Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Phục lưu 复溜

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Phục lưu – Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu

1. Đại cương

Tên Huyệt: Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu (Trung Y Cương Mục).

Cách giải khác: “Phục” có nghĩa là trở lại. “Lưu” có nghĩa là dáng vẻ nước chảy rất vội vàng.

Mạch khí của Thận kinh tới huyệt Thái khê không đi lên thẳng mà trở lui lại mắt cá trong 2 thốn, lại vòng mạnh về ở nơi này. Cũng có nghĩa khí của Thận mạch đến ở huyệt này trở về và đi vòng nên được gọi là Phục lưu. Có tác giả cho rằng, Phục có ý nghĩa khôi phục và hồi lưu, “Nạn kinh” thông ghi Lưu , có ý lưu thông, lại có ý nghĩa cùng với chữ Lưu có ý là lưu chỉ. Phục lưu để chỉ chức năng thông điều thủy đạo, khôi phục sự lưu hành bình thường của thủy dịch. Thận là thủy tạng, chủ Thủy, thủy dịch dưới tác dụng khí hóa của Thận để phản phục hồi lưu khắp toàn thân, rưới khắp ngũ tạng lục phủ, nuôi nấng bách hài. Trong “Kim châm mai hoa thi sao” ghi về Phục lưu như sau: “Đình chỉ, có thể làm cho lưu thông, lưu thông có thể làm cho đình chỉ” “Chỉ giá năng lưu lưu giả chỉ”, là nói lên các loại phù thủng, bí tiểu, không có mồ hôi đều dùng huyệt Phục lưu có thể làm cho nó lưu thông, còn loại nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy dùng Phục lưu thì có thể làm cho không tự tràn chảy được. 

Tên Khác: Ngoại Du, Ngoại Mạng, Ngoại Mệnh, Phục Bạch, Xương Dương.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LK2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 7 của kinh Thận.

+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim, huyệt Bổ.

2. Vị trí huyệt Phục lưu

Xưa: Trên mắt cá chân trong 2 th

Nay: Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.

huyệt Phục lưu

huyệt Phục lưu

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa bờ trên gót chân, mặt sau cơ gấp dài ngón chân cái, mặt sau đầu dưới xương chầy.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Thanh thấp nhiệt, lợi Bàng quang, tư Thận, nhuận táo, điều Thận khí, khứ thấp, tiêu trệ.

Chủ trị: Trị lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, Thận viêm, tinh hoàn viêm. Suy nhược thần kinh, đau lưng, ra mồ hôi trộm, phù thũng. 

Phối Huyệt :

  1. Phối Phong Long (Vi.40) trị tay chân phù (Giáp Ất Kinh).
  2. Phối Đại Đô (Ty.2) + Phong Long (Vi.40) trị tay chân sưng (Thiên Kim Phương).
  3. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.5) trị mồ hôi trộm (Thiên Kim Phương).
  4. Phối Thần Khuyết (Nh.8) trị trúng Thuỷ , khí trướng đầy (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Lao Cung (Tb.8) trị hay tức giận (Tư Sinh Kinh).
  6. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phi Dương (Bq.58) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xung Dương (Vi.42) trị chân teo, chân tê rớt giầy dép không biết (Tư Sinh Kinh).
  7. Phối Hội Dương (Bq.35) + Thái Xung (C.3) trị tiêu ra máu (Tư Sinh Kinh).
  8. Phối Thái Xung (C.3) trị sữa khó ra (Châm Cứu Tụ Anh).
  9. Tả Phục Lưu + phối Bách Lao + bổ Hợp Cốc (Đtr.4) + tả Nội Đình (Vi.44) trị thương hàn không có mồ hôi (Châm Cứu Đại Thành).
  10. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đc.26) trị thương hàn gây ra co cứng, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
  11. Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Thân Mạch (Bq.62) trị chân lạnh (Châm Cứu Đại Thành).
  12. Phối Hội Dương (Bq.35) + Thúc Cốt (Bq.65) trị tích tụ ở ruột (Châm Cứu Đại Thành).
  13. Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C.3) + Thận Du (Bq.23)+ Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị chứng huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
  1. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phong Long (Vi.40) trị tay chân phù (Thần ứng Kinh).
  2. Phối Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
  3. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
  4. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) trị mồ hôi tự ra [tự hãn] (Thần Cứu Kinh Luân).
  5. Phối Phế Du (Bq.23) + Y Hy (Bq.45) trị mồ hôi trộm [đạo hãn] (Thần Cứu Kinh Luân).
  6. Phối Thuỷ Phân (Nh.9) + Thận Du (Bq.23) + Trúc Tân (Th.9) + Túc Tam Lý(Vi.36) + Ế Minh, Thủy Đạo trị gan bị xơ cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  8. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủy Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị phù thũng (Phù Thủng Bệnh Trung Y Giản Dị Phương Tuyển).
  9. Bổ Hợp Cốc tả Phục Lưu làm ra mồ hôi và ngược lại
  10. Phối Khí Hải, Âm Lăng Tuyền trị ỉa chảy, phù thũng
  11. Phối Can Du, Tỳ Du trị tiêu khát

Châm Cứu :

Châm Thẳng, sâu 1 – 1,5 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi tê lan tới gót chân hoặc ngón chân.  Cứu 5 -7 lửa. Ôn cứu 5 – 10 phút. 

4. Tham Khảo

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét khí thiếu, lạnh cẳng chân không khi nào có cảm giác ấm, bụng đau thắt đến tim, dùng Phục lưu làm chủ” 

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Cầu ra máu, mót rặn, đau bụng như dạng bí tiểu, sưng đau trong lỗ mũi, hay sôi trong bụng, nóng lạnh ở trong xương không yên, mồ hôi ra không dứt dùng Phục lưu làm chủ”. 

+ <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng Phục lưu chủ trị kiết lỵ, đau cột sống thắt lưng cúi ngửa không được, không ngồi xuống đứng lên được mắt thấy lờ mờ, hay giận nói nhiều, lưỡi khô, vị nhiệt, giun quậy rệu nước dãi, chân liệt không rút lên được, cẳng chân lạnh không tự ấm, trong bụng sôi như sấm, bụng căng như trống tay chân phù thũng, năm loại thủy bệnh: thanh, xích, hoàng, bạch, hắc. Thanh chọn Tỉnh, Xích chọn Vinh, Hoàng chọn Du, Bạch chọn Kinh, Hắc chọn Hợp, trĩ ra máu, sau khi ỉa chảy phù thũng. Năm chứng lâm, huyết lâm, tiểu tiện như máu, nóng lạnh trong xương, ra mồ hôi trộm, mồ hôi chảy không cầm, răng lỗ cối, mạch vi tế không bắt được hoặc có khi không thấy mạch”. 

+ <<Lan giang phú>> ghi rằng: “Không có mồi hội bổ Hợp cốc, tả Phục lưu; nếu mồ hôi chảy nhiều không dứt, bổ Hợp cốc rất hay” 

+ << Thắng ngọc ca>> ghi rằng: “Cước khí cần dùng tới Phục lưu”.

+ Huyệt Phục lưu theo “Giáp ất” gọi là Phục cữu, Xương dương, “Ngoại đài” gọi là Ngoại mệnh. 

+ Căn cứ <<Linh khu – Bản du>> ghi rằng huyệt Phục lưu là “Kinh huyệt” của Túc Thiếu âm kinh. 

+ Huyệt Phục lưu có tác dụng tư âm bổ thận, ôn dương ích khí. Chủ trị bệnh do khí hóa, tạng bệnh, kinh bệnh của thận và thay đổi khí quản tạng phủ có liên hệ tới Thận, với cải thiện chức năng Thận, giải trừ rối loạn chức năng thận gây ra bệnh, 

+ Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt này trong trường hợp bệnh nhân là người mệt nhọc, cơ năng đã suy nhược, tính tình dửng dưng, bất bình với chính mình và với tất cả, khi nào khí sắc cũng buồn, xấu, ai hỏi gì cũng cáu gắt, chỉ muốn tìm chỗ thanh vắng. Buồn bực vì trong mình không yên, họ cứ suy nghĩ mãi về sự không may của chính mình và vì thế mà họ sinh ra bản thân, do dự không quyết định được một việc gì cả. 

+ Theo kinh nghiệm của một số tác giả Pháp, châm huyệt Phục lưu có ảnh hưởng tới tuyến thượng thận (Đông y thuộc Thận dương, đó cũng là lý do mà những chứng xuất tinh do dương vượng không cứu tới huyệt này).

+ ( Thiên ‘Tạp Bệnh’ ghi: “Cổ họng khô, trong miệng nóng như có keo, thủ kinh túc Thiếu âm [huyệt Bổ của kinh Túc Thiếu Âm – Phục Lưu] (LKhu.26, 5).

+ ( Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “…Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu Âm [Phục Lưu] (LKhu.28, 26).

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tài liệu của L/Y Lê Quý Ngưu)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm