Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

10 điều trọng yếu khi tập Thái Cực Quyền

by BBT Yhctvn

Sau đây là 10 điều quan trọng cần nằm lòng trước khi bắt đầu luyện tập {Thái Cực Quyền} đến thực hành, học giả phải ghi nhớ và suy ngẫm :

1. Hư linh đỉnh kình

-. Đỉnh kình : tức là đầu phải thẳng với cột xương sống, thần quán (dồn, tưởng tượng) vào đỉnh đầu. Không được dùng sức, dùng sức thì cổ cứng mạnh, làm huyết khí không lưu thông được. Phải có ý hư linh tự nhiên. Nếu không có hư linh đỉnh kình thì người không có thần.

2. Hàm hung bạt bối

-. Hàm hung : nghĩa là ngực nên thóp vào (nội hàm) , khiến khí trầm xuống Đan điền. Nếu ưỡn ngực tới thì khí tụ ở ngực thành trên nặng dưới nhẹ, gót chân dễ nhót lên, mất thăng bằng, lao chao.

-. Bạt bối : lưng thẳng, tức khí tựa vào lưng. Có thể hàm hung là tự nhiên bạt bối, có bạt bối là lực có thể từ tích phát ra.

3. Tùng yêu

-. Yêu : là eo, là chỗ chủ yếu nhất của thân mình, có thể buông eo tự nhiên (tùng yêu) thì hai chân mới có sức, hạ bàn mới vững vàng. Biến hoá hư thực đều do eo chủ động, cho nên có câu “mệnh ý nguyên đầu tại yêu thích”. Nếu chỗ nào không có sức thì tìm nguyên do ở eo là ra ngay.

4. Phân hư thực

-. Nghĩa thứ nhất của Thái-cực quyền là phân hư thực. Nếu toàn thân đều tọa trên hai đùi, sức nặng dồn nặng bên đùi phải thì đùi này là thực, mà đùi trái là hư và ngược lại. Khi hư thực có thể phân biệt từng bước chân đi thì chuyển động mới linh hoạt, không phí sức lực. Nếu không phân được thì bước chân di chuyển nặng nề, đứng đi không vững, dễ bị người dẫn động.

5. Trầm kiên trụy trửu

-. Trầm kiên : tức vai buông tự nhiên cho xệ xuống. Nếu hai vai nhô lên thì khí sẽ theo mà lên, toàn thân sẽ cảm thấy không có sức.

-. Trụy trửu : là cùi chỏ buông rơi xuống, nếu cùi chỏ kéo lên thì vai không trầm, vai không trầm thì hạ người không được xa, và như thế thì giống với đoạn kình của Ngoại gia quyền.

6. Dụng ý bất dụng lực

-. Thái-cực quyền luận có nói : “đây toàn là dùng ý không dùng lực, luyện Thái-cực quyền toàn thân phải buông cho tự nhiên, không thể có chút chuyết kình nào để trôi chảy vào các lặc cốt (gân xương) huyết mạch để tự quản thúc. Được như thế thì có thể khinh linh biến hóa, tự ý viên chuyển.”

Nhưng nếu nghi mà không dùng lực thì ở đâu có trường lực ?

Vì thân thể người ta có kinh lạc như đường mương trên đất. Đường mương không tắt nghẽn thời nước có thể chảy, kinh lạc không bít thì khí thông. Nếu như toàn thân cứng nhắc, kinh lạc bế, khí huyết trì trệ, thì chuyển động không linh hoạt. Chỉ cần giật sợi tóc là động cả toàn thân ngay. Nếu không dùng lực mà dùng ý, thì ý tới là khí tới, như vậy khí huyết ngày ngày lưu chuyển khắp toàn thân không bao giờ ngưng trệ. Tập luyện lâu ngày sẽ được chân chính nội kinh ; tức là : cực nhu nhuyễn xong rồi cực kiên cương. Người thuần thục Thái-cực quyền cánh tay như miên lý tàng thiết (trong bông gòn có sắt). Phân lượng cực trầm, người luyện Ngoại-gia-quyền khi dùng sức sẽ lộ hiện ra, khi không dùng sức thì rất là nhẹ nổi, khi thay đổi dụng lực hay không sẽ có khoản hở không có lực, do đó khí phát động dễ thấy. Không dùng ý mà dùng lực thì rất dễ dẫn phát gián đoạn, như thế không đủ.

7. Thượng hạ tương tùy

-. Trong Thái-cực quyền luận có nói : “Căn là tại chân, phát ở đùi, chủ tể ở eo, hình ở ngón tay” (kỳ căn tại cước, phát ư tế, chủ tể ư yêu, hình ư thủ chỉ). Từ chân lên tới đùi rồi lên eo, tất cả phải trôi chảy một hơi ‘nguyên vẹn’. Tay động, eo động, chân động, nhãn thần cũng động theo. Như vậy thì mới có thể thượng hạ tương tùy. Nếu có một chỗ bất động thì khí tán loạn ngay.

8. Nội ngoại tương hợp

-. Luyện Thái-cực quyền là luyện ở THẦN, cho nên có nói “Thần là chủ soái, thân vi khu sứ”. Nếu điều khiển được tinh thần thì tự nhiên cử động được nhẹ nhàng, giá-tử sẽ trong ngoài hư thực khai hợp.

Sở dĩ gọi là KHAI, chẳng những tay chân khai (mở), tâm ý cũng khai ; còn HỢP, không những tay chân hợp, mà tâm ý cũng hợp (đóng). Có thể nội ngoại hợp thành nhất khí (một hơi), thì tất nhiên không có khoản hở.

9. Tương liên bất đoạn

-. Kình lực của Ngoại-gia-quyền là CHUYẾT KÌNH của Hậu thiên ; nên có khởi có ngừng, có tục có đoạn, sức cũ đã hết mà sức mới chưa sinh, lúc đó rất dễ bị địch hạ thủ, tấn công.

-. Thái-cực-quyền dụng ý bất dụng lực, từ đầu tới cuối liên miên không dứt, tuần hoàn vô hạn như trong Thái-cực-quyền-luận nói : “như trường giang, đại hà ; thao thao bất tuyệt” “vận kình như kéo tơ” đó là để nói về sự liên tục vậy.

10. Động trung cần tỉnh

-. Ngoại-gia quyền thuật cho sự nhảy nhót là giỏi, cố vận dụng sức lực, cho nên sau khi tập xong không ai không thở hổn hển ; còn Thái-cực quyền dùng tỉnh chế động, tuy động mà vẫn như tỉnh. Cho nên luyện giá tử càng chậm càng tốt. Chậm sẽ giúp hô hấp được dài lâu ; khí trầm đơn điền đương nhiên không có sự nở trương của huyết mạch.

-. Học-giả lưu tâm suy gẫm tất lãnh hội đại ý ngay.

Thầy DƯƠNG-TRỪNG-PHỦ thuyết

Đệ tử Trần-Vi-Minh ghi chép.

Tác giả: Dương Trừng Phủ là một trong những người sáng lập nên Dương thức Thái Cực Quyền. Dương Trừng Phủ có tên là Triệu Thanh, ông là cháu nội Dương Lộ Thiền, người huyện Vĩnh Niên – Hà Bắc –Trung Quốc.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm