Trà dưỡng sinh là một phương pháp dưỡng sinh sức khỏe phổ biến nhất từ trước tới nay. Đặc biệt là những loại trà sức khỏe có “tác dụng thần dược” Các loại trà sức khỏe này có thể uống hàng ngày không? Bạn có biết loại trà sức khỏe nào phù hợp với mình không? Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.
Mục Lục
1. Cúc hoa cẩu kỷ trà
Nếu lạnh bụng ( ăn uống kém, phân não, hay bị đau bụng đi ngoài khi ăn đồ lạ hoặc hải sản) nên uống ít trà hoa cúc và pha cùng với Câu kỷ. Cúc hoa cẩu kỷ trà có công dụng dưỡng âm huyết, tán phong nhiệt, thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt, đặc biệt thích hợp cho người lao động văn phòng, học sinh phải ngồi lâu trước máy tính trong một thời gian dài.
Nhưng hoa cúc có tính mát, những người bị lạnh bụng, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, người tiêu chảy yếu và trẻ em nên uống thận trọng. Cách uống tốt nhất: 5 hoặc 6 bông hoa cúc, 5 hoặc 6 quả Câu kỷ, hãm trong nước sôi, tuần 2-3 lần.
- Xem thêm: Phụ nữ đang hành kinh có nên uống trà
2. Long nhãn hồng táo trà
Người có thực hỏa ( người nóng, khát nước, lưỡi đỏ, mặt đỏ bừng, thích mát) đừng uống. Trà long nhãn táo đỏ được nhiều chị em săn lùng, có tác dụng dưỡng da trắng mịn, dưỡng da chậm lão hóa. Tuy nhiên, Long nhãn có tính nóng, uống nhiều dễ sinh nhiệt, dễ hại khí nên những người bị cảm mạo, ho và các chứng khác không nên uống.
Người trẻ tuổi hỏa vượng nên uống ít, tránh gây thượng hỏa. Do trong táo tàu chứa nhiều đường nên bệnh nhân đái tháo đường cũng cần lưu ý.
Cách uống: 5 quả long nhãn và táo đỏ, hãm với nước sôi. Tốt nhất là cắt khía táo đỏ.
3. Trà nhân sâm
Cao huyết áp nên uống ít. Tuy nhân sâm đắt nhưng trà nhân sâm tương đối rẻ nên trà nhân sâm rất được ưa chuộng. Trà nhân sâm thích hợp cho người trung niên và cao tuổi, có tác dụng điều hòa các chức năng của cơ thể, bổ khí, dưỡng huyết. Nhưng người âm hư hỏa vượng, tay chân nóng không thích hợp để uống. Đối với phụ nữ đang hành kinh, người cao huyết áp, người dễ bị đau đầu cũng không nên uống.
Cách uống tốt nhất: mỗi ngày một chén, uống liền ba ngày rồi ngưng ba ngày, có thể để thuốc tích tụ trong cơ thể chuyển hóa vật chất.
4. Trà hoa hồng
Người khí hư ( Ngại nói, ăn uống kém, dễ cảm mạo, hụt hơi, đoản khí) không nên uống nhiều. Trà hoa hồng có tác dụng giải uất, điều hòa khí, thanh nhiệt, làm dịu thần kinh và làm đẹp. Tuy nhiên, những người bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên dùng. Những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu khít không nên uống quá nhiều.
Cách uống tốt nhất: Hãm khoảng 10 bông hồng khô với nước nóng, có thể pha với mật ong.
Xem thêm: