Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu

by Dieu Quang

Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu – Là kinh thứ 10 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan kinh thủ thiếu dương Tam tiêu

Điều chỉnh rối loạn khí của Tam Tiêu và Tâm Bào (theo nguyên t ắc trong – ngoài). . Dùng khi kinh khí của Tam Tiêu suy.

Vượng giờ Hợi (21 – 23g), Hư giờ Tý (1 – 3g), Suy giờ T (9 – 11g) Nhiều Khí, ít Huyết.

Ấn đau huyệt Âm Giao (Nh.7) và Thạch Môn (Nh.5).

 

T

Tạng Phủ Liên Hệ Mối Quan Hệ Tác Dụng
 

 

A

 

 

Tâm Bào

+ Biểu – Lý

 

 

+ Mẫu tử theo giờ thịnh.

. Điều chỉnh rối loạn khí của Tam Tiêu và Tâm Bào (theo nguyên tắc trong – ngoài).

. Dùng khi kinh khí của Tam Tiêu suy.

 

 

M

 

.Tỳ

 

. Đởm

.Tương Sinh (Tam Tiêu Hỏa sinh Tỳ Thổ).

. Tương sinh (Đởm Mộc sinh Tam Tiêu Hỏa.

 

. Dùng khi Tỳ quá Hư (theo nguyên tắc hư bổ Mẫu).

. Dùng khi Tam Tiêu quá hư (theo nguyên tắc (hư bổ Mẫu).

 

 

TI

 

. Phế

 

. Bàng Quang

.Tương Khắc (Tam Tiêu Hỏa khắc Phế Kim).

. Tương khắc (Bàng

Quang Thủy khắc Tam Tiêu Hỏa).

 

. Dùng khi Phế quá Thịnh.

 

. Dùng khi Tam Tiêu quá thịnh

Bàng

Quang

Phu Thê Điều chỉnh Âm Dương giữa 2 kinh

Bàng Quang và Tam Tiêu.

 

ÊU

 

Đởm

Đồng Danh

(Thủ + Túc Thiếu Dương)

Điều chỉnh rối loạn khí của Tam Tiêu và Đởm (theo nguyên tắc

đồng danh hoặc nguyên tắc trên – dưới).

Tỳ Tý Ngọ đối xứng Dùng khi thời khí của Tam Tiêu

suy.

 

 

 

Thận

 

 

Nghịch Khí

(Thiếu Dương # Thiếu Âm) giữa Phủ và Tạng.

Dùng khi Tam Tiêu quá Thực theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm

Dương  giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Dương Trì

(Ttu.4) + Thái Khê(Th.3).

1.1/Kinh chính

Khởi từ góc trong ngón tay áp úp, dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4-5, ở mu bàn tay, đến mặt ngoài cổ tay, lên trên, đi dọc theo mặt sau cẳng tay giữa xương trụ và xương quay, đến mỏm khuỷ tay, đi theo mặt sau cánh tay lên vai, trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay. Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau kinh Đởm, chạy xuống rãnh trên xương đòn (h.Khuyết Bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc, qua cơ hoành và liên hệ với Tam Tiêu. Một nhánh đi từ ngực (h.Chiêu Trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau cổ, liên lạc với Đốc Mạch (h.Đại Chùy), chạy lên sau gáy, vào sau tai, vòng quanh tai, đến góc trên tai, đi vòng xuống mặt và trở lên kết ở bờ dưới ổ mắt. Một nhánh từ sau tai (h.Khế Mạch) vào trong tai và ra trước tai, qua trước h.Thượng Quan (Đ), vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi lông mày để liên lạc với kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (h.Đồng Tử Liêu).

1.2 Kinh biệt

Khởi từ huyệt Giác Tôn của Kinh chính Tam Tiêu đi lên đỉnh đầu ở h.Bá Hội rồi trở xuống vòng sau tai, đến h.Thiên Dũ, qua h.Khuyết Bồn (Vị) để vào sâu trong ngực liên lạc với Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.

1.3 Lạc dọc

Khởi từ huyệt Lạc – Ngoại Quan, theo Kinh chính lên phía sau cánh tay qua hõm trên xương đòn, rồi xuyên vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc.

1.4 Lạc ngang

Khởi từ huyệt Lạc – Ngoại Quan, đi dọc theo bờ ngoài cẳng tay để đổ vào Kinh chính Tâm Bào   ở huyệt Nguyên – Đại Lăng.

1.5 Kinh cân

Khởi từ góc trong của móng ngón tay áp út, đến cổ tay, lên phía sau cẳng tay và sau khuỷ tay, theo bờ ngoài cánh tay lên mỏm vai, qua cổ hội với kinh Cân Thủ Thái Dương Tiểu Trường, đến góc hàm dưới, tại đây phân hai nhánh: Một nhánh đi vòng dưới góc hàm dưới để tiến sâu vào họng và kết ở cuống lưỡi. Một nhánh đi lên cao, dọc trước tai, đến góc ngoài mắt và kết ở miền trán thái dương tại huyệt Bản Thần (Đ).

2. Triệu chứng kinh Tam tiêu

Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Thủ thiếu dương tam tiêu kinh (ảnh benhhoc.com)

Kinh Bệnh: Tai điếc, tai ù, thanh quản sưng, họng đau, sau tai đau, vai đau, tay đau, mặt ngoài khủy tay đau, ngón tay thứ tư cử động khó khăn.

Phủ Bệnh: Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, tiểu không thông, tiểu són, tiểu gắt, phù thũng.

Tam Tiêu Hư:

. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch thốn Khẩu (Nội Kinh).

. Gân sưng, phù thũng, bụng trướng, khí nghịch, tay chân lạnh, tiểu nhiều, mạch Trầm, Tế (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).

Tam Tiêu Thực:

. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn mạch Thốn Khẩu 1 lần (Nội Kinh).

. Thân nhiệt, khí nghịch, gân cơ phù thũng, tiểu không thông, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

2.1 Kinh chính

Rối Loạn Do Tà Khí: Tai ù, tai điếc. Cổ họng sưng đau, họng viêm.

2.2 Lạc ngang

Rối Loạn Do Nội Nhân: Gây bệnh về khí và phát hãn, Góc trong mắt đau, Sau tai đau, vai đau, cánh tay đau, phần ngoài cẳng tay đau, khớp khuỷ đau. Ngón tay áp út tê cứng. Mồ hôi ra nhiều.

2.3 Lạc dọc

THỰC: Khớp khuỷ tay co cứng

HƯ: Khớp khuỷ tay mềm yếu, không cử động được.

2.4 Kinh biệt

Đau từng cơn: Họng đau, lưỡi co rút và méo lệch, miệng khô, khó chịu ở tim. Đau ở mặt sau ngoài cánh tay, không thể nâng bàn tay đưa lên đầu được.

2.5 Kinh cân

+ Đau và co cứng gân cơ dọc theo đường kinh đi qua. Lưỡi co cứng. Khớp sau vai viêm. Cổ gáy co cứng.

3. Điểu trị kinh Tam tiêu

Tam Tiêu Hư :

. Châm bổ huyệt Trung Chử (Ttu.3) vào giờ Tý [23-1g] (đây là huyệt Du Mộc, Mộc sinh Hỏa – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).

. Chấn phấn Tam Tiêu: dùng huyệt Du (Tam Tiêu Du – Bq.22) + Mộ (Âm Giao – Nh.7) + huyệt Hợp ở dưới của Tam Tiêu (Hạ Cự Hư – Vi.39, Thượng Cự Hư – Vi.37). châm bổ, có thể dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tam Tiêu Thực:

. Châm tả huyệt Thiên Tỉnh (Ttu.10) vào giờ Hợi [21-23g] (đây là huyệt Hợp Thổ, Hỏa sinh Thổ – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).

. Thanh lợi thấp nhiệt: dùng huyệt Mộ của kinh Tam Tiêu (Âm Giao (Nh.7) + Thạch Môn – Nh.5) + huyệt Hợp ở dưới của Tam Tiêu (Hạ Cự Hư – Thượng Cự Hư – Vi.37) làm chính. Châm tả, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

THỰC

Tả: Thiên Tĩnh (Hợp + h.Tả – Ttu.10), Dương Trì (Nguyên – Ttu.4), Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5), Tam Tiêu Du (Bq.22), Đại Lăng (Tb.5)

Phối: Túc Tam Lý (Vị.36), Đại Cự (Vị.27), Thương Khâu (Ty.5)

HƯ:

Bổ: Trung Chử (Du + huyệt Bổ – Ttu.3), Dương Trì (Nguyên – Ttu.3), Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5), Chiên Trung (Nh.17), Trung Quản (Nh.12), Thạch Môn (Nh.5).

Phối: Trung Xung (Tb.9), Túc Lâm Khấp (Đ.41), Đại Đôn (C.1), Đại Đô (Ty.2), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ.24), Phục Lưu (Th.7).

3.1 Lạc ngang

THỰC: Tả: Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5), Bổ: Đại Lăng (Nguyên – Tb.7). HƯ: Bổ: Dương Trì (Nguyên – Ttu.5), Tả: Nội Quan (Lạc – Tb.6).

3.2 Lạc dọc

THỰC: Tả: Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5)

HƯ: Bổ: Nội Quan (Lạc – Tb.6), Tả: Dương Trì (Nguyên – Ttu.5)

3.3 Kinh biệt

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ: Châm: Phía đối bên bệnh: Quan Xung (Tỉnh – Ttu.1), Trung Xung (Tỉnh – Tb.9) + Phía bên bệnh: Trung Chử (Du – Ttu.3, Đại Lăng (Du – Tb.7)

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Âm Khích (Khích – Tm.6), Hội Tông (Khích – Ttu.7), Túc Tam Lý (Vị.36), Trung Chử (Du + huyệt Bổ – Ttu.3), Giác Tôn (Ttu.20), Thiên Dũ (Ttu.16)

3.4 Kinh cân

THỰC: Tả: A Thị huyệt kinh Cân, Bổ: Trung Chử (Du + huyệt Bổ – Ttu.3) Phối: Quan Xung (Tỉnh – Ttu.1), Thiên Tĩnh (Ttu.10), Bản Thần (Đ.13)

HƯ: Bổ: Cứu A Thị huyệt kinh Cân, Quan Xung (Tỉnh – Ttu.1) Tả: Thiên Tỉnh (Hợp + huyệt Tả – Ttu.10).

Phối: Trung Chử (Du – Ttu.3), Bản Thần (Đ.13).

4. Các huyệt trên kinh thủ thiếu dương Tam tiêu

Tiêu lạc 消泺
Quan xung 关冲 Nhu hội 臑 会
Dịch môn 液 门 Kiên liêu 肩髎
Trung chử 中渚 Thiên liêu 天髎
Dương trì 阳池 Thiên dũ 天牖
Ngoại quan 外关 Ế phong 翳风
Chi câu 支沟 Khế mạch 瘛 脉
Hội tông 会宗 Lư tức 颅 息
Tam dương lạc 三阳络 Giác tôn 角孙
Tứ độc 四渎 Nhĩ môn 耳门
Thiên tỉnh 天井 Nhĩ hòa liêu 耳和髎
Thanh lãnh uyên 清冷渊 Ty trúc không 丝竹空

 Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm