Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Giản sử 间使 [33 phương phối hợp và tham khảo]

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Giản sử – Gian là khoảng trống giữa 2 vật. Sứ là sứ giả, người được sai đi. Huyệt ở giữa khe (gian) 2 gân tay, có tác dụng vận chuyển khí (sứ) trong kinh này, vì vậy, gọi là Gian Sử.

1. Đại cương

Tên Huyệt : Gian là khoảng trống giữa 2 vật. Sứ là sứ giả, người được sai đi. Huyệt ở giữa khe (gian) 2 gân tay, có tác dụng vận chuyển khí (sứ) trong kinh này, vì vậy, gọi là Gian Sử (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi “Gian” có nghĩa là khoảng giữa, chỗ trũng giữa hai cái. “Sứ” có nghĩa là đi sứ, sứ giả.

Huyệt nằm giữa khe hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé, có tác dụng vận chuyển khí trong kinh này. Do đó mà có tên là Gian sứ.

Có người cho rằng, huyệt ở chỗ trũng xuống giữa hai gân phía sau lòng bàn tay 3 thốn, là kinh huyệt đi qua của Tâm-bào lạc mạch. Tâm là của quân chủ, Bào lạc là mạch của Tâm sở chủ, do Tâm làm chủ tể. Gian có ý là thần sứ nên gọi tên là Gian sứ.

Tên Khác : Gian Sứ, Giản Sử, Giản Sứ, Gián Sử.

Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 5 của kinh Tâm Bào.

+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.

2. Vị trí huyệt Giản sử

Xưa: Trên cổ tay 3 th, chỗ hõm giữa 3 đường gân

Nay: Trên lằn chỉ cổ tay 3 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.

huyệt Giản sử

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu, bờ trên cơ sấp vuông, màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng h uyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6 hoặc D1.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng : Định thần, hòa vị, khử đàm điều tâm khí, thanh thần chí, sơ giải tà khí ở Quyết-âm và Thiếu-dương.

Chủ trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, sốt rét, động kinh, tâm thần phân liệt.

Phối Huyệt :

  1. Phối Hợp Cốc (Đtr.4), Thiên Đỉnh (Đtr.17), Thủy Câu trị mất tiếng đột ngột (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  2. Phối cứu Bách Hội (Đc.20) trị trẻ nhỏ khóc đêm (Châm Cứu Cứu Học Thủ Sách).
  3. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4), Chi Câu (Ttu.7) trị cuồng (Châm Cứu Đại Thành)+ Thủy Câu (Đc.26)
  4. Phối Tam Lý (Vi.36) trị nóng nhiều lạnh ít (Châm Cứu Đại Thành).
  5. Phối Phong Phủ, Phong Long trị tinh thần hoảng hốt
  6. Phối Đại Trữ (Bq.11) trị sốt rét (Thắng Ngọc Ca) +Phong Trì, Hoàn Khiêu, Đại Chùy
  7. Phối Đại Chùy, Hậu Khê trị sốt rét
  8. Phối Chí Âm (Bq.67) + Chương Môn (C.13) + Côn Lôn (Bq.60) + Công Tôn (Ty.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phi Dương (Bq.58) + Tam Chùy + Thái Khê (Th.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Y Hy (Bq.45) trị sốt rét (Loại Kinh Đồ Dực).
  9. Phối Cách Du (Bq.17) + Hành Gian (C.3) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực). 11.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Linh Đạo (Tm.4) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tâm thống (Y Học Cương Mục).
  10. Phối Bách Hội (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
  11. Phối Kỳ Môn (C.14) + Thiên Đột (Nh.22) trị khan tiếng (Thần Cứu Kinh Luân).
  12. Phối Phối Hợp Cốc, Hậu Khê, Bách Hội trị tâm thần phân liệt
  13. Phối Âm Cốc (Th.10) + Bá Hội (Đc.20) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cuồng (Thần Cứu Kinh Luân).
  14. Phối Tam Gian (Đtr.3) trị mai hạch khí, trong họng có cảm giác nghẹn (Thần Cứu Kinh Luân).
  15. Phối Bách Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.16) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
  16. Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng dưới và ruột sôi, tiêu chảy (Thái Ất Ca).
  17. Phối Phong Phủ trị đau tim, ngực
  18. Phối Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) + Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) trị thấp tim (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  19. Phối Khí Anh + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tuyến giáp trạng viêm [bướu cổ] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  20. Phối Chương Môn (C.13) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị sốt rét ( Ngược Tật Chuyên Tập).
  21. Phối Thần Môn (Tm.7) + Tâm Du (Bq.15) + Cự Khuyết (Nh.14) trị hồi hộp, lo sợ (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Châm Cứu : Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc tế như điện giật lan xuống ngón tay – Xiên, trong trường hợp trị bệnh thuộc thân mình thì mũi kim hướng lên sâu 1,5 2 thốn, có cảm giác tê căng có thể lên tới hố nách.

Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.

4. Tham Khảo

1. <<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Bệnh sốt tâm phiền thích nôn, trong ngực ngột ngạt, thích hoạt động, người nóng, dùng Giản sử làm chủ”. 

2. <<Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau trong tim đột ngột gây ra co rút, đau bờ trong khuỷu tay, dùng Giản sử làm chủ”. Sách ghi tiếp: “Đau ngực do hung tý xuyên ra vào, khi đau thì lạnh, dùng Giản sử làm chủ”.

3. <<Giáp ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Đầu mình bị phong nhiệt, hay nôn mửa trong lạnh thiếu khí, lòng bàn tay nóng, sưng nách co rút củi chỏ, dùng Giản sử làm chủ”.

4. <<Giáp ất>> quyển thứ 11 ghi rằng: “Tim có cảm giác như treo lơ lửng, hay buồn mà sợ hãi, nổi cuồng, mặt đỏ mắt vàng, câm không nói được, dùng Giản sử làm chủ”.

5. <<Trửu hậu bị cấp phương>> ghi rằng: “Trị hoắc loạn nôn khan, cứu sau cổ tay 3 thốn nơi giữa 2 gân, mỗi bên 7 lửa. Tên gọi Văn sứ H nếu do quyết gây nôn cứu vào làm cho thông” 6. <<Thiên kim>> quyển thứ 30 ghi rằng: “Giản sử chủ trị tim như treo lơ lửng, Giản sử chủ trị trong lạnh thiếu khí. Giản sử chủ trị đau bờ trong khuỷu tay, Giản sử chủ trị nhiệt bệnh tâm phiền, hay nôn ợ, trong ngực lọc ọc thính động mà nóng”. 

7. <<Đồng nhân>> ghi rằng: “Giản sử chủ trị không nói được, trong họng như vướng xương”.

8. <<Đại thành>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Giản sử chủ về thương hàn bị kết hung, phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết kết thành khối”. 

9. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng: “Huyệt này là “Kinh huyệt” của Thủ Quyết âm kinh.

( “Khi có ung nhọt ở nách, bắt đầu châm 5 lần huyệt của kinh Túc Thiếu Dương, nếu không giảm, châm Gian Sử 3 lần và Xích Trạch 3 lần” (TVấn.28, 50).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm