Kinh thủ quyết âm Tâm bào – Là kinh thứ 9 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.
Mục Lục
1. Tổng quan kinh thủ quyết âm Tâm bào
Dùng khi Tâm Bào qúa thịnh (theo nguyên t ắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại.
Vượng giờ Tuất (19-21g), Hư giờ Hợi (21-23g), Suy giờ Thìn (7-9g). Nhiều Huyết, ít Khí.
Ấn đau huyệt Đản Trung (Nh.17), Quyết Âm Du (BQ. 14).
T | Tạng Phủ Liên Hệ | Mối Quan Hệ | Tác Dụng |
 | Tam Tiêu | Biểu – Lý | Điều chỉnh rối loạn ở Tâm Bào và Tam Tiêu (theo nguyên tắc Trong- Ngoài). |
M | .Tỳ . Can |
.Tương Sinh (Tâm Bào Hỏa sinh Tỳ Thổ).. Tương sinh (Can Mộc sinh Tâm Bào Hỏa). | Dùng khi Tỳ quá Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’).. Dùng khi Tâm Bào quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’). |
B | Phế | Tương Khắc Tâm Bào Hỏa khắc Phế Kim) | Dùng khi Phế quá Thực (lấy Hỏa khắc Kim). |
À | Can | Đồng Danh (Thủ + Túc Quyết Âm) | Điều chỉnh rối loạn ở Tâm Bào và Can theo nguyên tắc đồng danh hoặc trên dưới. |
O | Đại Trường | Tý Ngọ đối xứng | Dùng khi thời khí của kinh Tâm Bào suy. |
Thận | Mẫu tử theo giờ thịnh | Dùng khi kinh khí của Thận suy. | |
Vị | Nghịch Khí (Quyết Âm, Dương Minh) giữa Tạng và Phủ | Dùng khi Tâm Bào qúa thịnh (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Đại Lăng (Tb.7) + Xung Dương (Vi.42). |
1.1/Kinh chính
Khởi đầu từ trong ngực, ở huyệt Chiên Trung thuộc Tâm Bào Lạc, đi xuống cơ hoành và phân nhánh đến Tam Tiêu. Một nhánh từ ngực chạy ra sườn ngang dưới nách 3 thốn, lên hố nách, dọc theo phía trong cánh tay, đi giữa 2 kinh Thủ Thái Âm và Thiếu Âm, vào trong khuỷ tay, chạy giữa 2 khe gân cẳng tay vào giữa lòng bàn tay, đi dọc theo ngón tay giữa thẳng đến đầu ngón tay. Một nhánh từ trong bàn tay ở huyệt Lao Cung đi theo ngón tay áp út để giao với kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
1.2 Kinh biệt
Khởi đầu từ huyệt Thiên Trì, nhập vào huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi đi rẽ vào giữa ngực, phân nhánh vào Tam Tiêu (Vị) và Tâm Bào Sau đó lên theo cổ họng (h. Liêm Tuyền), ra sau tai để hợp với kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu ở phía xương hoàn cốt, là huyệt Thiên Dũ.
1.3 Lạc dọc
Khởi từ huyệt Lạc – Nội Quan, theo Kinh chính Tâm Bào lên đến ngực ở huyệt Chiên Trung, đi thấu vào trong Tâm Bào Lạc và gặp kinh Tam Tiêu.
1.4 Lạc ngang
Khởi từ huyệt Lạc – Nội Quan, theo bờ trong cẳng tay đến gặp kinh Tam Tiêu ở huyệt Nguyên – Dương Trì.
1.5 Kinh cân
Khởi lên ở đầu ngón tay giữa, vào lòng bàn tay, cùng đi với kinh Cân Thủ Thái Âm, đến mặt trước – trong khuỷ tay, lên mặt trong cánh tay và kết ở hố nách. Một nhánh tán ra phía trước dọc theo hông sườn, mạch nhánh của nó vào nách ở huyệt Uyên Dịch (Đ). Một nhánh khác thấm sâu vào ngực đến huyệt Chiên Trung (Nh), qua cơ hoành liên lạc với Tỳ – Vị.
2. Triệu chứng kinh Tâm bào
Kinh Bệnh: Mặt đỏ, nách sưng, cánh tay đau, khủy tay co quắp, gan bàn tay nóng. Tạng Bệnh: vùng tim đau, bồn chồn, ngực tức, sườn đau, tim đập hồi hộp, nói lảm nhảm, hôn mê.
Tâm Bào Hư: Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
Tâm Bào Thực: Tinh thần rối loạn, hay cười, nói nhảm, bực dọc. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 1 lần.
2.1 Kinh chính
Rối Loạn Do Tà Khí: Lòng bàn tay nóng, Cẳng tay, khuỷ tay co cứng, nách sưng, Bệnh nặng: ngực sườn đau tức, nhói, trướng đầy, đánh trống ngực, Mặt đỏ, hay cười luôn.
2.2 Lạc ngang
Rối Loạn Do Nội Nhân: Bệnh về mạch, huyết quản, Lòng buồn phiền, tim đau, Giữa gan bàn tay nóng.
2.3 Lạc dọc
Thực: Tim đau
Hư: Đầu gáy cứng, khó chịu ở vùng cổ.
2.4 Kinh biệt
Cùng một triệu chứng với đường Kinh chính nhưng đau với tính cách từng cơn.
2.5 Kinh cân
Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi. Đau vùng dưới nách. Đau vùng ngực, ngực bị đè nén, đầy tức.
3. Điều trị kinh Tâm bào
Tâm Bào Hư: châm bổ huyệt Trung Xung (Tb.8) vào giờ Hợi [21-23g] (đây là huyệt Tỉnh Mộc, Mộc sinh Hỏa – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
Tâm Bào Thực: châm tả huyệt Đại Lăng (Tb.7) vào giờ Tuất [19-21g] (đây là huyệt Du Thổ, Hỏa sinh Thổ – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
3.1 Kinh chính
THỰC: Tả: Đại Lăng (Du + Nguyên + h. Tả -Tb.7), Nội Quan (Lạc – Tb.6),
Thiên Tĩnh (Hợp – Ttu.10), Quyết Âm Du (Bq.14), Dũng Tuyền (Th.1), Nhiên Cốc (Th.2)
Phối: Túc Tam Lý (Vị.36), Lệ Đoài (Vị.45), Âm Đô (Th.19), Hoang Du (Th.16),
HƯ: Bổ: Trung Xung (Tỉnh + h. Bổ – Tb.9), Nội Quan (Lạc – Tb.6)Quyết Âm Du (Bq.14),
Chiên Trung (Nh.17), Thiên Trì (Tb.1), Trung Chử (Ttu.3), Phục Lưu (Th.7)
Phối: Túc Lâm Khấp (Đ.41), Thái Xung (C.3), Giải Khê (Vị.41), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ), Hoang Du (Th.16)
3.2 Lạc ngang
THỰC: Tả: Nội Quan (Lạc – Tb.6), Bổ: Dương Trì (Nguyên – TTu.4). HƯ: Bổ: Đại Lăng (Nguyên – Tb.7), Tả: Ngoại Quan (Lạc – Ttu – 5)
3.3 Lạc dọc
THỰC: Tả: Nội Quan (Lạc – Tb.6)
HƯ: Bổ: Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5), Tả: Đại Lăng (Nguyên – Tb.7)
3.4 Kinh biệt
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ: Châm Phía đối bên bệnh: Trung Xung (Tỉnh – Tb.9), Quan Xung (Tỉnh – Ttu.1).
+ Phía bên bệnh: . Đại Lăng (Du – Tb.7), Trung Chử (Du – Ttu.3)
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Âm Khích (Khích – Tm.6), Khích Môn (Khích – Tb.4), Túc Tam Lý (Vị.36), Trung Xung (Bổ – Tb.9), Thiên Trì (Tb.1), Thiên Dũ (Ttu).16.
3.5 Kinh cân
THỰC: Tả: A Thị huyệt kinh Cân, Bổ: Trung Xung (Tỉnh + h. Bổ – Tb.9) Phối: Đại Lăng (Du – Tb.7), Gian Sử (Kinh – Tb.5), Uyên Dịch (Đ.22).
HƯ: Bổ: Cứu A Thị huyệt kinh Cân, Trung Xung (Tb.9), Tả: Đại Lăng.
Phối: Gian Sử (Tb.5), Uyên Dịch (Đ.22).
4. Các huyệt trên kinh thủ quyết âm Tâm bào
Thiên trì 天池 | Giản sử 间使 |
Thiên tuyền 天泉 | Nội quan 内关 |
Khúc trạch 曲泽 | Đại lăng 大陵 |
Khích môn 郄门 | Lao cung 劳宫 |
Trung xung 中冲 |
Xem thêm: