Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Thuật lại những thuyết dưỡng sinh cổ

by BBT Yhctvn

Thuật lại những thuyết dưỡng sinh cổ

Sách Nội Kinh nói: “Thánh nhân trị khi chưa có bệnh, không để bệnh phát ra mồi mới chữa, trị khi chưa có loạn, không đợi có loạn rồi mới dẹp. Phàm sau khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, loạn đã thành rồi mới lo dẹp, cũng ví như khi khát mới đào giếng, khi chiến đấu mới đúc binh khí, thì chẳng muộn lắm ru !”

Đây là nói đường lối dự phòng của những thành nhân, khi trị bệnh chưa hình thành, cho nên dùng sức ít mà thành công nhiều, để thấy rằng ở trong lúc yên ổn mà vẫn không quên đề phòng sự nguy biến. Nếu đến khi khát mới đào giếng thì không kịp có nước uống, khi chiến đấu mới đúc binh khí thì không đủ để đánh giặc, thật là quá muộn! bệnh mà không có phương kế chữa sớm thì cũng như vậy.

 “Người đời thượng cổ biết phép dưỡng sinh, thuận theo quy luật âm dương (điều hòa âm dương, thích ứng với thời tiết bốn mùa), biết phép tu nhan dưỡng sinh, ăn uống có chừng mực, làm lụng nghỉ ngơi có kỷ luật không và có làm hao bớt tinh lực, cho nên thân thể họ rất khỏe khoắn, tinh thần họ rất phấn chấn, sống mãi đến trọn tuổi trời cho đến trăm tuổi mới chết.

Người đời này thì không như thế, họ uống rượu không tiết chế, họ sinh hoạt trải với thói thường, như say sưa rồi nhận phòng, họ tham dục quá mức làm cho tinh khi khô kiệt mà chân nguyên thất thoát hết, họ không biết bảo to tinh khí cho sung túc, họ không biết sai sự thần khí đúng lúc, chi đua đòi trên sung sướng nhất thời mà mà thực chất là trái với lạc thú sinh hoạt bình thường. Làm lụng nghỉ ngơi cũng không theo thời nhất định cho nên mới 50 tuổi thì già cỗi đã thấy rõ.

Các thánh nhân thời thượng cổ dạy bảo mọi người: Khi có trái gió giở trời phải trốn lánh kịp thời và chú ý bảo dưỡng mặt tinh thần làm cho tinh tự yên ổn, như thế chân khi được sung túc tinh thần được vững chãi bên trong, làm sao mà bệnh tật len vào được.

Làm được thế thì ý chí được thảnh thơi, ít có dục vọng thì trong lòng yên tịch, không có sợ hãi, hình thể tuy làm lụng mà không mệt nhọc, cho nên khỉ được điều hòa. Chí không tham lam cái gì cũng dễ thuận, lòng tự cho đầy đủ nên dễ được mãn nguyện, không đòi hỏi nhiều cho nên dễ đạt. Do đó, ăn thường mà vẫn thấy ngon, mặc thường cũng vừa ý, lạc quan với tập tục, không kỳ thị địa vị cao thấp, mọi người đều thật thà chất phác. Cho nên mọi sự ham thích không thể làm họ lưu ý mà mệt mắt, những điều không chính đáng cũng không thể mê hoặc lòng họ. Bất luận người thông minh không khéo hay ngu dốt vụng về, đối với sự vật mà không có gì phải lo sợ là phù hợp với đạo dưỡng sinh, cho nên họ đều có thể sống đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, là vì họ giữ vẹn đạo đức nên không có bệnh tật nguy hại”.

Nguồn: Y tông tâm lĩnh

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm