Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh túc thiếu dương Đởm

by Dieu Quang

Kinh túc thiếu dương Đởm – Là kinh thứ 11 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan Kinh túc thiếu dương Đởm

Điều chỉnh rối loạn ở Đởm và Can (theo nguyên tắc phối huyệt Trong –  Ngoài).

Vượng giờ Tý (23 – 1g) – Hư giờ Sửu (1 – 3g) – Suy giờ Ngọ (11 – 13g). Nhiều Khí, ít Huyết.

Ấn đau huyệt Nhật Nguyệt (Đ.24), Triếp Cân (Đ.23) và Đởm Du (Bq.19).

  Tạng Phủ Liên Hệ Mối Quan Hệ Tác Dụng
   

Can

 

Biểu – Lý

Điều chỉnh rối loạn ở Đởm và Can (theo nguyên tắc phối

huyệt Trong – Ngoài).

Đ Tiểu

Trường

+ Tương Sinh (Đởm Mộc

sinh Tiểu Trường Hỏa),

. Dùng khi Tiểu Trường qúa Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’).

– Dùng khi Đởm quá thực (theo nguyên tắc ‘Thực tả tử).

. Dùng khi Đởm quá Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’).

. Điều chỉnh Âm Dương của kinh Đởm và Bàng Quang.

 

 

 

Bàng Quang

+ Tương Sinh (Bàng Quang Thủy sinh Đởm Mộc).

+ Phu Thê

Dùng khi Vị quá Thực (Theo nguyên tắc ngũ hành tương

khắc – lấy Mộc khắc Thổ).

 

 

M

 

Vị

Tương Khắc (Đởm Mộc khắc Vị Thổ) Điều chỉnh rối loạn ở Đởm và Tam Tiêu (theo nguyên tắc chọn huyệt Đồng Danh

hoặc Trên -Dưới).

. Dùng khi kinh khí của kinh Đởm suy.

 

 

Tam Tiêu

+ Đồng Danh (Túc + Thủ Thiếu Dương).

 

+ Mẫu tử theo giờ thịnh.

Dùng khi thời khí của kinh

Đởm suy.

Tỳ Tý Ngọ đối xứng Dùng khi Đởm qúa Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới :

Thần Môn (Tm.7) + Khâu Khư (Đ.40).

Tâm Nghịch Khí

(Thiếu Dương , Thiếu Âm).

1.1/ Kinh chính

Khởi từ góc ngoài mắt, lên góc trán xuống sau tai, đến gáy rồi vòng lên đầu sang trán, lại trở xuống gáy đi trước kinh Tam Tiêu, tới vai – hội với Đốc Mạch ở huyệt Đại Chùy, với kinh Bàng Quang (h. Đại Trữ) – và kinh Tiểu Trường (h. Bỉnh Phong) rồi nhập vào hõm xương đòn (h. Khuyết Bồn Vị). Một nhánh đi từ sau tai, vào trong tai và ra trước tai, đến sau góc ngoài mắt. Một nhánh từ đuôi mắt xuống hàm dưới (h. Đại Nghênh – Vị) giao hội với kinh Tam Tiêu, lên hố dưới mắt ; – có nhánh vòng qua góc hàm, xuống cổ, nhập vào rãnh trên xương đòn.

Từ xương đòn, phân hai nhánh: Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu, tiến ngang vào mấu chuyển lớn xương đùi ; Một nhánh từ hõm xương đòn chạy xuống nách, theo cạnh sườn qua sườn cụt tự do, tới khớp háng, đến mấu chuyển lớn, + ở đây có 1 nhánh rẽ liên lạc với kinh Bàng Quang ở vùng xương khu.

Từ mấu chuyển lớn, kinh Đởm chạy xuống chân, theo mặt ngoài đùi, kết dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài cẳng chân, đến trước mắt cá ngoài, lên trên mu chân, đi giữa xương bàn chân thứ – 5, ra tận góc ngoài móng chân áp út. + Một nhánh tách trên mu chân, nhập vào trong ngón cái, liên lạc với kinh Can, hiện ra ở chùm lông tam mao.

1.2/ Kinh biệt

Kinh chính Đởm quay quanh mấu chuyển lớn, tách ra một kinh Biệt đi ngang về thành bụng trước rồi vào xương mu, hợp với đường đi của kinh Túc Quyết Âm Can, lên phía cạnh thân tới mép sau sườn cụt, tuần hành qua ngực, liên lạc với tạng Đởm, Can, Tâm, rồi nổi lên trên mặt, kết ở Mục hệ, nơi góc ngoài mắt để hợp với Kinh chính Đởm ở huyệt Đồng Tử Liêu.

1.3/ Lạc dọc

Từ huyệt Lạc – Quang Minh, xuống bờ trên mu chân đến ngón chân 4 và phân nhánh tại đó.

1.4/ Lạc ngang

Khởi từ huyệt Lạc – Quang Minh, bọc ngang đầu xương chày để vào kinh Can ở huyệt Nguyên Thái Xung.

1.5/ Kinh cân

Khởi từ góc ngoài ngón 4, đến phía trước mắt cá ngoài, theo bờ ngoài cẳng chân đến ngoài đầu gối, + phân một nhánh đi phía trước đùi, kết ở huyệt Phục Thố (Vị) và + một nhánh kết ở vùng xương cùng. Một nhánh đi lên theo hai bên hông sườn, vào ngực, kết ở hõm trên xương đòn. Nhánh chính đi về phía trước nách, qua phía ngoài hõm xương đòn, xuất ra ở trước kinh Thái Dương Bàng Quang, theo sau tai, lên góc trán, giao hội ở đỉnh đầu, đến hàm dưới và kết ở góc ngoài của mắt.

2. Triệu chứng kinh Đởm

thieu dương đởm kinh

Túc thiếu dương Đởm kinh (ảnh benhhoc.com)

Sốt rét, điếc, đầu đau, hàm đau, mắt đau, hố trên đòn sưng đau, nách sưng, lao hạch, khớp háng và mặt ngoài chi dưới đau, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ tư vận động khó.

Phủ Bệnh : Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng.

Đởm Hư :

Ngủ không yên, khi ngủ hay giật mình tỉnh giấc, chóng mặt, hay thở dài, tai ù, nghe không rõ, rêu lưỡi nhạt, Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch Thốn Khẩu, mạch Huyền Tế.

Đởm Thực :

Hay giận, ngực và sườn đầy tức, ngủ nhiều, mắt đỏ, chảy nước mắt, nôn ra nước chua, lúc nóng lúc lạnh, mạch Nhân Nghênh lớn hơn mạch Thốn Khẩu 1 lần, lưỡi hồng, mạch Huyền Sác.

 2.1 Kinh chính

 RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ :

+ Miệng đắng, Thở dài luôn, Ngực sườn đau không thể xoay trở được

+ Bệnh nặng: Sắc mặt nhợt nhạt, da khô nhám, toàn thân gầy gò, phía ngoài cẳng chân mo?ng, gọi là chứng “Dương quyết”.

2.2 Lạc ngang

 RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:

+ Bệnh về xương khớp; Đầu và vùng dưới cằm đau; Góc ngoài mắt đau; Viêm ở hõm trên xương đòn; Dưới nách viêm; Tự ra mồ hôi nhiều, rét run, sốt và ớn lạnh; Ngực sườn đau, háng, khớp gối, cẳng chân và phía trước mắt cá ngoài; Ngón chân thứ 4 tê cứng.

2.3 Lạc dọc

THỰC: Chi dưới giá lạnh.

HƯ: Chân mềm yếu, không sức, không đi được hoặc ngồi thì không đứng lên được.

2.4 Kinh biệt

ĐAU TỪNG CƠN:

+ Đau nhói hai bên ngực, khó thở, mồ hôi ra nhiều; Đau nhức ở vùng Hoàn Khiêu, khó nhấc đùi lên được; Đầu đau, choáng váng. 

2.5 Kinh cân

+ Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi; Khớp gối không co duỗi được, đau và co cứng hõm nhượng chân; Thần kinh tọa đau, khớp chân đùi viêm; Vùng trước ngoài đùi đến khớp háng đau, còn phía sau đùi đau ran đến xương cùng; Vùng hông sườn đau nhức; Vùng ngực và hõm trên xương đòn đau; Nửa đầu đau, liệt mặt.

3. Điều trị Kinh Đởm

Đởm Hư:

+ Châm bổ huyệt Hiệp Khê (Đ.43) vào giờ Sửu [1-3g] (đây là huyệt Vinh Thủy, Thủy sinh Mộc – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).

+ Hòa Can Đởm. Chọn huyệt của kinh Túc Thiếu Dương + Túc Quyết Âm + Thủ Quyết Âm làm chính, phối thêm Mạch Đốc. Châm bình bổ bình tả. Ít cứu hoặc không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Đởm Thực:

+ Châm tả huyệt Dương Phụ (Đ.38) vào giờ Tý [23-1g] (đây là huyệt Kinh Hỏa, Mộc sinh Hỏa – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).

+ Thanh nhiệt, tả hỏa. Chọn huyệt ở kinh Túc Thiếu Dương + kinh Túc Quyết Âm làm chính. Châm tả hoặc dùng kim Tam lăng châm cho ra máu, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

3.1 Kinh chính

THỰC:

Tả: Dương Phụ (Kinh + huyệt Tả – Đ.38), Khâu Khư (Nguyên – Đ.40), Quang Minh (Lạc – Đ37), Đởm Du (Bq.19)

Phối: Thiên Tỉnh (Ttr.10), Lệ Đoài (Vị.45), Đại Cự (Vị.27, Dương Cốc (Ttr.5), Thần Môn (Tm.7).

HƯ:

Bổ: Hiệp Khê (Vinh + huyệt Bổ – Đ43), Khâu Khư (Nguyên – Đ.40), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ.24, Trung Chử (Ttu.3).

Phối: Giải Khê (Vị.41), Thông Cốc (Bq.66), Trung Cực (Nh.3), Thiếu Xung (Tm.9), Bàng Quang Du (Bq.28).

3.2 Lạc ngang

THỰC: Tả: Quang Minh (Lạc – Đ.37), Bổ: Thái Xung (Nguyên – C.3). HƯ: Bổ: Khâu Khư (Nguyên – Đ.40), Tả: Lãi Câu (Lạc – C.5).

3.3 Lạc dọc

THỰC: Tả: Quang Minh (Lạc – Đ.37).

HƯ: Bổ: Lãi Câu (Lạc – C.5), Tả: Khâu Khư (Nguyên – Đ.40).

3.4 Kinh biệt

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:

Châm:

+ Phía đối bên bệnh: Túc Khiếu Âm (Tỉnh- Đ.44), Đại Đôn (Tỉnh – C.1).

+ Phía bên bệnh: Túc Lâm Khấp (Du – Đ.43), Thái Xung (Du – C.3).

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:

Âm Khích (Khích – Tm.6), Dương Giao (Khích – Đ.35), Túc Tam Lý (Vị.36), Hiệp Khê (huyệt Bổ – Đ.43), Hoàn Khiêu (Đ.30).

3.5 Kinh cân

THỰC: Tả: A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Hiệp Khê (Vinh + huyệt Bổ – Đ.43), Túc Khiếu Âm (Tỉnh – Đ.44).

Phối: Túc Lâm Khấp (Đ.41), Dương Lăng Tuyền (Hợp – Đ.34), Tứ Bạch (Vị.2). HƯ: Bổ: Túc Khiếu Âm (Tỉnh – Đ.44), Tả : Dương Phụ (Kinh + huyệt Tả – Đ.38). Phối:

Túc Lâm Khấp (Du – Đ.41), Dương Lăng Tuyền (Hợp – Đ.34), Tứ Bạch (Vị.2).

4. Các huyệt trên Kinh túc thiếu dương Đởm

Đồng tử liêu 瞳子髎 Hoàn cốt 完 Triếp cân 辄筋 Dương lăng tuyền 阳陵泉
Thính hội 听会 Bản thần 本神 Nhật nguyệt 日月 Dương giao 阳交
Thượng quan 上关 Dương bạch 阳白 Kinh môn 京门 Ngoại khâu 外丘
Hàm yến 颔厌 Đầu lâm khấp 头临泣 Đái mạch 带脉 Quang minh 光明
Huyền lư 悬颅 Mục song 目窗 Ngũ khu 五枢 Dương phụ 阳辅
Huyền ly 悬厘 Chính dinh 正营 Duy đạo 维道 Huyền chung 悬钟
Khúc tân 曲鬓 Thừa linh 承灵 Cư liêu 居髎 Khâu khư 丘墟
Suất cốc 率谷 Não không 脑空 Hoàn khiêu 环 跳 Túc lâm khấp 足临泣
Thiên xung 天冲 Phong trì 风池 Phong thị 风市 Địa ngũ hội 地五会
Phù bạch 浮白 Kiên tỉnh 肩井 Trung độc 中渎 Hiệp khê 侠溪
Đầu khiếu âm 头窍阴 Uyên dịch 渊腋 Tất Dương Quan 膝阳关 Túc khiếu âm 足窍阴

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm