Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Thủy tuyền 水泉

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Thủy tuyền – Huyệt ở gót chân, thuộc địa; Huyệt là Khích huyệt của kinh Thận, là nơi Thận khí tụ tập và xuất ra như con suối, vì vậy gọi là Thủy Tuyền

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ở gót chân, thuộc địa; Huyệt là Khích huyệt của kinh Thận, là nơi Thận khí tụ tập và xuất ra như con suối, vì vậy gọi là Thủy Tuyền (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 5 của kinh Thận.

+ Huyệt Khích của kinh Thận.

+ Huyệt dùng để châm trong trường hợp Thận khí bị rối loạn.

2. Vị trí huyệt Thủy tuyền

Xưa: Dưới huyệt Thái Khê 1 th, ở dưới mắt cá trong chân

Nay: Thẳng dưới huyệt Thái Khê 1 thốn, bờ trên xương gót chân, bờ sau gân gấp dài ngón chân cái.

Vị trí huyệt thủy tuyền

Vị trí huyệt thủy tuyền

Huyệt Thủy tuyền

Vị trí huyệt Thủy tuyền

Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau gân gấp dài ngón chân cái, chỗ bám của cơ dạng ngón cái và gân gót chân, rãnh gót của xương gót chân.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Sơ tiết hạ tiêu, thông điều kinh huyết.

Chủ trị: Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, tiểu khó, cận thị, gót chân đau, thống kinh.

Phối Huyệt :

  1. Phối Chiếu Hải (Th.6) trị vùng dưới tim đau (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thiên Khu (Vi.25) trị vùng bụng quanh rốn đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu), kinh nguyệt không đều
  3. Phối Khí Hải, Quan Nguyên, Tam Âm Giao, Đề Thác trị sa ộ phận sinh dục, bế kinh, thống kinh, rồi loạn kinh nguyệt
  4. Phối Khí hải, Quan nguyên, Tam-âm giao, Đề-thác huyệt trị sa sinh dục, bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều.

Châm Cứu : Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo. Trị cận thị, khi thấy kinh thì tim đau bứt rứt.

  1. [Giáp Ất] quyển thứ 12 ghi rằng: “Kinh nguyệt không đến hay bị bế kinh, đau dưới tim, mắt lờ mờ không thể nhìn xa, dùng huyệt Thủy tuyền làm chủ” 
  2. [Thiên kim] ghi rằng: “Thủy tuyền, Chiều hải, chủ trị rong kinh, bế kinh, đau dưới tim”.
  3. [Đại thành] quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị mắt lờ mờ không nhìn rõ, phụ nữ không thấy kinh nguyệt đến, khi đến thì tức đau dưới tim, sa sinh dục, tiểu rắt, đau trong bụng”. 
  4. [Bách chứng phú] ghi rằng: “Chu kỳ kinh nguyệt không đúng hẹn, dùng Thiên khu, Thủy tuyền” (Âm triều vi hạn, Thiên khu, Thúy tuyển tế trường).  
  5. Căn cứ vào “Giáp ất” huyệt Thủy tuyền là “Khích huyệt” của Túc Thiếu Âm kinh. 
  6. Thủy tuyền có công hiệu điều bổ can thận, thông kinh hoạt huyết, là một trong những huyệt có hiệu quả để trị bệnh tật thuộc phụ khoa. Với bệnh tật thuộc mắt cũng có hiệu quả tốt.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm