Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài tập chữa thức giấc lúc nửa đêm (video)

by BBT Yhctvn

Giấc ngủ là điều rất quan trọng đối với sự phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người lại gặp phải những tình trạng rối loạn giấc ngủ, trong số đó thức giấc lúc nửa đêm (2-3 giờ sáng) là tình trạng khá phổ biến. Nhiều người sau đó không thể ngủ lại. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này. 

Kỳ trước yhvtvn đã chia sẻ bài tập chữa mất ngủ do can uất bằng phương pháp sơ can giải uất; trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẽ cho các bạn một bài tập hỗ trợ điều trị chứng thức giấc lúc nửa đêm do Tâm Thận bất giao, Thận âm hư.

1. Đông y nhìn nhận về giấc ngủ

Đông y nhìn nhận rằng sở dĩ con người có thể đi vào giấc ngủ là nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dương khí và âm khí. Là quá trình Âm thăng Dương giáng, tâm thận giao nhau. Nhưng có thể do áp lực công việc hoặc cuộc sống quá lớn; hay do suy nghĩ quá nhiều. Khiến Dương khí cứ mãi tập trung trên đầu mà không giáng, Tâm Thận không giao nhau, điều này ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ; có thể gây mất ngủ hoặc thức giấc lúc nửa đêm.

Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên chúng ta cần chủ động thư giãn, giải khai tư tưởng, để giảm bớt áp lực, và có tư tưởng thoải mái.

Đồng thời chúng ta cũng cần tư dưỡng Thận âm, vừa có thể chế Tâm hỏa, vừa khiến Tâm Thận giao nhau.

2. Bài tập dưỡng Thận chữa thức giấc lúc nửa đêm

Tư dưỡng Thận âm có nhiều phương pháp như dùng Đông dược, châm cứu, bài tập, bấm huyệt.  Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một bài tập xoa ấn huyệt tốt cho giấc ngủ, cải thiện tình trạng tỉnh giấc lúc nửa đêm.

Với mục đích là tư Thận âm, nên chúng ta sẽ sử dụng các huyệt trên kinh Thận.

Kinh túc thiếu âm Thận là kinh thứ 8 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính. Xuất phát từ dưới ngón chân út, chạy vào lòng bàn chân, xuất ra nơi chỗ lõm dưới mấu xương thuyền, theo phía sau mắt cá trong, đến gót chân; [tạo thành một vòng tròn, gồm các huyệt Thái Khê, Thủy Tuyền, Đại Chung, Chiếu Hải]. Sau đó chạy lên phía bờ trong cẳng chân, ra mép trong nhượng chân, lên bờ sau trong đùi, thông qua cột sống vào liên hệ với Thận và Bàng Quang.

Hàng ngày chúng ta có thể xoa ấn 4 huyệt kể trên để tư dưỡng Thận âm. Tuy nhiên chúng ta sẽ không ấn từng huyệt đơn lẻ, mà xoa ấn liên tiếp các huyệt theo đường đi của Kinh Thận. Bắt đầu từ Thái Khê, Đại Chung, Thủy Tuyền, Chiếu Hải, tạo thành một vòng tròn; đây là điểm đặc biệt cần chú ý. Xoa xuôi và ngược hoàn toàn khác nhau. Xoa xuôi là Bổ, xoa ngược là Tả.

3. Vị trí các huyệt vị

huyệt Thái khê[Vị trí]

Xưa: Sau mắt cá chân trong 0,5 th chỗ hỏm trên gót xương, chỗ có mạch nhảy

Nay: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

Hoặc tại trung điểm đường nối đỉnh cao nhất mắt cá trong và bờ ngoài gân gót.

 

huyệt đại chung[Vị trí]

Xưa: Phía sau gót chân, trên xương lớn giữa 2 gân

Nay: Ở chỗ lõm tạo nên do gân gót bám vào bờ trên trong xương gót, dưới huyệt Thái Khê 0,5 thốn.

Hoặc giao điểm của đường nối giữa bờ trong của gân gót và đường đi song song với huyệt Thái khê cách Thái khê 0,5 thốn

huyệt thủy tuyền[Vị trí]

Xưa: Dưới huyệt Thái Khê 1 th, ở dưới mắt cá trong chân

Nay: Thẳng dưới huyệt Thái Khê 1 thốn, bờ trên xương gót chân, bờ sau gân gấp dài ngón chân cái.

 

 

[Vị trí]

Vị trí huyệt Chiếu hải

Vị trí huyệt Chiếu hải

Xưa: Dưới mắt cá chân trong 1 th

Nay: Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong, khe giữa gân cơ cẳng chân sau và cơ gấp các ngón chân.

Có sách ghi lấy ở dưới mắt cá chân trong 0,4 th. Bảo người bệnh ngồi úp 2 lòng bàn chân vào nhau, huyệt ở chỗ giáp xương cổ chân

 

Link GJW: https://www.ganjing.com/news/1fobdsi6shs5Klm4w6ptmpdaW1to1c

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ