Bài ca của chân nhân Đào Hoàng Cảnh
– Sau bữa ăn, từ từ đi bách bộ, hai tay xoa vào sườn và bụng, rồi dần dần chuyển sang vùng thận, thể gọi là phép vận hành tạng thủy (thận) và tạng thổ (tỳ).
– Ngửa mặt lên, hà hơi 3, 4 lần, tự nhiên hơi độc của đồ ăn sẽ tiêu tan.
– Khi say rượu mà đi ngủ, vừa ăn no mà nằm ngay đều không có lợi.
– Khát thì uống, đói thì ăn, nhưng chó ham nhiều, cho nên ăn cố mà chớ ăn vội, thà ăn ít rồi sau tiếp tục ăn thì hơn. Nếu được ăn một bữa thật no cho cảng bụng thì tổn hại tỳ, không phải là tốt.
– Những món chiên nướng thì nên ăn nguội, nếu không thì hại đến răng và thương tổn mạch máu.
– Không nên ăn quả dưa xanh, cà sống, rau sống, để tránh Sốt cơn và đi lỵ trong mùa thu tới.
– Bữa cơm chiều thường nên ăn vào trước giờ thân và giờ dậu; ăn về đênh thì ngưng trệ ở ngực bụng.
– Dù có uống thuốc cả nghìn ngày, cũng không hay bằng ngủ một mình (lược 2 câu).
– Tắm gội súc miệng dầu nên dùng nước ấm. – Nắm chỗ lạnh và gối đầu vào chỗ mát đều không nên.
– Khi tỉnh giấc sau giờ tý, trước giờ dần nhắm mắt, gõ răng vào nhau 14 lượt. Súc miệng và nuốt nước miếng. Hít vào khi mới, thở ra khí cũ, phải thở dầu như thai nhi thở trong bụng mẹ.
– Xát nóng lòng bàn tay, chườm lên 2 mắt, lại xoa lên trán và lên mặt, xát vào 2 bên mang tai và úp bàn tay ấn vào xoa tai (vừa gấp về phía trước nhiều lần. Lấy 2 ngón tay cái (đặt ngửa dụi trên 2 mí mắt) rồi xát cạnh sống mũi, tắm khô khắp minh.
Tắm khô: 1. Chải đầu với mười ngón tay. 2. Hai tay xát từ trán xuống nhà, ngón cái miết quanh sau tai xuống sát xương góc hàng đến dưới cằm. 3. Tay phải cát từ dưới xương quai xanh ra trong cánh tay, cẳng tay, xuống bóp bàn tay ngón tay, quanh lên cổ tay, phía ngoài cẳng tay, cánh tay, nắn quanh xương vai, lên giữa Hai, về xương quai xanh. 4. Đổi tay xát bên tay phải như trên. 5. Một tay xoa vòng lồng ngực, một tay xoa bụng, lần nắn quanh ổ bụng. 6. Hai tay xoa bụng ngực lên xuống. 7, hai tay quặt ra sau lưng, ngửa bàn tay cọ xát ngang eo lưng. Lại úp tay xát lên sát xuống 2 bên hông, 8, Hai tay xát từ hông qua công xuống ngoài đùi xuống cùng chân bàn chân, bẻ gấp vận động các ngón, rồi vận động cổ chân, xát lên bụng chân, lên vế, đến hàng. Hoặc ngồi để xoa bóp chân, thì cả 2 tay cũng làm, trình tự như trên).
– Tiếng hát, sắc đẹp, tuổi trẻ, ai mà chẳng thích, nhưng phải biết dè dặt mới khỏi vướng mắc.
– Trong bài ca này, ví dụ không thể làm được hết, song cứ làm việc đi bách bộ, thì trong người cũng ít bệnh.
Ghi chú:
Đối chiếu giờ khắc xưa với giờ đồng hồ: Tý 24-1 giờ, Sửu: 2-3 giờ, Dàn: 4-5 giờ, Mão: 6-7 giờ, Thìn: 8.9 giờ, T 10-11 giờ. Ngo: 12-13 giờ, Mùi (vi): 14-15 giờ, Thân: 16-17 giờ, Dậu: 18-19 giờ, Tuất: 20-21 giờ hợi 22-23 giờ.
Nguồn: Y tông tâm lĩnh
Xem thêm:
- Thuật lại những thuyết dưỡng sinh cổ
- 63 động tác dưỡng sinh (phần 1) – Các động tác nằm ngửa
- Bài ca vệ sinh của chân nhân Tôn Tư Mạo
- Pháp Luân Công là gì, có khỏi bệnh không?