Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Khúc tuyền 曲泉 [Ứng dụng và tham khảo]

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Khúc tuyền – Huyệt ở chỗ lõm giống con suối là tuyền đầu nếp gấp trong nhượng chân giống hình đường cong là khúc khi gấp chân, vì vậy gọi là Khúc Tuyền.

1. Đại cương

Tên Huyệt : Huyệt ở chỗ lõm giống con suối là tuyền đầu nếp gấp trong nhượng chân giống hình đường cong là khúc khi gấp chân, vì vậy gọi là Khúc Tuyền.

“Khúc” có nghĩa một cái gì đó cong hay quanh co. 

“Tuyền” có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là một chỗ hõm.

Khi định vị trí huyệt này bảo bệnh nhân ngồi gập chân lại. Huyệt nằm trong chỗ hõm, thường xuất hiện ở mặt giữa của đầu gối. Do đó có tên là Khúc tuyền.

Theo “Khổng huyệt mệnh danh đích thiển thuyết” ghi rằng: “Khúc tuyền vùng gối hình cong, mặt trong gối thuộc âm, trong âm sinh suối, nên được gọi là Khúc tuyền”.

Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 8 của kinh túc quyết âm Can.

+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ, huyệt Bổ.

2. Vị trí huyệt Khúc tuyền

Xưa: Dưới lồi cầu trong xương đùi, chỗ hõm trên gân lớn dưới gân nhỏ, co gối vào để ấy huyệt, nơi đầu nếp nhăn ngang khoeo chân

Nay: Ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, nơi khe giữa của bờ trước gân cơ bán mạc và cơ thẳng trong. Trước và trên huyệt Âm Cốc

huyệt Khúc tuyền

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ bán mạc và gân cơ thẳng trong, đầu trên cơ sinh đôi trong, khe khớp kheo.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông keo to và dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng : Thanh thấp nhiệt, tiết Can Hoả , lợi Bàng Quang, thư cân lạc.

Chủ trị : Trị khớp gối và tổ chức phần mềm quanh khớp gối viêm, đau do thoát vị (sán khí), liệt dương, di tinh, viêm nhiễm ở hệ tiết niệu và sinh dục.

Phối Huyệt :

  1. Phối Ngũ Lý (C.10) trị tiêu ra máu (Giáp Ất Kinh).
  2. Phối thấu Dương Quan (Đ.33) + Lương Khâu (Vi.34) trị đầu gối co rút không co duỗi được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
  3. Phối Hành Gian (C.2) trị động kinh, dịch hoàn đau, bí tiểu (Tư Sinh Kinh)
  4. Phối Tất Quan (C.7) trị gối đau (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Chí Âm (Bq.67) + Trung Cực (Nh.3) trị thất tinh (Tư Sinh Kinh).
  6. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị tửcung sa (Châm Cứu Đại Thành).
  7. Phối Âm Giao (Nh.7) + Chiếu Hải (Th.6) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) [đều Tả ] trị các loại sán khí (Tịch Hoằng Phú).
  8. Phối Chiếu Hải, Đại Đôn trị sa tử cung
  9. Phối Đại Trữ (Bq.11) trị phong tý, gân cơ yếu (Trữu Hậu Ca).
  10. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Khí Hải (Nh.6) trị dưới rốn lạnh đau (Thần Cứu Kinh Luân).
  11. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Phúc Kết (Ty.14) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Liêm (Đtr.10) + Thủy Phân (Nh.10) + Trung Phong (C.4) + Tứ Mãn (Th.14) trị quanh rốn đau nhiều (Vệ Sinh Bảo Giám).
  12. Phối Cấp Mạch (C.12) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị sán khí, đau do thoái vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  13. Phối Bách Hội, Khí Hải, Tam Âm Giao trị sa sinh dục
  14. Phối Trung Cực, Thái Xung trị ngứa sinh dục
  15. Phối Tam Âm Giao, Quan Nguyên trị tiểu đỏ, tiểu đau

Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

4. Tham Khảo :

1. <<Thiên kim dực>> quyển thứ 27 ghi rằng: “Đàn ông mất tinh, đau nhức lạnh đầu gối cẳng chân, cứu Khúc tuyền 100 lửa, Khúc tuyển chủ trị bí tiểu, liệt dương; chủ trị ỉa chảy, kiết lỵ ra máu. Chủ về bụng sưng, chủ về gân rút đầu gối không co rút được, không đi được, chủ mình sốt đau đầu mồ hôi không ra, chủ đồi sán, sinh dục đau thốc vào trong rốn, không đái được, liệt dương; lại nói rằng đau dẫn tới trong ngọc hành”. 

2. <<Tịch hoằng phú>> ghi rằng: “Kết hợp Chiếu hải, Âm giao, Khí hải, Quan nguyên (đều tả) để trị các loại thoát vị rất hay” (Kiêm Chiếu hải, Âm giao, cánh cầu Khí hải, Quan nguyên đồng tả, trị thất sán tiểu phúc thống thần hiệu).

3. Căn cứ theo “Linh khu – Bản ch” ghi rằng: Khúc tuyền là “Hợp huyệt” của Túc Quyết-âm kinh.

4. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt này trong trường hợp bệnh nhân là người ưu sầu, chán đời chỉ thích tìm chỗ thanh vắng nhưng lại không chịu được vì sự cô quạnh, vì thiếu tình yêu, muốn có kẻ thân gần gũi một bên. Bệnh nhân trước kia hoạt động luôn nhưng bây giờ vì suy nhược nên thấy chán đời, đời mình chua chát và đâm ra gắt gỏng. Bởi thế nên thỉnh thoảng lại có những cơn kích động bực tức, nổi khủng…, trong những khi đó nếu gặp sự trái ý, bệnh nhân bùng ra và phát cáu, đổ dữ ra.

“Khúc Tuyền chủ lung bế” (Tư Sinh Kinh).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm