Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Đại chung 大钟

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Đại chung – Ở chỗ lõm tạo nên do gân gót bám vào bờ trên trong xương gót, dưới huyệt Thái Khê 0,5 thốn.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ở gót chân giống hình quả chuông, vì vậy gọi là Đại Chung. Nơi đây khí nhiều dư thừa

Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 4 của kinh Thận.

+ Huyệt Lạc.

+ Huyệt Biệt Tẩu của Thái Dương.

2. Vị trí huyệt Đại chung

Xưa: Phía sau gót chân, trên xương lớn giữa 2 gân

Nay: Ở chỗ lõm tạo nên do gân gót bám vào bờ trên trong xương gót, dưới huyệt Thái Khê 0,5 thốn.

Hoặc giao điểm của đường nối giữa bờ trong của gân gót và đường đi song song với huyệt Thái khê cách Thái khê 0,5 thốn

Vị trí huyệt đại chung

Vị trí huyệt đại chung

Giải Phẫu : Dưới da là bờ trong gân gót chân, phía trước cơ gân của cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt trên xương gót chân.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng : Điều Thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần.

Chủ trị: Trị gân gót chân đau, lưng đau, tiểu khó, suyễn, táo bón, thần kinh suy nhược, Hysteria.

Phối Huyệt :

  1. Phối Thần Môn, Thái Khê trị hồi hộp mất ngủ
  2. Phối Thạch Quan (Th.18) trị táo bón+ Đại Trường Du
  3. Phối Thái Khê (Th.3) trị ngực tức, muốn nôn (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Khích Môn (Tb.4) trị lo sợ, thần khí không đủ (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Tâm Du (Bq.15) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).
  6. Phối Thông Lý (Tm.5) trị mệt mỏi, muốn nằm, ngại nói (Bách Chứng Phú).
  7. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).
  8. Phối Bách Hội (Đc.20) + Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong khí tắc, đờm kéo, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
  9. Phối Bách Hội (Đc.20) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21)+ Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong trúng tạng phủ bất tỉnh (Vệ Sinh Bảo Giám).
  1. Phối Bách Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).
  2. Phối Đào Đạo (Đc.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đ.12) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm).
  3. Phối châm nặn máu Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.6)+ Ngư Tế (P.9) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
  1. Phối Trung Cực, Tam Âm Giao trị đái dầm

Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

4. Trích dẫn y văn

+ ( “Xương bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi ra không ngừng, nếu răng chưa khô, thu? huyệt Lạc phía trong đùi của kinh Thiếu Âm [Đại Chung] (LKhu.21, 3-4).

+ ( “Bàng quang kinh bệnh, đầu cổ sưng đau, cổ gáy thắt lưng chân đau khó bước, lỵ ngược, cuồng điên là chứng Tâm Đởm nhiệt, lưng cứng, tay cứng, trán đau, xương chân mày đau, chảy máu cam, mắt vàng, gân xương teo, lòi dom, trĩ lậu, ngực bụng đầy tức, nếu muốn chữa, không cách nào khác : Kinh Cốt + Đại Chung hiệu quả rõ rệt” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).

+ [Giáp Ất] quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét, lạnh nhiều nóng ít, dùng Đại chung làm chủ”.

+ [Giáp Ất] quyến thứ 9 ghi rằng: “Suyễn, không đủ khí để thở, đầy bụng, đại tiện khó, hơi chạy ngược lên sôi ở ngực, đầy trướng, miệng lưỡi khô, hay sợ, đau trong họng, không ăn vào dược, hay giận, sợ sệt không vui, dùng Đại chung làm chủ”.

+ [Thiên kim] ghi rằng: “Đại chung, Khích môn trị sợ sệt, sợ người, thần khí bất túc”. 

+ [Tư sinh] ghi rằng: “Thái xung, Thạch quan, chủ trị đại tiện táo bón”. 

+ [Đại thành] quyển thứ 6 ghi rằng: “Đại chung chủ về nôn mửa, suyễn tức, trường ngực, bụng trưởng, đại tiện khó, đau cột sống thắt lưng, thiếu khí, đái rắt, cứng cột sống thắt lưng, thích nằm, trong miệng nóng, nhiều hàn, thiếu khí bất túc, lưỡi khô, trong họng ăn nghẹn, nuốt không xuống, hay kinh sợ, không vui, sôi trong họng, ho xốc, tâm phiền, thực thì bí tiểu nên tả huyệt này, còn đau thắt lưng do hư nên bổ”. 

+ [Bách chứng phú] ghi rằng: “Ngại nói thích nằm, dùng Thông lý, Đại chung” (Quyện ngôn thí ngoa, vãng Thông lý, Đại chung nhi minh). 

+ [Tiêu u phú] ghi rằng: “Đại chung trị ngu ngốc do trong tâm” (Đại chung trị tâm nội chi ngốc tri). 

+ Căn cứ theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi rằng, huyệt này là “Lạc huyệt” của Túc Thiếu âm kinh. 

+ Đại chung là một trong những du huyệt để điều trị Tam tiêu và các bệnh chứng thuộc thượng, trung, hạ tiêu, nhất là đối với việc trị liệu của bệnh phế và thận hiệu quả rõ rệt. 

+ Tác giả Soulié de Morant bổ huyệt Đại chung trong những trường hợp bệnh nhân là người da cám hay lo sợ, buồn rầu, thường hay có những nổi e dè, sợ sệt đâu đâu. Tính tình rụt rè, bèn len, lãnh đạm không ưa nói chuyện, lại hay buồn ngủ, bệnh nhân hay ta tìm chỗ thanh vắng, ưa trốn tránh vào chỗ cô tịch.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm