Kinh túc thiếu âm Thận – Là kinh thứ 8 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.
Mục Lục
1. Tổng quan inh túc thiếu âm Thận
Điều chỉnh rối loạn ở Thận và Bàng Quang (theo nguyên tắc chọn huyệt Trong – Ngoài).
Vượng giờ Dậu (17 – 19g), Hư giờ Tuất (19 – 21g), Suy giờ Mão (5 – 7g). Nhiều Khí, ít Huyết.
Ấn đau huyệt Kinh Môn (Đ.25) và Thận Du (Bối Du Huyệt.
Tạng Phủ Liên Hệ | Mối Quan Hệ | Tác Dụng | |
T |
Bàng Quang |
+ Biểu – Lý
+ Mẫu tử theo giờ thịnh |
. Điều chỉnh rối loạn ở Thận và Bàng Quang (theo nguyên tắc chọn huyệt Trong – Ngoài).
. Dùng khi kinh khí của Thận suy. |
H |
. Can
. Phế |
. Tương Sinh (Thận Thủy sinh Can Mộc).
. Tương sinh (Phế Kim sinh Thận Thủy). |
. Dùng khi Can quá Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’).
. Dùng khi Thận quá hư (theo nguyên tắc ‘hư bổ Mẫu’). |
Ậ |
.Tâm
. Tỳ |
. Tương Khắc (Thận Thủy khắc Tâm Hỏa).
. Tương khắc (Tỳ Thổ khắc Thận Thủy). |
.Dùng khi Tâm quá Thực (lấy Thận Thủy khắc Tâm Hỏa).
. Dùng khi Thận quá Thực (lấy Tỳ Thổ khắc Thận Thủy). |
N |
Tâm |
Đồng Danh (Túc và Thủ Thiếu Âm). | Điều chỉnh rối loạn ở Thận và
Tâm theo nguyên tắc lấy huyệt Đồng Danh hoặc Trên – Dưới. |
Vị | Tý Ngọ đối xứng | Dùng khi thời khí của Thận suy. | |
Tam Tiêu |
Nghịch Khí (Thiếu Âm ,Thiếu Dương), giữa Tạng và Phủ |
Dùng khi Thận quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Dương Trì (Ttu.4) +Thái Khê
(Th.3). |
1.1/Kinh chính
Khởi đầu từ dưới ngón chân út, chạy vào lòng bàn chân, xuất ra nơi chỗ lõm dưới mấu xương thuyền, theo phía sau mắt cá trong, đến gót chân. Từ đó chạy lên phía bờ trong cẳng chân, ra mép trong nhượng chân, lên bờ sau trong đùi, thông qua cột sống vào liên hệ với Thận và Bàng Quang.
Một nhánh khác từ Thận chạy đến Can, qua cơ hoành nhập vào giữa Phế, rồi đi dọc theo cuống họng để đến tận cuống lưỡi. Một nhánh tán ra giữa ngực, nhập vào Tâm và liên hệ với Tâm Bào Lạc.
Nhánh chính từ Thận nổi lên ở bờ trên xương mu, đi thẳng lên bụng, cách đường giữa thân 0, 5 thốn, kết ở gian sườn 1.
1.2 Kinh biệt
Khởi từ huyệt Âm Cốc ở mặt trong chân, đến giữa nhượng chân để nhập vào kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, và theo kinh này đi đến tạng Thận.
Ở đốt sống thắt lưng thứ hai, kinh Biệt Túc Thiếu Âm nổi lên để nhập vào Đới Mạch, rồi thẳng lên cuống lưỡi tại huyệt Liêm Tuyền, vòng ra cổ gáy đến huyệt Thiên Trụ, hội với kinh Biệt Bàng Quang.
1.3 Lạc dọc
Khởi từ huyệt Lạc – Đại Chung, theo đường Kinh chính Thận lên tới ngực, đi thấm sâu vào trung tâm của Tâm Bào Lạc, phân nhánh vòng ra sau ngực để kết ở đốt sống lưng thứ năm, tại huyệt Thần Đạo (Đc).
1.4 Lạc ngang
Khởi từ phía dưới ngón chân út, qua lòng bàn chân ở huyệt Tỉnh của Kinh chính Thận, lên phía dưới xương thuyền, đến bờ trong gót chân, theo kinh Cân Tỳ chạy dọc theo mặt trong chân đến mấu trong xương mác, lên phía trong đùi, tụ lại ở bộ phận sinh dục.
Từ huyệt Trung Cực (Nh.3), kinh cân Thận đi sâu vào vùng mông và lên trên đi song song với khối cơ dọc theo cột sống lưng đến cổ gáy để hợp với kinh Cân Bàng Quang tại góc xương chũm nơi huyệt Thiên Trụ (Bq.10).
2. Triệu chứng Kinh Thận
Kinh Bệnh: miệng nóng, lưỡi khô, họng và thanh quản sưng, cột sống đau, mặt trong chân đau hoặc yếu lạnh, lòng bàn chân nóng.
Tạng Bênh: phù thũng, tiểu không thông, ho ra máu, muốn nằm, suyễn, mắt hoa, hồi hộp, da xạm, tiêu chảy lúc canh năm [sáng sớm].
Thận Hư: Tai ù, lưng đau, gối mỏi, di tinh, ra mồ hôi trộm. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.
Thận Thực: Thường cảm thấy như có hơi đưa từ bụng dưới dồn lên. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 2 lần.
2.1 Kinh chính
Rối Loạn Do Tà Khí:
+ Đói nhưng không muốn ăn, sắc mặt đen sạm, Ho, ho ra máu, khó thở, thở hổn hển, Không thể nằm hay ngồi yên được, chỉ muốn đứng dậy, Mắt mờ, Hay lo lắng, sợ hãi, tim đập mạnh, cảm giác như có người đến bắt mình; gọi là chứng “Cốt quyết”.
2.2 Lạc ngang
Rối Loạn Do Nội Nhân: Gây rối loạn về huyết qua?n, Miệng nóng, lưỡi khô, Họng nóng, khô và đau, sưng, lưỡi khô, Cảm giác khí nghịch lên cơ thể, Buồn rầu, tim đau, Hoàng đa?n, kiết l ra máu, Vùng cột sống và mặt sau trong đùi đau, Hai chân liệt, quyết lãnh, Thích nằm ngủLòng bàn chân nóng, đau
2.3 Lạc dọc
Thực: Đại tiện, tiểu tiện không thông. Hư: Ngang thắt lưng đau.
2.4 Kinh biệt
Đau Từng Cơn: Đột ngột đau tim với cảm giác sưng vùng ngực và 2 bên hông sườn, Cổ đau, khó nuốt, tức giận vô cớ, cảm giác khí nghịch lên cơ hoành, Họng viêm, khó nuốt nước bọt hoặc không khạc nhổ được.
2.5 Kinh cân
Đau nhức và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi, Co cứng cơ lòng bàn chân, Bệnh chứng chủ yếu là: kinh giản, co giật, động kinh, Âm bệnh thì nặng nề ở ngực, bụng, không thể ngửa ra sau được, Dương bệnh thì nặng nề vùng ngang thắt lưng và không thể cúi về trước được.
3. Điều trị kinh Thận
Thận Hư: châm bổ huyệt Phục Lưu [Th.7] (đây là huyệt Kinh Kim, Kim sinh Thủy
Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
Thận Thực: châm tả huyệt Dũng Tuyền [Th.1] (đây là huyệt Tỉnh Mộc, Thủy sinh Mộc – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
Thực: Tả: Dũng Tuyền (Tỉnh + huyệt Tả -Th.1), Nhiên Cốc (Vinh – Th.2), Thái Khê(Du – Th.3), Đại Chung (Lạc – Th.4), Thận Du (Bq.23).
Phối: Thúc Cốt (Bq.65), Đại Đôn (C.1), Đại Lăng (Tb.7), Kỳ Môn (C.14)
Hư: Bổ: Phục Lưu (Kinh + huyệt Bổ – Th.7), Thái Khê(Du – Nguyên – Th.3), Đại Chung (Lạc – Th.4), Thận Du (Bq.23), Kim Môn (Bq.63), Chí Âm (Bq.67).
Phối: Phế Du (Bq.13), Trung Phủ (P.1), Khúc Trì (Đtr.11), Trung Chử (Ttu.3), Kỳ Môn (C.14), Kinh Cừ (P.7).
3.1 Kinh chính
Thực: Tả: Đại Chung (Lạc – Th.4), Bổ: Kinh Cốt (Nguyên -Bq.64). Hư: Bổ: Thái Khê (Nguyên – Th.3), Tả: Phi Dương (Lạc – Bq. 58).
3.2 Lạc ngang
Thực: Tả: Đại Chung (Lạc – Th.4).
Hư: Bổ: Phi Dương (Lạc – Bq.58), Tả: Thái Khê (Nguyên – Th.3).
3.3 Lạc dọc
Rối Loạn Do Tà Khí:
Châm: + Phía đối bên bệnh: Dũng Tuyền (Tỉnh – Th.1), Chí Âm (Tỉnh – Bq.67).+ Phía bên bệnh: Thái Khê (Du – Th.3), Thúc Cốt (Du – Bq.65).
Rối Loạn Do Nội Nhân: Âm Khích (Khích – Tm.6), Thuỷ Tuyền (Khích – Th.5), Túc Tam Lý (V.36), P hục Lưu (huyệt Bổ – Th.7), Âm Cốc (Th.10), Thiên Trụ (Bq.10)
3.4 Kinh cân
Thực: Tả: A Thị huyệt kinh Cân, Bổ: Phục Lưu (Kinh + huyệt Bổ – Th.7), Dũng Tuyền (Th.1).
Phối: Thái Khê (Du – Th.3), Khúc Cốt (Nh.2).
Hư: Bổ: Cứu A Thị huyệt kinh Cân, Tả: Dũng Tuyền (Tỉnh + huyệt Tả – Th1). Phối: Thái Khê (Du – Th.3), Phục Lưu (Kinh – Th.7), Khúc Cốt (Nh.2).
4. Các huyệt trên kinh túc thiếu âm Thận
Xem thêm: