Ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên ra mồ hôi quá nhiều thì lại trở thành bệnh lý. Dưới đây là một số huyệt cầm mồ hôi có thể trợ giúp cho bạn.
Mục Lục
1. Các loại ra mồ hôi thường gặp
Có 4 loại ra mồ hôi bệnh lý trong Đông y thường gặp
a) Người thể chất thấp nhiệt
Rất dễ ra mồ hôi vùng đầu cổ, vận động một chút đã ra mồ hôi nhễ nhại, hơn nữa mùi mồ hôi rất nặng, mồ hôi dính , sắc vàng. Lúc bình thường ở vùng mặt thường có lớp dầu, khiến trên mặt hay nổi mụn, miệng vừa đắng vừa hôi, tiểu tiện màu vàng đậm, hay cáu gắt.
b) Người phế khí hư
Ngồi yên không vận động cũng ra mồ hôi, vận động thì mồ hôi ra càng nhiều. Bình thường chúng ta gọi đây là Tự hãn (tự ra mồ hôi). Đồng thời loại người này rất dễ mắc cảm mạo.
c) Người thể chất âm hư nội nhiệt
Lòng bàn tay ra mồ hôi nhiều, vào ban đêm lúc ngủ cũng ra mồ hôi gọi là đạo hãn (ra mồ hôi trộm). Cũng là nói ban đêm khi tỉnh dậy thì phát hiện mình ra mồ hôi, nhưng sau khi tỉnh dậy thì không ra mồ hôi nữa.
Những người này lúc bình thường thì họng khô miệng khô ngũ tạng táo nhiệt.
d) Người có tâm tỳ lưỡng hư
Vùng trước ngực ra mồ hôi rất nhiều, loại này hay gặp ở những người lao động trí óc quá độ, suy nghĩ quá độ dẫn đến tâm tỳ lưỡng hư. Bình thường còn dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, hay mơ nhiều, tinh thần mệt mỏi.
Về những loại kể trên khi phát hiện mình ra mồ hôi một cách bất thường.
2. Ba loại bệnh lý trong Tây y
– Một là hạ đường huyết ,Hạ đường huyết chủ yếu là ra mồ hôi lạnh. Đồng thời sắc mặt trắng bệch, chân tay bủn rủn.
– Loại thứ hai là cường chức năng tuyến giáp. Chứng trạng chủ yếu là sợ nhiệt ra mồ hôi nhiều tinh thần căng thẳng, hay lo lắng nghi ngờ không chú ý tập trung Vào giấc ngủ rất khó khăn.
– Loại thứ ba là tiểu đường ra nhiều mồ hôi một cách bất thường, Đồng thời xuất hiện ăn nhiều uống nhiều tiểu nhiều giảm cân
Ba loại xuất hãn bệnh lý kể trên cần kịp thời đi kiểm tra thăm khám.
Với 4 loại người Ra mồ hôi như kể đầu tiên, có thể ấn 3 huyệt vị có khả năng trợ giúp để ngừa ra mồ hôi quá độ.
3. Bấm huyệt cầm mồ hôi
[vị trí]
Xưa: giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Chỗ hõm giữa xương ngon tay cái và ngón trỏ.
Nay:
- Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón
- Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
- Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này , đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.
Những nghiên cứu hiện đại cho thấy hiệu thuốc có tác dụng cầm mồ hôi hiệu quả. Mỗi lần làm từ 3 tới 5 phút
Khi chúng ta ra mồ hôi quá nhiều đầu tiên có thể ấn huyệt Hợp Cốc 3 tới 5 phút; Sau đó ấn huyệt phục Lưu Lực nhẹ hơn một chút từ 3 tới 5 phút.
[vị trí]
Xưa: Trên mắt cá chân trong 2 th
Nay: Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
Ấn hai bên mỗi bên từ 3 tới 5 phút
Lưu ý: Bổ Hợp Cốc, tả Phục Lưu trị ít ra mồ hôi./ Tả Hợp Cốc, bổ Phục Lưu trị ra nhiều mồ hôi
Ngoài ra chúng ta có thể ấn thêm huyệt thứ ba là huyệt Túc Tam Lý, cũng từ 3 tới 5 phút
[vị trí]
Xưa: Dưới đầu gối 3 th, mép ngoài cẳng chân.
Nay: Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương chày khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác.
Các huyệt ấn ngày 3 lần.
Đông y nhìn nhận rằng hãn huyết đồng nguyên, ý nói hãn dịch cũng là huyết dịch, có thể tương hỗ giao hoán cho nhau, vì vậy xuất hãn nhiều cũng là tổn thương đến huyết dịch và tân dịch.
Vì vậy với những người làm việc vận động cường độ cao, hoặc ở những nơi nắng nóng, ra mồ hôi nhiều , cần bổ sung nước kịp thời.
Nguồn: Y tế Lý Hiểu
Xem thêm: