Dùng khi Can quá thực (lấy Kim khắc Mộc).
 

N

 

Tâm Bào

Đồng Danh (Túc + Thủ Quyết Âm) + Điều chỉnh rối loạn ở Tâm Bào và Can (Theo cách chọn huyệt Trên – Dưới hoặc Đồng Danh).
   

 

 

Đại Trường

 

Nghịch Khí (Quyết Âm # Dương Minh), hoặc nguyên tắc Âm Dương Kinh Khí Tương Cầu.

+ Dùng khi Can quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng

+Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Hợp Cốc (Đtr.4 + Thái Xung (C.3).

 1.1/ Kinh chính

Khởi lên ở góc ngoài móng chân ngón cái, đi dọc theo mu bàn chân đến trước mắt cá trong và lên trên mắt cá trong 8 thốn thì bắt chéo sau kinh Tỳ, đến đầu trong lằn nhượng chân, nhập vào xương mu, vòng quanh bộ phận sinh dục rồi lên đầu sườn cụt, liên lạc với Can – Đởm, qua cơ hoành, phân nhánh vào ngực, đi lên họng và hiện ra ở mặt để liên hệ với Mục hệ, đến đầu hội với Đốc Mạch. Một nhánh đi từ Can qua cơ hoành vào Phế Từ Mục hệ phân một nhánh xuống má vòng vào trong môi.

1.2/ Kinh biệt

Khởi từ huyệt Lãi Câu, lên đến bờ xương mu hợp với kinh Thiếu Dương. rồi cùng đường kinh Biệt của Túc Thiếu Dương nhập vào khoảng bờ sườn cụt, tuần hành theo trong ngực vào Đởm, qua Can, thông với Tâm và, tiếp tục đi lên để tái hiện ở cổ, giao hội với huyệt Nhân Nghinh (Vị) rồi lên mặt, nối với kinh Túc Thiếu Dương ở góc ngoài mắt (h. Đồng Tử Liêu – Đ).

1.3/ Lạc dọc

Từ huyệt Lạc – Lãi Câu, chạy dọc theo Kinh chính đến bộ phận sinh dục và phân nhánh ở đó.

1.4/ Lạc ngang

Từ huyệt Lạc – Lãi Câu, vòng theo chiều ngang đầu xương chày để vào kinh Đởm tại huyệt Nguyên là Khâu Khư.

1.5/ Kinh cân

Khởi ở góc ngoài chân móng ngón cái, lên trên đến trước mắt cá trong, chạy dọc theo bờ trong xương chày, lên đùi, nhập vào khớp bẹn, chạy theo bờ trên xương mu để vào bộ phận sinh dục, hội với các kinh Cân khác của chân tại huyệt Khúc Cốt (Nh).

2. Triệu chứng Kinh can

Kinh túc quyết âm can

Kinh túc quyết âm can (Nguồn ảnh benhhoc.com)

Kinh Bệnh: Đầu đau, đầu váng, mắt hoa, nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, sốt co giật, tiểu dầm, tiểu không thông.

Tạng Bệnh: Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, tiêu chảy, họng như bị tắc, thoát vị, bụng dưới đau.

Can Hư: Hay chóng mặt, quáng gà, móng tay và móng chân khô, chuột rút, gân co lại. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.

Can Thực: Hông sườn đau kéo xuống bụng dưới, nôn chua, hay tức giận. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 2 lần.

 

2.1 Kinh chính

THỰC: Đau nhức vùng thắt lưng, Không thể uốn cong ra phía trước hoặc phía sau, Đau ở bộ phận sinh dục, Sắc mặt nhợt nhạt, họng khô.

2.2 Lạc ngang

+ Ngực đầy tức, Buồn nôn, ói mửa Khí nghịch lên phần trên cơ thể, Ăn không tiêu, tiêu chảy, Dịch hoàn viêm, Tiểu không thông hoặc tiểu són.

2.3 Lạc dọc

THỰC: Dương vật cương và dài.

HƯ: Ngứa dữ dội và đột ngột ở bộ phận sinh dục.

2.4 Kinh biệt

Đau nhức dữ dội ở bộ phận sinh dục. Đỉnh đầu đau, chóng mặt, thị lực kém, buồn, hay khóc.

2.5 Kinh cân

Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi. Bộ phận sinh dục suy yếu; liệt dương. Nếu do Hàn tà thì dương vật co rút lại. Nếu do nhiệt tà thì dương vật dài ra không thu lại bình thường được

3. Điều trị Kinh can

Can Hư: châm bổ huyệt Khúc Tuyền (C.8) vào giờ Dần [3-5g] (đây là huyệt Hợp Thủy, Thủy sinh Mộc – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).

Can Thực: châm tả huyệt Hành Gian [C.2] vào giờ Sửu [1-3g] (đây là huyệt Vinh Hỏa, Mộc sinh Hỏa – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).

3.1 Kinh chính

THỰC: Tả Hành Gian (Vinh + Tả – C.2), Thái Xung (Du – C.3), Lãi Câu (Lạc – C.5), Can Du (Bq.18)

Phối: Dương Phụ (Đ.38), Thiếu Phủ (Tm.8), Thương Khâu (Tỳ.5), Tiểu Hải (Ttr.8), Âm Đô (Th.19)

HƯ: Bổ: Khúc Tuyền (Hợp + Bổ – C.8), Thái Xung (Du – C.3), Lãi Câu (Lạc – C.5), Can Du (Bq.18), Kỳ Môn (C.14), Hiệp Khê (Đ.43).

Phối: Âm Cốc (Th.10), Thái Khê (Th.3), Thận Du (Bq.23), Kinh Môn (Đ.25), Đại Đô (Ty.1), Hậu Khê (Ttr.3), Khúc Trì (Đtr.11), Hiệp Cốc (Đtr.4), Hoang Du (Th.16).

3.2 Lạc ngang

THỰC: Tả: Lãi Câu (Lạc – C.5), Bổ: Khâu Khưu (Nguyên – Đ.40). HƯ: Bổ: Thái Xung (Nguyên – C.3), Tả Quang Minh (Lạc – .Đ.35) Lạc dọc

THỰC: Tả Lãi Câu (Lạc – C.5).

HƯ: Bổ: Quang Minh (Lạc – Đ.35), Tả: Thái Xung (Nguyên – C.3).

3.3 Kinh biệt

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:

+ Phía đối bên bệnh: Đại Đôn (Tỉnh- C.1), Túc Khiếu Âm (Tỉnh – Đ.44),

+ Phía bên bệnh: Thái Xung (Du – C.3), Túc Lâm Khấp (Du – Đ.41) 

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:

Âm Khích (Khích   -Tm).6, Trung Đô (Khích – C.6), Túc Tam Lý (Vị.36), Khúc Tuyền (Bổ – C.8)

Lãi Câu (Lạc – C.5).

3.4 Kinh cân

THỰC: Tả A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Khúc Tuyền (Hợp + Bổ – C.8), Đại Đôn (Tỉnh – C.1)

Phối: Thái Xung (Du – C.3), Trung Phong (Kinh – C.4), Khúc Cốt (Nh.2).

HƯ: Bổ: Cứu A thị huyệt kinh Cân. . Đại Đôn (Tỉnh – C.1), Tả Hành Gian (Vinh h. Tả – C.2)

Phối: Thái Xung (Du – C.3), Trung Phong (Kinh – C.4), Khúc Cốt (Nh.2)

4. Các huyệt trên kinh túc quyết âm Can

Đại đôn 大敦 Khúc tuyền 曲泉
Hành gian 行间 Âm bao 阴包
Thái xung 太冲 Túc ngũ lý 足五里
Trung phong 中封 Âm liêm 阴廉
Lãi câu 蠡沟 Cấp mạch 急脉
Trung đô 中都 Chương môn 章门
Tất quan 膝关 Kỳ môn 期门

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm