Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bấm huyệt chữa đau đầu, tăng máu lên não

by BBT Yhctvn

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến, hay  gặp, và là biểu hiện của rất nhiều nguyên nhân từ không bệnh lý đến bệnh lý. Trong bài viết này xin chỉ đề cập tới phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu bằng Đông y trong các trường hợp không do bệnh, hoặc do bệnh lành tính.

1. Nguyên nhân gây đau đầu

Nguyên nhân gây đau đầu có thể chia  thành 2 nhóm lớn, do bệnh lý và không do bệnh lý.

Đau đầu do bệnh lý

– Viêm xoang

– Đau nửa đầu Migraine

– Tăng nhãn áp

– Bệnh lý mạn tính: Ví dụ: đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp,…

– Bệnh lý cơ hoặc cột sống cổ gây thiếu máu lên não

– Tai biến mạch máu não

– Khối u não

– Nhiễm trùng não, màng não

– Di chứng chấn thương

– Ngoại cảm phong, hàn , thử, thấp, táo, hỏa

Đau đầu không do bệnh lý

Chủ yếu do chế độ sinh hoạt, và tâm sinh lý như:

– Mất nước cơ thể gây thiếu máu, thiếu oxy lên não.

– Stress hoặc lo lắng kéo dài.

– Thay đổi hormone cơ thể

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc, hoặc chất kích thích như bia rượu, cà phê,…

– Thói quen sinh hoạt xấu như hay thức khuya

2. Cơ chế gây đau đầu

Đau đầu trên thực tế là phản ứng của hệ thần kinh khi bị kích thích. Có nhiều nguồn kích thích như: tình trạng thiếu máu thiếu oxy, quá trình viêm nhiễm, sự xâm lấn khối u, xoắn vặn mạch máu,…

Cơ chế gây đau đầu của các tổn thương thực thể thường diễn ra theo 2 con đường:

– Tổn thương thực thể làm tăng sinh chất trung gian hóa học như  kinin, serotonin, prostaglandin. Các chất này tác động lên các thụ cảm thể đau, từ đó gây triệu chứng đau nhức đầu. 

– Tổn thương thực thể như xoắn vặn, căng giãn, phù nề mạch máu gây kích thích cơ học lên thụ cảm thể đau.

Từ cơ chế này, cho thấy các cơn đau đầu là lành tính. Tuy nhiên, nếu đau đầu liên tục, kèm các triệu chứng bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm.

3. Bấm huyệt trị đau đầu

Chúng ta có thể sử dụng  bấm các huyệt dưới đây để chữa đau đầu, và tăng lưu lượng máu lên não.

a/ Phong trì

Vị trí: Xác định đáy hộp sọ, cơ thang và cơ ức đòn chũm. Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Tác Dụng: Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí, thông lợi các khớp.

Chủ Trị:

+ Tại chỗ: Đau đầu, cứng cổ, cứng gáy.

+ Theo kinh: Cảm mạo, hoa mắt, bệnh mắt, viêm mũi, ù tai.

+ Toàn thân: Huyết áp cao, động kinh, liệt nửa người, bệnh ở não.

vị trí huyệt phong trì - cải thiện tình trạng rụng tóc

Vị trí huyệt phong trì

b/ Ế phong

Vị trí: Chỗ hõm khi há mồm sau dái tai, ấn vào thấy đau. Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.

Tác Dụng: Điều khí cơ của tam tiêu, thông khiếu, thông nhĩ, minh mục, khu phong tiết nhiệt, sơ phong thông lạc

Chủ Trị : Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.

Huyệt Ế phong - chữa đau đầu

Huyệt Ế phong

c/ Thiên trụ

Vị trí: Ở vùng gáy, dưới u lồi chẩm phía ngoài, ngang huyệt Á Môn ( Đc.15) ra 1,3 thốn, ở bờ ngoài cơ thang.

Chủ Trị : Trị sau đầu đau, gáy đau, cổ vẹo, mất ngủ, thanh quản viêm, Ít-te-ri, viêm thanh quản, viêm họng, thần kinh suy nhược.

 

Huyệt Thiên trụ - chữa đau đầu

Huyệt Thiên trụ

d/ Thái dương

Vị trí : Phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt ước chừng 1 thốn, nơi chỗ hỏm sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò má đè vào có cảm giác ê tức có khi thấy rõ mạch máu phồng lên.

Tác dụng: Sơ giải đầu phong, thanh nhiệt, minh mục. 

Chủ trị: Đau đầu, đau nửa đầu, cảm mạo, liệt mặt, bệnh mắt, đau thần kinh sinh ba. 

Vị trí huyệt Thái dương

Vị trí huyệt Thái dương

Xem thêm:

 

Bạn có thể quan tâm